Biện pháp phát triển TDPB trong dạy học đọ c hiểu văn bản cho học

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 63 - 72)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY

2.2. Hình thành năng lực đọc – hiểu văn bản theo hướng phản biện

2.2.2. Biện pháp phát triển TDPB trong dạy học đọ c hiểu văn bản cho học

sinh lớp 11

2.2.2.1. Biện pháp giúp học sinh tự đọc – hiểu văn bản trước khi đến lớp

* Hướng dẫn học sinh đọc trước tác phẩm

Đọc là công việc đầu tiên cần phải làm khi tiếp xúc với một tác phẩm. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên khi đọc phải cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ chứ không chỉ là đọc không ngữ điệu, khơng cảm

56

xúc…Nhưng có một thực tế là học sinh của chúng ta phần lớn chưa biết cách đọc, nhất là khi tự đọc ở nhà. Hoặc học sinh rất coi nhẹ việc đọc. Vì thế giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy vai trò của việc đọc cũng như hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà. Giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều cách như đọc mẫu (toàn tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, chọn mỗi thể loại một tác phẩm tiêu biểu để đọc…) hoặc cho học sinh nghe các clip đọc tiêu biểu, có tính nghệ thuật. Giáo viên cũng có thể kiểm tra, chỉnh sửa việc đọc cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh đọc bài trên lớp hoặc yêu cầu học sinh ghi âm/ghi video để gửi cho giáo viên.

Với quan điểm đề cao sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận văn bản thì việc học sinh làm việc với văn bản trước khi đến lớp là một yêu cầu rất quan trọng. Đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học nhưng nó như là một u cầu đặc thù với mơn Văn. Có một sự chuẩn bị bài tốt thì học sinh mới làm việc hiệu quả và lĩnh hội kiến thức tốt trong quá trình đọc – hiểu văn bản trên lớp, có kiến thức để tự tin tham gia đối thoại về tác phẩm. Học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì ngồi việc đọc cần có một hệ thống câu hỏi để tự tìm hiểu tác phẩm.

* Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi

Ngoài hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, chúng tôi đề xuất hệ thống câu hỏi soạn bài theo đặc trưng thể loại, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh như một công cụ để tự làm việc với văn bản, hướng tới phát huy năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh.

Hệ thống câu hỏi tìm hiểu các văn bản tự sự

Dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế và tham khảo các nguồn tài liệu, đặc biệt là bài viết Đề xuất hệ thống câu hỏi dạy học đọc –

hiểu văn bản tự sự theo định hướng phát triển năng lực của tác giả Nguyễn

Thị Ngọc Thúy đăng trên Tạp chí khoa học (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) [ 14, tr.145], chúng tơi đưa ra hệ thống các câu hỏi sau:

57

Các giai đoạn Nội dung câu hỏi

Trước khi tìm hiểu nội dung văn bản

1. Cuộc đời, sự nghiệp, các giai đoạn sáng tác, đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn?

2. Thời đại, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của văn bản, những tác phẩm cùng thể loại của tác giả?

3. Trước khi học em đã được nghe đến, đọc đến những tài liệu nào liên quan đến văn bản hay khơng? Em đã biết gì về văn bản sắp học?

4. Mục đích khi làm việc với văn bản: em tìm hiểu tác phẩm này với mục đích gì? Em có cảm thấy hứng thú với các tác phẩm của tác giả này không? Em mong chờ điều gì khi tìm hiểu tác phẩm?

Sau khi đã đọc nội dung văn bản

1. Câu hỏi khái quát tác phẩm: Đề tài, chủ đề của tác phẩm? Tại sao văn bản lại có nhan đề như vậy?

2. Câu hỏi tái hiện văn bản: em hãy hình dung và mơ tả lại thiên nhiên/ cuộc sống/ nhân vật theo trí tưởng tượng của mình? Đâu là nhân vật trung tâm/chính/phụ, sự kiện hình ảnh nào là quan trọng nhất trong văn bản?

3. Câu hỏi suy luận về ý nghĩa của các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản: nhân vật trong tác phẩm có số phận và phẩm chất như thế nào? Chi tiết, sự kiện nào trong tác phẩm giúp em biết điều đó? Ý nghĩa của chi tiết, sự việc, dấu câu…? Có nhân vật, chi tiết… nào em đặc biệt thích khơng, vì sao? Chi tiết, hình ảnh… nào trong tác phẩm mà em chưa hiểu?

