Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 118 - 119)

- Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề cơ sở về trình độ học vấn để phát triển đào tạo nguồn lao động: Phát triển giáo dục toàn diện, đồng thờ

1. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển dân số và nguồn lao động

được các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên cũng như cả nước quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn Thái Nguyên đã trình bày trong luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

1. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển dân số và nguồn lao động số và nguồn lao động

Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội, với đường giao thông thuận tiện, có đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của người dân trong toàn tỉnh điều này sẽ rất thuận lợi cho công tác dân số và KHHGĐ của tỉnh.

Nhóm nhân tố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp cơ cấu lao động theo nghề , sự phân công lao động theo lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên.

Những nhân tố thuận lợi của tự nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế cũng như phát triển con người, từ đó góp phần làm cho chất lượng dân số và chất lượng nguồn lao động được nâng cao.

Cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi và khá hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và con người. Hệ thống giao thông ngày càng được phát triển góp phần khai thác tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giữa các huyện thị về mọi mặt. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển giúp cho người dân tiếp cận được với thông tin, nâng cao dân trí, góp phần điều chỉnh hành vi dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và của vùng. Đây là một lợi thế quan trọng để tỉnh đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, đưa nhanh khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa truyền thống, quan điểm, nhận thức về các hành vi nhân khẩu của người dân có sự thay đổi theo hướng tiến bộ ảnh hưởng tốt đến gia tăng dân số, nguồn lao động của tỉnh.

Hệ thống mạng lưới y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, bản hiểm xã hội và các dịch vụ khác ngày càng được mở rộng và nâng cấp, đáp ứng yêu cầu nâng caco chất lượng dân số và nguồn lao động.

Chính sách dân số KHHGĐ được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, xu thế giảm sinh được duy trì và mục tiêu mức sinh thay thế đã được thực hiện; chất lượng dân số được nâng lên, sức khỏe sinh sản được cải thiện; Nhận thức, thái độ, hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản của các nhóm đối tượng đã có những chuyển biến tích cực, mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ được củng cố và phát triển.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)