Phân bố dân cư

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 74 - 77)

a.Phân bố dân cư theo lãnh thổ:

Mật độ dân số trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 320 người/km2

, gấp 1,2 lần so với 260 người/km2

của bình quân chung cả nước, gấp 2,2 lần so với 148

người/km2

của bình quân vùng Đông Bắc. Trong số 10 tỉnh trong vùng, mật

độ dân số của Thái Nguyên đứng thứ 3, sau Bắc Giang (406 người/km2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phú Thọ (372 người/km2

). Các nhà khoa học của Liên Hợp quốc tính toán, để có cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có 35 - 40 người. Như vậy, ở Thái Nguyên, mật độ dân số đã gấp khoảng 7 - 8 lần “mật độ chuẩn”.

So với cùng thời điểm cách đây 10 năm, bình quân dân số trên mỗi km2

của tỉnh đã tăng lên 23 người. Mức tăng này thấp hơn chút ít so với mức tăng 28 người của bình quân chung cả nước, nhưng cao hơn hẳn so với mức tăng 14 người của bình quân vùng Đông Bắc. Nếu so với các tỉnh có quy mô dân số

lớn trong vùng, mức tăng dân số trung bình trên mỗi km2

của Thái Nguyên cũng ở mức cao hơn hẳn (Bắc Giang tăng 16 người, Phú Thọ tăng 11 người).

Bảng 2.7. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Tên đơn vị Mật độ (Người/km2) Tỷ lệ dân thành thị (%)

1999 2009 1999 2009 Toàn tỉnh 297 320 21,8 25,6 Toàn tỉnh 297 320 21,8 25,6 Tp. Thái Nguyên 1116 1.474 73,0 71,9 Thị xã Sông Công 514 598 53,8 52,4 Huyện Định Hoá 176 169 6,8 6,9 Huyện Phú Lương 279 285 7,2 7,0 Huyện Đồng Hỷ 243 247 14,9 16,4 Huyện Võ Nhai 72 76 5,4 5,4 Huyện Đại Từ 285 279 3,7 4,7 Huyện Phổ Yên 510 534 9,5 8,9 Huyện Phú Bình 542 535 1,1 5,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu của bảng 2.7, ta thấy dân số của tỉnh phân bố rất không đều và có sự khác biệt khá lớn theo khu vực thành thị - nông thôn, vùng kinh tế - địa lý. Do đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội..., nên dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã và ở một số huyện phía nam của tỉnh. Mật độ dân số tập trung rất đông ở thành phố Thái Nguyên với 1.474

người/km2

(tính bình quân trên mỗi km2 tăng 358 người so với cách đây 10

năm), tiếp đến là thị xã Sông Công với 593 người/km2

(tăng 84 người). Trong số các huyện, huyện Phú Bình có mật độ dân số lớn nhất (535 người/km2

), tiếp đến là huyện Phổ yên (534 người/km2), Phú Lương (285 người/km2

), huyện Đại Từ (279 người/km2)... thấp nhất là huyện Võ Nhai với 72

người/km2

(sau 10 năm, tính bình quân trên mỗi km2 của địa phương này chỉ

tăng 4 người).

Cơ cấu diện tích và dân số của tỉnh Thái Nguyên cũng có sự khác biệt khi phân theo các đơn vị hành chính (Xem phụ lục 1),Thành phố Thái Nguyên, chỉ chiếm trên 1/20 diện tích đất của tỉnh nhưng dân số chiếm tới gần 1/4; một số địa phương khác như thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình đều có tỷ trọng dân số so với toàn tỉnh nhiều gấp đôi tỷ trọng về diện tích. Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi hơn hẳn nên dân cư tập trung đông đúc.

Ngược với đó, các huyện khác còn lại đều có tỷ trọng diện tích chiếm trong tổng diện tích toàn tỉnh lớn hơn nhiều tỷ trọng về dân số. Riêng huyện Võ Nhai, chiếm gần 1/4 diện tích toàn tỉnh, nhưng số dân chỉ xấp xỉ 1/20 tổng dân số toàn tỉnh. Đây là nơi có địa hình núi cao chiếm chủ yếu, là địa bàn sinh sống của đồng bàn các dân tộc thiểu số của Thái Nguyên, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp nên dân cư thưa thớt.

Qua đây, cần có chính sách đầu tư phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, đó cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong tỉnh

b.Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn:

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá nhanh, sau 10 năm dân số khu vực thành thị tăng thêm khoảng trên 60 ngàn người. Với tỷ lệ dân thành thị là 25,6% năm 2009, Thái Nguyên đứng thứ 22 trong cả nước và đứng đầu các tỉnh của vùng Đông Bắc. Gia tăng dân đô thị ngoài yếu tố gia tăng tự nhiên thì chủ yếu do gia tăng cơ học, trong vòng 10 năm có khoảng 36 ngàn người nhập cư vào khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư trong các đô thị cũng không đều (bảng 2.7), chủ yếu tập trung ở nơi có các trường chuyên nghiệp, nơi kinh tế phát triển (thành phố Thái Nguyên); hoặc các khu công nghiệp (thị xã Sông Công), khu đô thị mới…

Trong khi đó, khu vực nông thôn có sự dịch chuyển ra khu vực ngoài thành thị và ra ngoài tỉnh ngày càng lớn do nhu cầu học tập và công việc, ước tính mỗi năm bình quân có khoảng 9 ngàn người xuất cư ra khỏi khu vực nông thôn.

Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số đang có xu hướng dịch chuyển và phân bố lại. Quá trình này cần có sự điều tiết của Nhà nước để tránh sự mất cân đối và phá vỡ quy hoạch, gây ra tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 74 - 77)