Tác động của dân số, nguồn lao động đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 100 - 104)

nhận thức được lợi ích của gia đình hạt nhân với sự phát triển kinh tế xã hội và gia đình là tương lai của trẻ em. Chính vì vậy, giáo dục dân số là chương trình lồng ghép đã được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Chương trình giáo dục dân số đã nhấn mạnh giúp thế hệ trẻ hiểu được những lợi ích của chính sách dân số để cùng tham gia vào việc giảm tỷ lệ sinh, hiểu được mối quan hệ giữa dân số, nguồn lao động với phát triển kinh tế xã hội.

2.2.3.4. Tác động của dân số, nguồn lao động đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân nhân dân

Sự gia tăng của dân số không kiểm soát được luôn dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe con người và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2000 - 2009.

Chỉ tiêu 2000 2005 2009

Bác sỹ bình quân/ 1 vạn dân (người) 7,8 7,4 8,1 Giường bệnh bình quân/1 vạn dân (giường) 31,44 29,7 34,5 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường,thị trấn có bác sỹ (%) 100 100 91,1 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường,thị trấn có nữ hộ sinh (%) 73,89 87,2 88,89 Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500g (%) 3,52 3,2 2,3 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) 32,0 26,9 19,3 Tỷ suất chết của người mẹ (%) 0,025 0,013 0,012

Nguồn: NGTK tỉnh Thái Nguyên 2009.

Bảng số liệu 2.24 đã chứng tỏ Thái Nguyên đã kiểm soát được gia tăng dân số nên hoạt động y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế được tăng cường về số lượng và cơ sở vật chất; công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được coi trọng; công tác khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng theo quy định được duy trì, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm chú ý nên tỷ lệ trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết mẹ giai đoạn trên giảm đáng kể, làm cho chất lượng dân số, nguồn lao động ngày càng được nâng cao, tuổi thọ của dân cư Thái Nguyên tăng từ 69,6 tuổi (1999) lên 73,3 tuổi, cao hơn 72,2 tuổi là tuổi thọ

trung bình của cả nước (2009) (Xem phụ lục 3)

Chi thường xuyên từ ngân sách địa phương cho y tế cũng ngày một tăng, năm 2000 chi 41,4 tỷ đồng, đến 2009 là 266,9 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng chi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 2

- Sự phát triển của dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố.

- Một số đặc điểm cơ bản của dân số, nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009.

* Về dân số:

+ Gia tăng dân số của Thái Nguyên đã được kiểm soát tuy nhiên Thái Nguyên là tỉnh có quy mô dân số tương đối lớn trong vùng Đông Bắc.

+ Gia tăng tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước nhưng một số huyện vẫn duy trì mức sinh cao.

+ 8/9 đơn vị hành chính trong tỉnh xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm tuổi sơ sinh.

+ Là tỉnh có kết cấu dân số trẻ đang có xu hướng già hóa.

+ Dân cư phân bố không đồng đều, đông đúc ở các huyện, thị phía Nam, thưa ở phía bắc của tỉnh, dân cư vẫn tập trung tới trên 70% ở nông thôn.

* Về nguồn lao động:

+ Quy mô nguồn lao động tăng từ 60,04% lên 67,4%.

+ Tốc độ gia tăng nguồn lao động cao hơn 2,7 lần so với gia tăng dân số. + Cơ cấu phân bố lao động theo huyện, thị có sự thay đổi nguyên nhân chính là do gia tăng cơ học.

+ Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng từ 51,5% lên 60,4%.

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung tăng từ 85,8% lên 87,6%. + Lao động trong khu vực I giảm gầm 10% nhưng vẫn chiếm 68,3% trong cơ cấu.

+ Chất lượng lao động có tăng xong vẫn còn 77,4% chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cao hơn nhiều so với 62,0% của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,3% xuống còn 2,2%.

+ Dân số không hoạt động kinh tế giảm từ 14,2% xuống còn 12,4%, nguyên nhân chính để không hoạt động kinh tế là do tiếp tục đi học ở cả nam và nữ.

- Tác động của dân số, nguồn lao động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1999 - 2009 là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 100 - 104)