CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY
2.3. Các biện pháp phát triển TDPB trong việc tạo lập bài viết NLVH
2.3.1. Nguyên tắc tạo lập văn bản NLVH theo hướng phản biện
2.3.1.1. Nguyên tắc tích hợp với hai phân mơn gần: Đọc – hiểu và Tiếng Việt
Làm văn NLVH là một phân mơn mang tính thực hành tổng hợp cao nhất. Xét trong tính q trình thì đây là khâu nhận diện, đánh giá quá trình dạy và học Ngữ văn trong đó có dạy và học đọc – hiểu văn bản, tiếng Việt. Kiến thức và kĩ năng của hai phân môn đọc – hiểu và tiếng Việt là “nguyên liệu” đầu vào để hình thành một bài văn NLVH. Chính vì thế khi làm văn, người viết bắt buộc phải tích hợp kiến thức và kĩ năng của hai phân môn trên. Văn bản văn học vừa là đối tượng, vừa tạo nên nội dung cho bài văn nghị luận; các kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt (từ, câu, biện pháp tu từ, liên kết…) là công cụ để người viết tạo lập một bài văn NLVH đạt hiệu quả cao. Ngược lại, thông qua làm văn mà học sinh càng khắc sâu hơn kiến thức về đọc – hiểu thậm chí
65
phát hiện ra những nội dung, nảy sinh những tình cảm mới mà khâu đọc – hiểu chưa có, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Tích hợp khơng phải là một phép cộng đơn giản mà là sự phối hợp vận dụng, gắn bó hữu cơ, hỗ trợ nhau tùy mức độ đậm nhạt ở từng phần, từng thời điểm. Điều này đòi hỏi người viết phải có một quá trình rèn luyện để dần ngày càng thành thạo hơn.
2.3.1.2. Nguyên tắc kết hợp các TTLL
Một bài văn nghị luận nói chung hay NLVH nói riêng khơng bao giở chỉ sử dụng một hay hai TTLL mà cần và bắt buộc phải có sự kết của nhiều TTLL. Sự hấp dẫn, chính xác của nội dung nghị luận được thể hiện trong từng TTLL. Tính logic, chặt chẽ, mạch lạc, thuyết phục của bài văn nghị luận lại thể hiện ở việc kết hợp nhuần nhuyễn các TTLL. Nếu đọc – hiểu giúp bài văn NLVH trở nên “có ý” thì việc sử dụng các TTLL hiệu quả giúp bài văn trở nên “có lý”. Việc xây dựng một lập luận chặt chẽ, thuyết phục trong đó có chứa các TTLL tạo nên xương sống cho bài viết.
Trong chương trình Ngữ văn 11 và chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học và luyện tập tác TTLL: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Mỗi một TTLL lại có một đặc điểm, vị trí, vai trị riêng trong bài văn NLVH. TTLL phân tích giúp người viết phân chia đối tượng để tìm hiểu đặc điểm nội tại cũng như tổng thể của đối tượng; TTLL so sánh giúp làm rõ đặc điểm của đối tượng trong mối tương quan với đối tượng khác; TTLL bác bỏ rất cần thiết trong bài văn NLVH khi phủ định một quan điểm mà người viết cho là sai lầm và cuối cùng thao tác bình luận giúp người viết đưa ra những đánh giá về đối tượng nghị luận. Nếu bài viết chỉ sử dụng một thao tác đơn lẻ sẽ khiến người viết lúng túng, thụ động, giới hạn phạm vi diễn đạt của mình; thậm chí bố cục bài viết trở lên lỏng lẻo, diễn đạt ý nghèo nàn, sơ sài và đơn điệu.
Tuy nhiên, không phải ở mọi bài viết mà người viết vận dụng đủ các TTLL trên với một mức độ như nhau. Tùy theo yêu cầu của đề bài, của vấn đề
66
nghị luận mà người viết lựa chọn các TTLL cho phù hợp cũng như tần suất sử dụng từng TTLL riêng lẻ. Muốn thực hiện được sự kết hợp các TTLL, người tạo lập văn bản cần nắm vững từng TTLL; mục đích và cách sử dụng từng thao tác. Tiếp đó, cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu và có quan điểm rõ ràng đối với vấn đề đó trước khi kết hợp. Khi lựa chọn các thao tác kết hợp, trong đó cần có một TTLL chủ đạo, các TTLL cịn lại đóng vai trị hỗ trợ trong quá trình lập luận.
