Chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động phù hợp với cơ cấu ngành và lãnh thổ của tỉnh

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 112 - 113)

- Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề cơ sở về trình độ học vấn để phát triển đào tạo nguồn lao động: Phát triển giáo dục toàn diện, đồng thờ

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động phù hợp với cơ cấu ngành và lãnh thổ của tỉnh

và lãnh thổ của tỉnh

- Phát triển công nghiệp: Từ nay đến 2020, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chủ đạo đó là: Luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, dệt may, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống và công nghiệp xây dựng các công trình công cộng.

Chú ý phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng quy mô nhỏ, liên kết với các xí nghiệp trong các ngành nghề: cơ khí nhỏ, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm phục vụ tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước công nghiệp hóa nông thôn.

Thái Nguyên phải hình thành thêm các khu, cụm công nghiệp mới ở các huyện, tránh tập trung quá đông các cụm khu công nghiệp ở 2 địa bàn trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm của tỉnh là thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công nhằm phân bố lại lực lượng lao động đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài, triệt để khai thác nguồn lực của từng địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế cho các địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động.

Phát triển ngành dịch vụ: Tập trung khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế để phát triển ngành dịch vụ, nắm bắt thời cơ để cạnh tranh thị trường nội tỉnh và trong nước và tiến tới giao dịch với nước ngoài.

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, hệ thống đô thị sẽ được phát triển dọc quốc lộ 3, trục đường quan trọng nối trung tâm Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội. Mạng lưới đô thị phát triển sẽ thu hút lao động từ nông thôn ra. Hiện nay lao động đang tập trung trên 70% ở khu vực nông thôn, phấn đấu đến 2020 con số này giảm xuống khoảng trên 50%. Dân cư, nguồn lao động tập trung nhất ở vùng sản xuất nông - lâm nghiệp, khu vực nông thôn, do vậy với tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, kinh tế nông thôn từng bước được phát triển.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)