Quy mô nguồn lao động a Toàn tỉnh

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 77 - 84)

a. Toàn tỉnh

Dân số trung bình của Thái Nguyên năm 1999 là 1.047,8 ngàn người đến năm 2009 là 1.127,4 ngàn người, trung bình mỗi năm tăng 0,7 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự tăng lên của quy mô dân số kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn lao động trên địa bàn tỉnh từ 629.147 người (chiếm 60,04% tổng số dân) năm 1999 lên 760.132 người (chiếm 67,4% tổng số dân ) năm 2009, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,9 %. Như vậy gia tăng quy mô nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên tăng nhanh hơn so với gia tăng quy mô dân số 2,7 lần.

Bảng 2.8. Gia tăng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Dân số Nguồn lao động

Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) Tốc độ tăng bình quân năm (%) Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) Tốc độ tăng bình quân năm (%) Tổng số 1999 1.047.800 - - 629.147 - - 2009 1.127.430 7,6 0,7 760.132 20,8 1.9 Nam 1999 521.804 - - 320.387 - - 2009 557.529 6,8 0,62 388.750 21,3 1,9 Nữ 1999 525.996 - - 308.760 - - 2009 569.901 8,3 0,76 371.382 20,3 1,8

(Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 và 2009 của tỉnh Thái Nguyên.)

Thái Nguyên là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động năm 2009 chiếm tới 67,4% so với tổng dân số, tăng 7,4 % so với năm 1999, tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có sự khác biệt về giới trong tốc độ gia tăng dân số, tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 1999 - 2009 là 0,62% đối với nam, nhỏ hơn 0,76% đối với nữ. Tuy nhiên, mức chênh lệch về giới tính đối với nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên vẫn ở mức thấp. Tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 1999 - 2009 là 1,9 % đối với nam, cao hơn 1,8 % đối với nữ. Điều này phù hợp với quy luật, cùng bước vào tuổi lao động nhưng nữ giới có giới hạn tuổi lao động nhỏ hơn nam giới.

b.Theo huyện thị, thành phố

Nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên phân bố theo các đơn vị hành chính có sự khác biệt. Thành phố Thái Nguyên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ở cả năm 1999 và năm 2009, tiếp sau đó đến Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình chiếm trên 10% nguồn lao động của tỉnh còn các huyện khác đều chiếm dưới 10%, thấp nhất là thị xã Sông Công chỉ chiếm 4,5% (2009).

Bảng 2.9. Nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyện phân theo huyện thị, thành phố, giai đoạn 1999 - 2009

Tên đơn vị Năm 1999 Năm 2009 Tổng số (Người) % Thành thị % Tổng số (Người) % Thành thị % Toàn tỉnh 629147 100 24.1 760132 100 26.6 Tp Thái Nguyên 143401 22.8 73.5 199707 26.4 72.3 Tx Sông Công 26943 4.3 56.7 34245 4.5 53.3 Huyện Định Hóa 51418 8.2 7.3 58093 7.6 6.9 Huyện Phú Lương 60465 9.6 7.6 70933 9.3 7 Huyện Đồng Hỷ 64780 10.3 15.8 74215 9.8 16.4 Huyện Võ Nhai 34199 5.4 5.9 42075 5.5 5.5 Huyện Đại Từ 93447 14.9 3.9 106006 13.9 4.6 Huyện Phổ Yên 75531 12 8 89690 11.8 8.9 Huyện Phú Bình 78963 12.5 1.2 85168 11.2 5.5

(Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 và 2009 của tỉnh Thái Nguyên.)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên diễn ra theo 2 xu hướng: xu hướng tăng có thành phố Thái Nguyên, tăng nhanh nhất cả về số lượng và tỷ trọng, năm 2009 tăng thêm 3,3% tương đương 58.127 người so với năm 1999. Thị xã Sông Công, huyện Võ Nhai có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng thêm 0,1 - 0,2%. Các huyện khác của tỉnh, tỷ trọng dân số trong tuổi lao động đều có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là huyện Phú Bình 1,3%.

Sự thay đổi trên là do gia tăng cơ học là chủ yếu, Thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của tỉnh, nơi tập trung hầu hết các xí nghiệp, nhà máy, các cụm khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh nên có một sức hút vô cùng lớn, hàng năm thành phố được bổ xung thêm một lượng lao động khá lớn từ các huyện đổ về tìm kiếm việc làm và học tập. Các huyện có tỷ trọng nguồn lao động giảm là do tỷ lệ xuất cư lớn sang các đơn vị khác trong tỉnh hoặc xuất cư ngoại tỉnh do nhu cầu việc làm, học tập và các nguyên nhân khác.

Bảng 2.9 cho thấy chỉ có 2/9 đơn vị hành chính của tỉnh có nguồn lao động tập trung ở khu vực thành thị lên đến trên 50% điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên chậm và chưa đồng đều. Quá trình này xảy ra mạnh mẽ ở thành phố Thái Nguyên (72.3% nguồn lao động tập trung ở thành thị), sau đó là thị xã Sông Công (53,3%), còn lại các huyện khác quá trình chuyển dịch kinh tế diễn ra chậm, các huyện lao động thuần nông là chủ yếu nên nguồn lao động ở khu vực này rất đông đảo. Mặc dù so với năm 1999, tỷ trọng nguồn lao động ở nông thôn đã giảm nhưng không đáng kể, trung bình của cả tỉnh, nguồn lao động ở nông thôn vẫn chiếm 73,4% (2009).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.10. Phân bố nguồn lao động theo nhóm tuổi, giới tính và thành thị, nông thôn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009. Đơn vị: %

1999 2009 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Toàn tỉnh 100 50,9 49,1 100 51,1 48,9 15 - 24 35,8 36,7 36,5 32,9 32,7 33,1 25 - 49 56,0 55,7 58,4 56,5 55,0 58,3 50+ 8,2 7,6 5,1 10,5 12,3 8,6 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Thành thị 24,1 26,6 15 - 24 33,6 32,0 35,3 36,5 33,9 38,9 25 - 49 58,1 58,0 58,4 51,1 50,6 51,6 50+ 8,3 10,0 6,3 12,4 15,6 9,5 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Nông thôn 75,9 73,4 15 - 24 37,6 38,4 36,9 31,7 32,2 31,1 25 - 49 56,5 54,6 58,4 58,4 56,4 60,6 50+ 5,8 7,0 4,7 9,9 11,4 8,3 Tổng số 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 và 2009 của tỉnh Thái Nguyên.)