4. Câu hỏi liên hệ văn bản với các văn bản khác: chi tiết, sự việc, nhân vật… trong tác phẩm này có thể liên tưởng tới chi tiết, sự việc, nhân vật… trong tác phẩm

58

nào khác (kể cả các loại hình nghệ thuật khác)? Giữa các chi tiết, sự việc đó có gì giống và khác nhau?

5. Câu hỏi liên hệ văn bản với cuộc sống thực tế của học sinh: sự kiện, chi tiết… trong tác phẩm có điểm gì giống cuộc sống của em? Nếu em là nhân vật trong tác phẩm thì em sẽ cảm thấy gì, làm gì?

6. Câu hỏi đánh giá về giá trị của tác phẩm: thông qua văn bản, tác giả phản ánh vấn đề gì về hiện thực đương thời, về hoàn cảnh, số phận con người? Tác giả muốn đề cao, bênh vực ai? Tố cáo, phê phán ai, điều gì? So với các tác phẩm khác cùng tác giả và khác tác giả, cùng thời đại và khác thời đại, cách kể truyện của tác phẩm này có gì đặc biệt (cách mở đầu, kết thúc, giọng điệu…)?

7. Câu hỏi vận dụng: văn bản này giúp em hiểu thêm điều gì về cuộc sống và con người? Tác phẩm có để lại điều gì cho em bài học ứng xử với chính bản thân và xã hội hay khơng?

8. Câu hỏi đánh giá q trình đọc – hiểu: sau quá trình tìm hiều, sự hứng thú của em với tác phẩm và tác giả có thay đổi gì? Ngồi mục đích ban đầu, em có thêm mục đích gì khác khi tìm hiểu tác phẩm này? Em có mong muốn tìm đọc thêm các tác phẩm khác cùng tác giả, cùng thời kỳ, cùng đề tài khơng? Em mong chờ điều gì trong tiết học trên lớp về tác phẩm này?

59

Hệ thống câu hỏi tìm hiểu các văn bản trữ tình

Dựa trên cơ sở các câu hỏi đọc – hiểu văn bản tự sự cùng với thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đề xuất hệ thống các câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trữ tình như sau:

Các giai đoạn Nội dung câu hỏi

Trước khi tìm hiểu nội dung văn bản

1. Cuộc đời, sự nghiệp, các giai đoạn sáng tác, đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn?

2. Thời đại, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của văn bản, những tác phẩm cùng đề tài của tác giả?

3. Trước khi học em đã được nghe đến, đọc đến những tài liệu nào liên quan đến văn bản hay không? Em đã biết gì về văn bản sắp học?

4. Mục đích khi làm việc với văn bản: em tìm hiểu tác phẩm này với mục đích gì? Em có cảm thấy hứng thú với các tác phẩm của tác giả này khơng? Em mong chờ điều gì khi tìm hiểu tác phẩm?

Sau khi đã đọc nội dung văn bản

1. Câu hỏi khái quát tác phẩm: Đề tài, chủ đề của tác phẩm? Ý nghĩa nhan đề tác phẩm? Thể thơ? Mạch lạc cảm xúc của tác phẩm (các phần, nội dung cảm xúc của từng phần), xác định chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình của tác phẩm?

3. Câu hỏi suy luận về ý nghĩa của các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản: Giải thích ý nghĩa cơ bản của các yếu tố hình thức của bài thơ (hình ảnh, biện pháp tu từ, dấu câu, ngắt nghỉ, viết hoa…); Phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa nội dung và hình thức: hình thức đó có tác dụng biểu đạt nội dung như thế nào? Có những nét nghĩa nào trong cùng một hình thức thể hiện? Nếu thay đổi bằng hình thức khác

60

thì nội dung biểu đạt có thay đổi khơng (miêu tả sự vật, sự việc, cảm xúc của nhân vật trữ tình)? Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

4. Câu hỏi liên hệ văn bản với các văn bản khác: hình ảnh, biện pháp tu từ… trong tác phẩm này có thể liên tưởng tới hình ảnh, biện pháp nghệ thuật… trong tác phẩm nào khác? Giữa các hình đó có gì giống và khác nhau về cách thức miêu tả, ý nghĩa?