2.3.1.3. Nguyên tắc vận dụng vốn sống, tư tưởng, tình cảm và nhân cách của người viết trong bài viết
Một bài văn NLVH khơng chỉ có tính khoa học mà cịn có tính nghệ thuật và tính cá nhân trong đó. Khi làm văn NLVH học sinh, nhất là những đối tượng có năng lực cảm thu và viết tốt, cịn có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, vốn sống, tình cảm, sự sáng tạo… Nó là nhu cầu tự nhiên của người viết.
Việc thể hiện con người cá nhân của người viết không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yêu cầu khi làm văn NLVH. Một học sinh giàu về vốn sống, về trải nghiệm thì sẽ thấu hiểu sâu sắc hồn cảnh, số phận, tâm tư tình cảm của nhân vật, của nhà văn nhà thơ. Khi học sinh trình bày cảm nhận về một tác phẩm, một nhân vật, một hình ảnh… cũng là lúc học sinh thực hiện q trình tiếp nhận. Sự tiếp nhận đó sâu sắc đến đâu phụ thuộc vào vốn sống của học sinh. Thậm chí, học sinh hồn tồn có thể là một bạn đọc sáng tạo khi phát hiện thêm những nét nghĩa mới, giá trị mới cho tác phẩm trong quá trình làm văn khi có một vốn sống phong phú.
Linh hồn, sự lơi cuốn của bài viết cịn được tạo nên từ tình yêu, sự căm ghét hay phẫn nộ, đau xót… của người viết thể hiện trong bài viết. Đó là tình cảm của người viết về đối tượng nghị luận. Một bài viết NLVH sẽ trở nên khô cứng, trở thành một sự “trả bài” khơng hồn khi khơng có tình cảm của người viết. Ngược lại, thông qua việc viết văn mà học sinh được bồi đắp thêm cả về nhận thức lẫn tình cảm, hồn thiện nhân cách.
67
Trong bài viết, người viết còn thể hiện rõ lập trường tư tưởng của mình khi lên án những thế lực xấu, bênh vực bảo vệ con người hay phê phán, phủ định những cách hiểu sai lầm, thiếu sót về một đối tượng nghị luận. Khi muốn phản biện là học sinh phải thể hiện một tư tưởng rõ ràng, thống nhất.
Rõ ràng, chúng ta phải thừa nhận rằng: Đằng sau mỗi câu chữ là hình ảnh một con người, một nhân cách, một quan niệm sống, một thái độ sống. Và tác dụng của việc rèn luyện tư tưởng, lập trường, quan điểm, lối sống qua bài làm văn NLVH cũng là ở chỗ đó.
2.3.2. Hướng dẫn các bước, các biện pháp làm một bài văn NLVH theo hướng phản biện hướng phản biện
Để xây dựng một bài văn NLVH, học sinh phải trải qua nhiều bước có mối quan hệ tầng bậc với nhau (mục 1.1.4.4). Các bước đó thường là:
- Bước 1: Phân tích đề, định hướng bài viết - Bước 2: lập dàn ý/ đề cương
- Bước 3. Tạo lập văn bản nghị luận
Tuy nhiên với bài viết NLVH theo hướng phản biện thì khi tiến hành các bước, ngoài các lưu ý như khi làm bài văn NLVH thơng thường, thì cần chú ý thêm một số vấn đề. Chúng tôi đưa ra một số biện pháp để học sinh có thể làm tốt các bác khi xây dựng một vài văn VH theo hướng phản biện.
2.3.2.1. Biện pháp giúp học sinh xác định vấn đề nghị luận, định hướng bài viết (bước 1)
Trên thực tế học sinh thường coi nhẹ và bỏ qua bước 1 và bước 2. Đây là 2 bước cực kỳ quan trọng, là bước định hướng cho cả bải viết. Phân tích đề đúng hướng, lập dàn ý đúng hướng thì cả bài viết sẽ khơng rơi vào tình trạng lạc đề, k sát đề, sót ý… hay phân phối thời gian viết bài khơng hợp lý. Giáo viên cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng của 2 bước này đồng thời đưa ra các “công cụ” để học sinh tự làm việc với một đề văn đưa ra.
