Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để giảm gia tăng tự nhiên, tiến tới ổn định dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 110 - 112)

- Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề cơ sở về trình độ học vấn để phát triển đào tạo nguồn lao động: Phát triển giáo dục toàn diện, đồng thờ

3.2.1. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để giảm gia tăng tự nhiên, tiến tới ổn định dân số và nguồn lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lãnh đạo tổ chức và quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác DS và KHHGĐ; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy đảm bảo quản lý và thực hiện có hiệu quả công tác này

- Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi: Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về DS - KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Chú trọng loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thành niên và vị thành niên, tập trung vào những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn và những đối tượng còn hạn chế về nhận thức. Mở rộng, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường.

- Dịch vụ DS, CSSKSS: Nâng cao chất lượng dịch vụ DS và CSSKSS; tổ chức cung cấp các dịch vụ sàng lọc bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ SKSS và KHHGĐ, đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, đảm bảo quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tượng, tiến tới xóa bỏ cách biệt giữa các vùng, miền, các nhóm dân cư.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách DS và KHHGĐ: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và các công cụ quản lý khác nhằm bảo đảm hành lang pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi để thực hiện tốt công tác DS và SKSS.

- Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế: Huy động sự tham gia của cộng đồng, cá nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị- xã hội, xã hội nghề nghiệp, đồng thời khuyến khích sự tham gia của tư nhân, các tổ chức trong và ngoài nước vào cung cấp dịch vụ DS và KHHGĐ; tăng cường phối hợp liên ngành và mở rộng hợp tác quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Tài chính: Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác DS và KHHGĐ. Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng của mọi người dân trong tiếp cận và lựa chọn dịch vụ DS và KHHGĐ có chất lượng.

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu: Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ DS và KHHGĐ theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học về DS và KHHGĐ; kiện toàn và đẩy mạnh tin học hoá hệ thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành DS và KHHGĐ. Tăng cường năng lực giám sát, đánh giá, phân tích và dự báo.

Điều đáng nói hơn là nhận thức của đại bộ phận nhân dân và các cấp chính quyền ở Thái Nguyên hiện nay về việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ngày càng được nâng cao. Kinh nghiệm cho thấy là những nơi làm tốt công tác này đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy, chính quyền nơi đó.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)