5. Câu hỏi liên hệ văn bản với cuộc sống thực tế của học sinh: hình ảnh, cảm xúc… trong tác phẩm có điểm gì giống với cuộc sống, cảm xúc của em?

6. Câu hỏi đánh giá về giá trị của tác phẩm: thông qua văn bản, tác giả phản ánh vấn đề gì về đời sống, con người? Tác giả muốn đề cao, bênh vực ai? Tố cáo, phê phán ai, điều gì? So với các tác phẩm khác cùng tác giả và khác tác giả, cùng thời đại và khác thời đại, nghệ thuật của tác phẩm này có gì đặc biệt (kết cấu, hình ảnh, giọng điệu…)?

7. Câu hỏi vận dụng: văn bản này giúp em hiểu thêm điều gì về cuộc sống và con người? Tác phẩm có để lại điều gì cho em bài học ứng xử với chính bản thân và xã hội hay không?

8. Câu hỏi đánh giá quá trình đọc – hiểu: sau quá trình tìm hiều, sự hứng thú của em với tác phẩm và tác giả có thay đổi gì? Ngồi mục đích ban đầu, em có thêm mục đích gì khác khi tìm hiểu tác phẩm này? Em có mong muốn tìm đọc thêm các tác phẩm khác cùng tác giả, cùng thời kỳ, cùng đề tài không? Em mong chờ điều gì trong tiết học

61 trên lớp về tác phẩm này?

Cùng với hệ thống câu hỏi và bài tập cuối sách giáo khoa, chúng tôi mong rằng các câu hỏi trên sẽ là một công cụ trợ giúp học sinh trong quá trình tự đọc – hiểu văn bản theo hướng hình thành và phát triển NLPB cho học sinh.

2.2.2.2. Biện pháp giúp học sinh đọc – hiểu văn bản trong tiết học bằng việc xây dựng tình huống phản biện

Văn bản văn học là loại hình nghệ thuật có tính đa nghĩa, là những “kết cấu vẫy gọi” luôn hướng tới những “người đọc tiềm ẩn” mở ra khả năng “tạo tình huống có vấn đề'. Vì thế, khi dạy học đọc – hiểu văn bản, giáo viên phải khơi gợi được những tình huống có vấn đề để học sinh “giải mã” qua đó khám phá tác phẩm văn học. Xây dựng những tình huống như vậy trong tiết học sẽ kích thích sự tò mò, khơi gợi nhu cầu giao tiếp đối thoại… của học sinh một cách tự nhiên. Phương pháp nêu vấn đề này có thể áp dụng trong mọi thời điểm của tiết học như vào bài – tạo tâm thế, trong quá trình đọc – hiểu văn bản hoặc tổng kết cuối tiết học.

* Các kiểu tình huống có vấn đề có thể áp dụng trong đọc – hiểu văn bản: Dựa trên cở sở thực tế giảng dạy và tham khảo các nguồn tài liệu, chúng

tơi đề xuất một số kiểu tình huống sau:

Tình huống nêu lên những nghịch lý về mặt nhận thức: Đây là tình huống nêu lên những vấn đề dường như không phù hợp với nhận thức, logic, thực tiễn vốn đã được công nhận trong thực tế. Tức là ở đó chứa đựng mâu thuẫn với nhận thức thông thường, tạo nên sự hoài nghi, thắc mắc cho học sinh. Từ đó giáo viên dẫn dắt để học sinh lý giải được sự bất hợp lý đó, học sinh phải suy luận, phản biện để tìm ra được cốt yếu căn nguyên của vấn đề.

Ví dụ: Tang gia thường đau thương và bối rối vậy mà có những đám tang lại mang một khơng khí hạnh phúc, vui vẻ. Em nghĩ rằng mình đã gặp

62

một khung cảnh như vậy bao giờ chưa? Từ đó, giáo viên đẫn dắt vào đoạn

trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).