68
Các đề văn được xây dựng nhằm phát triển TDPB cho học sinh thường chỉ có chỉ dẫn về nội dung nghị luận, khơng có chỉ dẫn về kiểu bài và TTLL (Chẳng hạn: đề khơng nêu u cầu phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận...). Chính vì thế, việc xác định vấn đề nghị luận, các TTLL… sẽ khó khăn hơn khi học sinh viết các bài văn ở dạng đề truyền thống có chỉ dẫn rõ ràng về cả nội dung, kiểu bài, TTLL.
Để phân tích các dạng đề này, cần làm rõ các ý sau:
- Đề bài thuộc kiểu bài nào? (nghị luận một tác phẩm/đoạn trích văn xi, nghị luận một tác phẩm/đoạn trích thơ, so sánh, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học…), cấp độ nghị luận là gì?
- Nội dung nghị luận trọng tâm của đề bài là gì?
- Phạm vi kiến thức cần huy động? (về tác phẩm, tác giả, phạm vi dẫn chứng?)
- Bài viết sẽ sử dụng những TTLL nào, thao tác nào chính, thao tác nào là phụ?
- Quan điểm cá nhân về vấn đề, nội dung nghị luận là gì?
Nếu như phân tích kiểu bài, nội dung nghị luận, kiến thức, TTLL là thao tác cần thiết khi làm bất kỳ dạng đề NLVH nào thì ở những dạng đề có tính chất phản biện học sinh không chỉ cần trả lời được những nội dung phân tích trên mà cịn cần có quan điểm, ý kiến riêng về đối tượng, cần có một vốn hiểu biết sâu sắc để nhìn nhận đối tượng trong tính đa chiều, phát huy tối đa cái nhìn chủ quan trên cơ sở những phản biện khoa học khách quan. Mục đích cuối cùng của một bài viết theo hướng phản biện là mình bạch và thuyết phục về quan điểm. Vì vậy quan điểm rõ ràng về đối tượng nghị luận trong khâu phân tích đề bài là điểm riêng, điểm tối quan trong khi học sinh viết bài NLVH theo hướng phản biện.
Ví dụ chúng ta phân tích các đề bài đã giới thiệu ở mục 2.1.4 như sau:
69
Ngục quản cảm động, vái tên tù một vái và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào:
- Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.
Hạnh động bái lĩnh tử tù đã hạ thấp hay nâng cao nhân cách của viên quản ngục?
Đề 2: Để bảo vệ quan điểm của mình về đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo
ra khỏi chương trình sách giáo khoa, Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia), cho rằng “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách q thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như vậy thì trẻ sẽ học được gì? Tơi khơng tin là học trị đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”. (Nguồn https://laodong.vn, ngày 8/12/2017)
Trong khi đó một ý kiến khác thì lại cho rằng “Chí là phường ơ lại, chí
rất thơ thiển, vô học, lưu manh, nhưng trong mỗi con người đều có những phần còn lại là thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn, cái mà nguời ta cần khơi dậy, cần được tìm thấy và cần được trở thành.” (Luân Lê – nguồn
http://dantri.com.vn, ngày 07/12/2017)
Bằng những hiểu biết về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên.
(Đề thi Học sinh giỏi lớp 11 – Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông – Quảng Nam – năm học 2017 - 2018)
Đề 3: Có ý kiến cho rằng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là
bức tranh ngoại cảnh. Bên cạnh đó lại có ý kiến cho rằng cả bài thơ là bức tranh tâm cảnh. Hãy bày tỏ quan điểm của anh/chị qua 2 khổ thơ sau:
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
70
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây, Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục)
Đề 4: Bằng tác phẩm Hai đứa trẻ và những tác phẩm của Thạch Lam mang anh/chị được biết, hãy trả lời cho câu hỏi Thạch Lam là nhà văn hiện thực hay một nhà văn lãng mạn?
Đề 5: Nhận xét về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, có ý kiến
cho rằng: "Đọc các tác phẩm văm chương ấy, người đọc như lạc vào trong một buổi chiều hồng hơn ảm đạm, u buồn. Song từ cái bóng đen của đêm tối đang loang lổ kia vẫn thấy chút ấm lòng bởi cái ánh sáng của niềm tin, sự hi vọng còn le lói." Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó khơng? Vì sao?
