BẢN ĐỒ CÁC NHÂN TỐ KTXH ẢNH HƢỞNG ĐẾN DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 58 - 62)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội, với đường giao thông thuận tiện, có đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của người dân trong toàn tỉnh điều này sẽ rất thuận lợi cho công tác DS - KHHGĐ của tỉnh.

Nhóm nhân tố tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho Thái Nguyên có lợi thế so sánh với các địa phương khác về các ngành như công nghiệp luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, dịch vụ du lịch và thương mại, vận tải. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp phát triển, nhất là trồng cây công nghiệp (chè, lạc), cây ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ảnh hưởng trực tiếp cơ cấu lao động theo nghề , sự phân công lao động theo lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên.

Các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên (Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, Phú Bình, Phổ Yên) là những nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu ấm áp hơn, gần hạ lưu các con sông hơn nên đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất trong tỉnh.

Những nhân tố thuận lợi của tự nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế cũng như phát triển con người, từ đó góp phần làm cho chất lượng dân số và chất lượng nguồn lao động được nâng cao.

CNH, HĐH xây dựng nông thôn mới đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phân bố nguồn lao động giữa các vùng trong tỉnh.

Cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi và khá hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và con người. Hệ thống giao thông ngày càng được phát triển góp phần khai thác tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giữa các huyện thị về mọi mặt. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển giúp cho người dân tiếp cận được với thông tin, nâng cao dân trí, góp phần điều chỉnh hành vi dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mức sống của dân cư tỷ lệ nghịch với mức chết và tỷ lệ thuận với tuổi thọ. Hiện nay mức sống của dân cư Thái Nguyên đang dần được nâng cao tạo điều kiện cho việc nâng cao thể lực, trí lực, giảm mức chết và tuổi thọ tăng cao.

Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và của vùng. Đây là một lợi thế quan trọng để tỉnh đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, đưa nhanh khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa truyền thống, quan điểm, nhận thức về các hành vi nhân khẩu của người dân có sự thay đổi theo hướng tiến bộ ảnh hưởng tốt đến gia tăng dân số, nguồn lao động của tỉnh.

Hệ thống mạng lưới y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác ngày càng được mở rộng và nâng cấp, đáp ứng yêu cầu nâng caco chất lượng dân số và nguồn lao động.

Chính sách DS - KHHGĐ được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, xu thế giảm sinh được duy trì và mục tiêu mức sinh thay thế đã được thực hiện; chất lượng dân số được nâng lên, sức khỏe sinh sản được cải thiện; Nhận thức, thái độ, hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản của các nhóm đối tượng đã có những chuyển biến tích cực, mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ được củng cố và phát triển.

2.1.4.2. Khó khăn

- Địa hình của tỉnh gây khó khăn cho phát triển dân số và nguồn lao động ở một số địa phương, lãnh thổ phía bắc của Thái Nguyên là khu vực có địa hình cao, khí hậu lạnh hơn, đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (Định Hóa, Võ Nhai...). Điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, kinh tế thuần nông là chủ yếu, đời sống thấp làm cho chất lượng dân số và nguồn lao động ở khu vực này gặp nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa có sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

- Chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là tuyến xã còn thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số và nguồn lao động.

- Mức độ chênh lệch về trình độ phát triển và phân hóa xã hội có nguy cơ tăng lên do phân bố sản xuất quá tập trung vào thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công và các huyện đồng bằng của tỉnh dẫn đến sự phát triển nhanh hơn hẳn ở các khu vực lãnh thổ này và sự trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu ở các khu vực lãnh thổ còn lại, đặc biệt là những huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Điều này sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực đến phát triển bền vững, vấn đề an sinh xã hội và công tác dân số của tỉnh.

- Tình trạng di dân tự do từ các địa phương trong và ngoài tỉnh đến thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công chắc chắn sẽ gia tăng mạnh trong các năm gần đây, nhất là khi các dự án phát triển công nghệp, dịch vụ được thực hiện tạo ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. Đặt ra các yêu cầu cho lãnh đạo tỉnh phải giải quyết các vấn đề liên quan đến số dân tăng thêm này.

- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội của người dân đã có những chuyển biến tích cực xong vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn tồn tại tâm lý thích con trai, hay có nếp có tẻ làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác DS - KHHGĐ.

Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động rất lớn đến dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên. Do đó Thái Nguyên cần phải tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục tối đa các hạn chế nêu trên để dân số, nguồn lao động thực sự trở thành một nguồn lực mạng tính chất quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)