Tình huống giải thích: Đây là loại tình huống mà giáo viên nêu lên một

hiện tượng, một vấn đề mà học sinh cần phải lý giải nó dựa trên tri thức khoa học, có cơ sở, có tính thuyết phục. Tình huống lí giải - giải thích có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi nó gắn liền với những câu nói của các nhân vật, có khi yêu cầu đưa ra các lí lẽ, quan điểm lập luận để chứng minh cho một ý kiến, có thể là ý kiến của tác giả, hoặc suy nghĩ hay một lựa chọn nào đó của các nhân vật. Mục đích cuối cùng là dựa trên những hiểu biết về tác phẩm và kiến thức thực tế để lí giải cho vấn đề còn đang thắc mắc, băn khoăn chưa tìm lời giải đáp.

Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Chí Phèo, mở đầu tiết học nói về diễn biến tâm lý của Chí khi gặp Thị Nở, giáo viên có thể nêu vấn đề: Tại sao tác giả Nam Cao lại cố tình tơ đậm ấn tượng về một cơ Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ hờn”. Em hãy lý giải vấn đề đó? Khi đó học sinh phải lý giải vấn đề tại sao

Thị Nở được xây dựng xấu xí như thế, việc xây dựng Thị Nở xấu xí có ý nghĩa gì trong việc thể hiện bi kịch nhân vật và tư tưởng nhà văn.

Tình huống lựa chọn: giáo viên nêu lên nhiều phương án lựa chọn mà

các phương án đó đều chứa đựng cả sự hợp lý và bất hợp lý. Học sinh sẽ lựa chọn phương án mình cho là đúng nhất dựa trên những căn cứ. Khi đó tự bên trong học sinh đã có một sự phân tích, đấu tranh, lựa chọn: Tại sao lại lựa chọn phương án này? Cái nào là đúng nhất? Khi đã tự thuyết phục được bản thân, học sinh phải tiến hành đưa ra các lí lẽ để thuyết phục người khác, qua đó kích thích TDPB cho người học.

Ví dụ: Trong dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Như

Tô – Nguyễn Huy Tưởng), giáo viên có thể nêu vấn đề: Vũ Như Tô đáng

63

các lý giải riêng và phải thuyết phục người nghe bằng việc đưa ra các lí lẽ và tranh luận với các quan điểm khác.

Tình huống phản bác: Đây là tình huống mà giáo viên đưa ra một ý

kiến mà khơng phải ai cũng đồng tình. Học sinh tiến hành bác bỏ và chứng minh ý kiến đưa ra làc sai lầm và có thể đưa ra quan điểm đúng đắn, thuyết phục người nghe tin tưởng vào quan điểm của mình.

Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Thương vợ (Trần Tế Xương), giáo viên có thể nêu lên vấn đề: Có ý kiến cho rằng bài thơ này chỉ là những lời nói sng của

một người chồng thờ ơ, vô trách nhiệm. Em có đồng tình với ý kiến trên khơng? Học sinh khi trình bày quan điểm khơng đồng tình phải lý giải bằng

việc phân tích được nội dung và các tín hiệu nghệ thuật của bài thơ.

* Các bước xây dựng tình huống có vấn đề Bước 1: Chuẩn bị

Trong bước này, giáo viên trước khi xây dựng một tình huống cần xác định được mục tiêu của bài học là gì (cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ) để từ đó xây dựng tình huống đi vào trọng tâm vấn đề. Vì mục đích của việc dạy học nói chung, xây dựng tình huống nói riêng là làm thay đổi người học. Xây dựng tình huống bám sát mục tiêu bài học thì tình huống mới có giá trị.

Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên sẽ đến khâu lên ý tưởng cho tình huống. Đầu tiên là lên ý tưởng về nội dung của tình huống. Sau đó là lên ý tưởng cách thức thể hiện tình huống (bằng lời dẫn, bằng một câu chuyện… dẫn bằng lời trực tiếp hoặc dưới dạng clip v…v…). Thứ ba, giáo viên cũng cần phải lên ý tưởng về thời điểm nêu lên tình huống, có thể giao nhiệm vụ tìm hiểu trước, hoặc sẽ nêu bất ngờ đầu tiết học khi giáo viên muốn rèn luyện phản xạ nhanh và khắc sâu kiến thức bài học cho HS. Tùy theo từng yêu cầu và mục tiêu bài học GV có những sự lựa chọn phù hợp.

Khi xây dựng tình huống để dạy học, giáo viên cũng cần chú ý đến các yếu tố khách quan như tương quan giữa thời gian và dung lượng của bài học;

64

trình độ của học sinh mà xây dựng những tình huống khó hay dễ, đơn giản

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)