- Cơ cấu nguồn lao động theo nhóm tuổi: Năm 2009, tổng số nguồn lao động toàn tỉnh là 760.132 người thì số lao động ở độ tuổi trẻ (15 - 24 tuổi) chiếm 32,9%, thấp hơn so với tỷ lệ 35,8% năm 1999. Mức sinh trong gia tăng dân số ngày một giảm là nguyên nhân chính của sự suy giảm tương đối này.

+ Nhóm lao động trẻ ở thành thị có xu hướng tăng (đối với cả nam và nữ), ngược lại ở nông thôn lại có xu hướng giảm (đối với cả nam và nữ). Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do di cư, nhu cầu học tập và tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiếm việc làm khiến cho một luồng dân cư ở nhóm tuổi 15 - 24 dời nông thôn lên thành thị hoặc sang địa phương khác.

+ Nhóm tuổi từ 25 - 54 tuổi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng nhẹ, đây là nhóm tuổi ổn định, ít biến động hơn cả. Tỷ trọng nhóm tuổi này của nữ ở nông thôn là cao hơn hẳn, chiếm tới 60,6% (2009).

+ Nguồn lao động thuộc độ tuổi cao ( 50 tuổi trở lên) chiếm 10,5% cao hơn so với 8,2% năm 1999. Xu hướng này cũng thể hiện ở cả nông thôn và thành thị trong cả hai giới. Kết quả cho thấy sự biến động về cơ cấu nguồn lao động của tỉnh chia theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 - 2009 phản ánh xu hướng già hóa của dân số Thái Nguyên trong những năm gần đây.

- Cơ cấu nguồn lao theo giới tính: Mặc dù về số lượng nguồn lao động nam và nữ đều có xu hướng tăng, năm 2009 số lao động nam tăng thêm 68.852 người và lao động nữ tăng thêm 61.003 người so với năm 1999. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì lao động nam có xu hướng tăng còn lao động nữ lại giảm. Năm 2009 tỷ trọng lao động nam trong nguồn lao động chiếm 51,1% tăng 0,2% và nữ chiếm 48,9% giảm 0,2%. Cơ cấu này thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Thái Nguyên, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành chủ yếu là các ngành như như khai khoáng, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, chế biến lâm sản…đây là những ngành cần nhiều lao động nam.

- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: Giai đoạn 1999 - 2009, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên đều tập trung chủ yếu ở nông thôn, chiếm trên 70% tổng số và đang có xu hướng giảm nhưng giảm chậm từ 75,9% năm 1999 xuống 73,4% năm 2009. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm dẫn đến chuyển dịch lao động theo ngành cũng chậm nên nguồn lao động vẫn tập trung ở nông thôn là chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, có thể đánh giá nguồn lao động của tỉnh được hình thành và tăng lên do những nguồn bổ xung chính sau:

- Thanh niên bước vào tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động:

Khoảng 20 - 25% số thanh niên bước vào tuổi lao động đi làm, tức là có khoảng hơn 3000 người sẽ tham gia vào thị trường lao động.

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và các trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học tham gia vào thị trường lao động: Học sinh trong tuổi lao động chủ yếu là nhóm tuổi 15 - 24 tốt nghiệp hoặc thôi học tham gia vào thị trường lao động là nguồn bổ xung chính cho lực lượng lao động, việc mở rộng quy mô học sinh trung học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ( trên địa bàn tỉnh có Đại học Thái Nguyên và hàng chục trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), khi các học sinh này tốt nghiệp ra trường và tìm kiếm việc làm sẽ làm cho nguồn cung lao động tăng nhanh hơn, với mức tăng ngày càng lớn làm gia tăng sức ép về giải quyết việc làm cho nguồn lao động.

- Đối với tỷ lệ hoạt động kinh tế của nhóm dân trong độ tuổi lao động: Xu hướng biến đổi có tính quy luật là tỷ lệ hoạt động kinh tế của thanh niên trong các nhóm tuổi còn đi học từ 15 - 24 tuổi và nhóm tuổi trước khi nghỉ hưu thường biến động nhanh và có tác động lớn đến hình thành lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nhóm tuổi thanh niên thường sẽ giảm vì những thanh niên này sẽ đi học nhiều hơn. Như vậy lực lượng lao động chủ yếu cho xã hội nằm trong nhóm tuổi 25 - 49. Đây là nhóm ổn định và ít biến động.

- Tỷ số đổi mới nguồn lao động (xem phụ lục 2) của Thái Nguyên năm 2009 là 166,6%, số người sẽ ra nhập nguồn lao động nhiều hơn số người sẽ bước ra khỏi tuổi lao động, quy mô nguồn lao động tăng lên và trẻ hóa hơn. Tuy nhiên nếu so với năm 1999, tỷ số này đã giảm đi rất nhiều (năm 1999 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

461,8%), điều này phản ánh cơ cấu dân số Thái Nguyên đã và đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang già hóa, tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm, mức sinh đã được kiểm soát.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)