Các bài kiểm tra viết văn NLVH

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 52 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khảo sát các bài học về viết văn VLVH trong Chương trình Ngữ văn 11

1.3.2. Các bài kiểm tra viết văn NLVH

Hiện nay, học sinh lớp 11 trong cả năm học sẽ có 4 bài kiểm tra viết văn NLVH, mỗi kỳ học sẽ là 1 bài kiểm tra giữa kỳ và 1 bài kiểm tra cuối kỳ. Các bài kiểm tra thường được chia làm hai phần là đọc hiểu và làm văn và thực hiện trong 90 phút. Trong đó, bài văn NLVH chiếm 60 – 70% số điểm trong đề thi. Về nội dung kiểm tra, đối với các trường/lớp không thuộc khối chuyên, đề bài thường yêu cầu học sinh nghị luận về một tác phẩm đã học trong chương trình, bàn luận về một hoặc hay ý kiến xoay quanh một tác phẩm hoặc so sánh. Với các trường/lớp khối chuyên thì phạm vi tác phẩm rộng hơn, khơng chỉ bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà mở rộng hơn, nội dung hỏi cũng mang tính chất chuyên sâu hơn. Nhưng đối tượng này chiếm tỉ lệ rất ít. Chủ yếu là các đề kiểm tra thực hiện với học sinh đại trà.

45

Đáp án của các bài kiểm tra này cơ bản vẫn dừng ở mức yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã được học, những gì thầy/cơ đã truyền đạt chứ chưa có nhiều “đất” hoặc khơng địi hỏi q cao việc học sinh phải có những kiến giải và cảm nhận riêng. Đề kiểm tra trong Chương trình 2006 được xây dựng theo lỗi tái hiện kiến thức, “trả bài” nên khả năng để học sinh phát huy TDPB trong bài viết là chưa cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy có thể thấy TDPB là một loại tư duy rất cần thiết cho học sinh, đặc biệt phù hợp với mục đích, yêu cầu của chương trình định hướng phát triển năng lực. Trong bộ môn Ngữ văn, cụ thể là khi làm bài văn NLVH, học sinh càng cần phải có TDPB và NLPB để thể hiện được cái nhìn sâu sắc cũng như cái Tơi của mình trong bài viết.

Trên thực tế, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng cả giáo viên và học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của TDPB trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Giáo viên và học sinh đều đã có những nền tảng ban đầu để hình thành và phát triển TDPB cho học sinh từ kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đó là những điều đáng ghi nhận trong việc đổi mới của cả thầy và trò trong những năm gần đây và cũng là những tiền đề rất quan trọng để phát triển hơn nữa TDPB cho học sinh. Bên cạnh đó thì vẫn cịn một số tồn tại. Về phía học sinh đó là trình độ kiến thức chưa sâu, chưa có kỹ năng thành thạo. Về phía giáo viên thì cịn lúng túng và chưa bài bản trong việc áp dụng các biện pháp dạy học. Sau đó phải kể đến các điều kiện khách quan khác. Muốn nâng cao NLPB cho học sinh địi hỏi chúng ta phải tìm ra giải pháp cho những hạn chế trên.

46

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 qua dạy học làm văn nghị luận văn học (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)