Đề Kiểu bài Nội dung NL Phạm vi kiến thức Các TTLL Quan điểm 1 NL 1 chi tiết Hành động bái lĩnh tử tù của viên quản ngục Tác giả Nguyễn Tuân Tác phẩm Chữ người tử tù Phân tích, bình luận Hành động thể hiện nhân cách cao đẹp của viên quản ngục 2 NL về 1 nhân vật Nhân vật Chí Phèo Tác giả Nam Cao Tác phẩm Chí Phèo Phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ, chứng minh Bản chất Chí Phèo là con người lương thiên, sự tha hóa chủ yếu do xã hội
71 tác động 3 NL về 1 đoạn tác phẩm 2 khổ thơ đầu bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ Tác giả Hàn Mặc Tử Tác phẩm Đây thơn Vĩ Dạ Phân tích, so sánh, bình luận 2 khổ thơ vừa là ngoại cảnh vừa là tâm cảnh 4 NL về 1 phong cách tác giả Phong cách nghệ thuật Thạch Lam Tác giả Thạch Lam Đặc điểm về nội dung và hình thức Hai đứa trẻ Phân tích, bình luận Thạch Lam là một ngòi bút đặc biệt, là sự hòa trộn của cả bút pháp hiện thực và lãng mạn 5 NLPB về 1 giai đoạn văn học Nội dung văn học VN giai đoạn 1930 - 1945 Các tác giả và sáng tác của giai đoạn văn học 1930 - 1945 Giải thích, phân tích, so sánh, bình luận Đồng tình với ý kiến.
2.3.2.2. Biện pháp hướng dẫn xây dựng dàn ý bài văn NLVH theo hướng phản biện (bước 2)
Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo các nguồn tài liệu đặc biệt là đáp án các đề thi học sinh giỏi, kỳ thi THPT Quốc gia, chúng tôi đề xuất dàn ý khái quát các kiểu bài NLVH ở các cấp độ khác nhau theo hướng phản biện như sau:
* Dàn ý chung của bài viết NLVH theo hướng phản biện
(1) Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng nghị luận
- Giới thiệu các quan điểm về đối tượng nghị luận đã nêu trong đề bài - Khái quát chung quan điểm về đối tượng nghị luận (có thể có)
72
- Giải thích những ý kiến bàn về đối tượng (nếu có)
- Phân tích đối tượng nghị luận: Tùy vào đối tượng nghị luận (chi tiết, nhân vật…) mà có những hướng phân tích khác nhau
- Nêu quan điểm cá nhân về đối tượng nghị luận (gồm cả lí lẽ, dẫn chứng): + Phân tích, đánh giá, so sánh mặt đúng, hạn chế của các quan điểm bàn về đối tượng: biết so sánh đồng đại, lịch đại; đặt vấn đề trong bối cảnh – xem xét vấn đề ở nhiều góc nhìn
+ Đặt ra các câu hỏi/ giả thiết.
+ Đưa những lý giải, nhận định riêng của cá nhân về đối tượng nghị luận
(3) Kết bài
Kết luận chung về đối tượng
* Hướng dẫn xây dựng dàn ý các dạng đề cụ thể
Trên cơ sở kết cấu chung, chúng tôi đề xuất dàn ý các kiểu bài cụ thể cho từng cấp độ nghị luận và tiến hành chữa các đề cụ thể đã nêu: nghị luận một chi tiết (Đề 1), nghị luận về một nhân vật (Đề 2), nghị luận về một đoạn trích (Đề 3), nghị luận về một phong cách tác giả (Đề 4), nghị luận về một giai đoạn văn học (Đề 5)
* Dàn ý nghị luận về một chi tiết theo hướng phản biện
Dàn ý Chữa đề 1
(1) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu, trích dẫn chi tiết trong đề bài
- Giới thiệu các quan điểm/ ý kiến về chi tiết
- Khái quát chung quan điểm của cá nhân về chi tiết/ đặt câu hỏi gợi mở
(1) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù
- Giới thiệu nhân vật viên quản ngục, trích dẫn chi tiết trong đề