Tiến trình trả bài viết trên lớp

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 108 - 110)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY

2.5. Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh thông qua tiết trả bài

2.5.2. Tiến trình trả bài viết trên lớp

Về cơ bản, một tiết trả bài thường được thực hiện theo các bước sau:

nhắc lại đề bài, phân tích các yêu cầu của đề, lập dàn ý, giáo viên nhận xét bài viết, chữa lỗi, trả bài, giải đáp thắc mắc, rút kinh nghiệm. Dựa trên các

bước chính của tiết trả bài cùng với yêu cầu cụ thể của bài viết theo hướng phản biện, chúng tơi đưa ra quy trình một tiết trả bài bao gồm các bước sau: Trong mỗi bước lại bao gồm nhiều bước nhỏ.

101

Trong bước này trước hết giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài. Sau đó giáo viên cùng học sinh cả lớp tiến hành phân tích đề và lập dàn ý cho bài viết. Ở bước này giáo viên và học sinh có thể dựa vào rubric mô tả các yêu cầu của bài viết kết hợp với việc xây dựng dàn ý cụ thể cho đề bài.

Bước này không chỉ có ý nghĩa lên bộ khung đáp án mà chính là lúc giáo viên tổ chức cho học sinh đối thoại về các luồng quan điểm, ý kiến về vấn đề nghị luận. Giáo viên sẽ đưa ra bảng thống kê đã chuẩn bị từ trước (Bảng 4 hoặc Bảng 5) để cho học sinh cả lớp thấy về cùng vấn đề này có

những luồng quan điểm ý kiến nào sau đó tiến hành cho học sinh đối thoại, tranh luận. Các cá nhân sẽ trình bày và bảo vệ quan điểm của mình, chỉ ra điểm thiếu sót của những quan điểm khác. Đây là khâu rất quan trọng trong tiết trả bài, chính là lúc học sinh tự đánh giá lại quan điểm của mình, nhận xét đánh giá quan điểm của người khác, thể hiện các năng lực cụ thể để bảo vệ quan điểm đã trình bày trong bài viết hoặc chỉnh sửa, nhìn nhận lại quan điểm của mình. Bên cạnh đó, học sinh cịn có thể đối thoại với quan điểm của chính giáo viên. Khi đó TDPB và NLPB của học sinh được thể hiện một cách rõ ràng nhất.

Giáo viên sẽ là người nêu ra, tổ chức đối thoại và khi đến một thời điểm mà giáo viên cho là thích hợp thì sẽ là người thống nhất các quan điểm trong lớp về vấn đề. Khi đó dàn ý cũng như đáp án cụ thể đã được thống nhất.

Bước 2: Chấm bài và nhận xét

Sau khi đã thống nhất được dàn ý và đáp án, giáo viên cho học sinh xem lại bảng rubric chấm, tiến hành cho học sinh đọc lại một bài ngẫu nhiên và cùng cả lớp “chấm mẫu” bài ngẫu nhiên đó. Bước này có ý nghĩa hướng dẫn học sinh cách chấm để có thể tự chấm lại bài của mình một lần nữa sau khi nhận bài. Bên cạnh đó, nó cịn có ý nghĩa tăng tính thuyết phục cho cơng việc cho điểm của giáo viên.

102

Sau đó, giáo viên tiến hành trả bài cho học sinh. Học sinh sau khi nhận bài, dựa trên bước “chấm mẫu” ở trên sẽ tiến hành chấm lại bài của mình một lần nữa, đối chiếu với lần tự chấm trước tiết trả bài để rút kinh nghiệm. Kết hợp với nhận xét của giáo viên trong bài viết, học sinh tiến hành tự chữa lỗi trong bài viết của mình. Với những lỗi nhiều học sinh mắc phải hoặc lỗi nghiêm trọng, giáo viên sẽ nêu lên và cùng cả lớp thống nhất cách sửa. Lưu ý trong bước này, giáo viên cũng chỉ dừng ở bước định hướng cách sửa, việc sửa chữa cụ thể sẽ yêu cầu học sinh tự tiến hành.

Sau khoảng thời gian học sinh đã tự xem lại bài của mình, giáo viên tiến hành nhận xét chung bài viết của cả lớp theo như bảng đã chuẩn bị từ trước (Bảng 3). Kết hợp với nhận xét chung, giáo viên có thể lấy những ví dụ minh chứng cho những ưu điểm hay những hạn chế tiêu biểu trong các bài viết cụ thể (không nhất thiết phải kèm tên học sinh) để học sinh nắm được cụ thể các lỗi hay học cách diễn đạt, cách viết tốt.

Sau bước này, nếu trong lớp phát sinh các thắc mắc về điểm số hay nội dung đáp án, bài viết, giáo viên sẽ tiến hành giải đáp thắc mắc.

Bước 3: Tổng kết

Giáo viên sẽ tổng lại một lần nữa những ưu điểm, nhược điểm bài viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. Không những thế, giáo viên còn rút kinh nghiệm cả cách thức, ý thức làm việc của học sinh trong tiết trả bài để tiết trả bài lần sau được hiệu quả. Nhắc nhở học sinh sửa những lỗi còn chưa kịp khắc phục. Cuối cùng một công việc quan trọng khơng kém là giáo viên khích lệ tinh thần, nhấn mạnh vào quá trình cố gắng của học sinh để học sinh có ý thức phấn đấu trong bài viết sau.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 108 - 110)