Giai đoạn trước giờ trả bài làm văn

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY

2.5. Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh thông qua tiết trả bài

2.5.1. Giai đoạn trước giờ trả bài làm văn

Để chuẩn bị tiến hành tiết trả bài được hiệu quả, giáo viên cần tiến hành các công việc sau:

Thứ nhất, trước giờ trả bài ít nhất 1 ngày, giáo viên bằng một kênh nào

đó phải cơng khai bảng rubic chấm cho học sinh để học sinh nắm được trước các yêu cầu cần đạt của bài viết từ đó tự đánh giá bài viết của mình trước giờ trả bài chính thức. Thậm chí, nếu co thể, giáo viên cịn có thể sao lại bài viết của học sinh, phát lại để học sinh “tự chấm” bài viết của mình. Đây là bước học sinh tự đánh giá trước khi nhận sự đánh giá của giáo viên và học sinh khác. Qua nhiều lần tự đánh giá, bản thân kĩ năng tự đánh giá và thái độ đánh gia công tâm của học sinh sẽ được cải thiện.

Thứ hai, chấm điểm và nhận xét bài làm của từng học sinh theo như

mục 2.4 đã trình bày.

Thứ ba, giáo viên tiến hành lập bảng thống kê khái quát về tình hình

chung bài viết của lớp theo đúng như bảng dưới đây. Về chất lượng cụ thể của bài viết theo các yêu cầu cụ thể trong Rubric, những bài có các mục đạt từ mức điểm trung bình trở lên sẽ xếp vào mục “Đạt”, dưới điểm trung bình sẽ là “Chưa đạt”. Tiếp theo theo giáo viên sẽ đánh giá chất lượng bài viết của cả lớp theo điểm số ở các mức: Giỏi, Khá, Trung bình và Dưới trung bình. Cuối cùng, giáo viên sẽ đưa ra lời nhận xét chung về bài viết của lớp trên các mục: ưu điểm, nhược điểm và sự tiến bộ so với các bài viết trước. Nếu việc chấm điểm và nhận xét bài viết của từng học sinh có ý nghĩa đánh giá cá nhân học sinh thì việc lập bảng thống kê giúp giáo viên nắm được một cách tổng thể năng lực chung của cả lớp, về tình hình tiến bộ của lớp từ đó có những phương án điều chỉnh hợp lý.

99

Bảng 2.3: Bảng thống kê, đánh giá chất lượng bài viết

Đánh giá chất lượng bài viết theo các yêu cầu cụ thể Nội dung nhận xét Đạt Chưa đạt

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Nội dung Xác định vấn đề NL Quan điểm về vấn đề NL Lập luận Tính phản biện Hình thức Kết cấu Diễn đạt Sáng tạo Cảm xúc

Đánh giá chất lượng bài viết theo điểm số

Điểm Mức Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình Nhận xét chung - Ưu điểm: - Nhược điểm: - Sự tiến bộ:

Thứ tư, với đặc điểm bài viết theo hướng phản biện, học sinh có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề hoặc đồng ý hay không đồng ý về một vấn đề nào đó, giáo viên cịn có thể lập bảng thống kê các quan điểm đưa ra kèm theo số lượng học sinh. Việc này có ý nghĩa khái quát được các luồng quan điểm, tư tưởng trong lớp, quan điểm nào là chủ đạo, phục vụ cho

100

việc đối thoại tranh luận trong tiết trả bài. Ví dụ bảng thống kê các quan điểm về vấn đề nghị luận nào đó như sau:

Bảng 2.4: Bảng thống kê nội dung các quan điểm được trình bày

STT Nội dung quan điểm Số lượng Tỉ lệ

1 Quan điểm 1:…... 2 Quan điểm 2:…….

… ……..

Hoặc bảng thống kê tỉ lệ đồng ý hoặc không đồng ý về một quan điểm nào đó:

Bảng 2.5: Bảng thống kê tỉ lệ đồng tình và khơng đồng tình về một quan điểm

Nội dung ý kiến/quan điểm

Đồng ý Không đồng ý

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

….

Trên đây là những công việc mà giáo viên cần làm trước giờ trả bài trên lớp để tiết trả bài làm văn cụ thể là bài viết u cầu có tính chất phản biện diễn ra hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 106 - 108)