Mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bản và làm văn nghị luận văn học

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY

2.2. Hình thành năng lực đọc – hiểu văn bản theo hướng phản biện

2.2.1. Mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bản và làm văn nghị luận văn học

Mơn Ngữ văn là một mơn học tích hợp, nội dung kiến thức và kĩ năng của 3 phân môn là Văn học, tiếng Việt và Làm văn, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các văn bản văn học vừa là đối tượng của đọc – hiểu vừa là ngữ liệu phục vụ cho học phần Làm văn và Tiếng Việt. Các bài học trong làm văn thường dựa vào các văn bản văn học đã và đang học để hình thành kiến thức và kĩ năng. Nội dung và hình thức của các văn bản văn học trở thành đối tượng để ra đề làm văn trong các kì thi, kiểm tra. Đối tượng của bài văn NLVH là một ý kiến bàn về văn học trong đó có dùng các tác phẩm văn học để làm minh chứng hoặc một tác phẩm, một đoạn trích thơ hoặc văn xi. Do đó, cách hiểu của học sinh về tác phẩm, văn bản văn học sẽ là tác động rất lớn đến nội dung và phương pháp làm văn của học sinh.

Thế nào là đọc – hiểu theo hướng phản biện? Đó là hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu, làm việc với văn bản. Học sinh được chủ động, phát huy cá tính trong việc cảm thụ, lý giải, liên tưởng và tưởng tượng.

Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Thanh, môn Ngữ văn không chỉ nhằm giúp HS hình thành và phát triển năng lực đọc - hiểu các văn bản theo thể loại với phương tiện biểu đạt là ngơn ngữ, mà cịn hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu các loại văn bản với các phương tiện biểu đạt đa dạng, sử dụng nhiều yếu tố phi ngôn ngữ (sơ đồ, bản đồ, biểu bảng, hình ảnh…). Nội dung thơng tin trong các văn bản đọc hết sức phong phú, có liên quan đến nhiều lĩnh vực cuộc sống và nhiều môn học khác, do vậy, cần chú ý đến những vấn đề liên

55

môn trong việc dạy đọc - hiểu, đồng thời cần giúp học sinh có phương pháp đọc, khả năng tự tìm kiếm nguồn thơng tin đa dạng của cuộc sống để đáp ứng năng lực, sở thích của cá nhân [9, tr.198].

Khi học sinh đã tiếp nhận văn bản theo hướng phản biện thì như một tất yếu, bài làm văn NLVH của học sinh sẽ trình bày lại những quan điểm, lý giải, cách hiểu riêng đó. Nghĩa là muốn làm văn theo hướng phản biện là học sinh phải bắt đầu từ đọc – hiểu một cách chủ động, có những suy nghĩ riêng. Hình thành và phát triển TDPB và NLPB trong đọc – hiểu hay trong làm văn cũng chính là hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của người học qua môn Ngữ văn. Khi phát triển TDPB và NLPB, ta đã chạm tới yêu cầu ở mức độ cao đối với năng lực của HS, giúp cho các em hồn thiện mình hơn khi bước vào cuộc sống.

Việc đề ra các biện pháp phát huy năng lực đọc – hiểu cho học sinh theo hướng phản biện là cả một sự dày công nghiên cứu về lý thuyết và các kỹ năng. Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài này, với trọng tâm là đề xuất các biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài NLVH theo thướng hình thành NLPB trong đó đọc - hiểu văn bản là một bước đệm thì chúng tơi xin đề xuất một vài biện pháp chính, đã áp dụng và đã cho thấy hiệu quả. Các vấn đề lý luận chuyên sâu, các biện pháp giúp học sinh đọc – hiểu theo hướng phản biện đã và sẽ được giới thiệu trong các cơng trình nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)