Phân bố dân cư với phân bố nguồn lao động

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 26 - 27)

Dân cư phân bố không phù hợp với điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội thì sức ép việc làm sẽ cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng lao động, với cơ sở vật chất kĩ thuật khiến việc tạo việc làm khó khăn dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đây là nguyên nhân làm cho mức sinh cao, di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố lực lượng lao động.

Phân bố dân số hợp lý là phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất và phát triển như tài nguyên, vốn, con người… tạo ra cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập cao, có điều kiện đầu tư cho phát triển sản xuất và phát triển nguồn lao động. Trong cơ cấu lao động thì tỷ trọng lao động có trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật sẽ chiếm cao.

Có thể khẳng định rằng, dân số và nguồn lao động có quan hệ biện chứng với nhau về quy mô cơ cấu, về phân bố và được thể hiện mang tính đặc trưng qua mỗi thời kì phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung, tác động của các quá trình dân số, tức là các quá trình sinh chết, di dân quyết định quy mô, cơ cấu giới tuổi và phân bố dân số trong độ tuổi lao động, những yếu tố này hình thành tiềm năng “cung lao động”. Nhưng “cung lao động” thực tế lại phụ thuộc vào quy mô dân số trong độ tuổi lao động và “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới”; mà các tỷ lệ này được quyết định bởi các biến dân số và các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 1.2. Mối quan hệ dân số, nguồn lao động

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 26 - 27)