3.1.1.1. Quan điểm
- Công tác DS - KHHGĐ là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển của tỉnh, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS và SKSS, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ BMTE, hỗ trợ phát huy lợi thế của “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và có chính sách phù hợp với những thay đổi cơ cấu, phân bố dân số.
- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS - KHHGĐ là vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi gắn với cung cấp dịch vụ theo hướng dự phòng tích cực, đảm bảo công bằng, bình đẳng giới và quyền của người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân ở các vùng, miền khác nhau.
- Đầu tư cho công tác DS - KHHGĐ là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu DS và SKSS ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác DS - KHHGĐ; huy động sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ , bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát triển toàn diện nhân lực về mặt trí lực, thể lực (bao gồm cả thể trạng và tầm vóc con người), các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của nguồn nhân lực là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội. Phát triển nhân lực phải đi trước và thực hiện thường xuyên, liên tục để tăng cường và huy động có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhằm sớm đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo định hướng hiện đại vào năm 2020.
- Phát triển nhân lực với cơ cấu hợp lý, hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh. Phát triển cân đối hài hòa theo các dân tộc, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực cho tất cả các dân tộc, các nhóm xã hội. Đồng thời, tập trung ưu tiên phát triển nhân lực đặc thù: Nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực lãnh đạo, quản lý, nhân lực các vùng lạc hậu, kém phát triển, dân tộc thiểu số hiện còn ở trình độ thấp và đang gặp nhiều khó khăn.
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong nước và hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực của tỉnh, đặc biệt là trong xây dựng, phát triển bộ phận nhân lực trình độ cao, nhân lực của ngành, lĩnh vực trọng yếu của tỉnh.
3.1.1.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
b. Mục tiêu cụ thể:
(1) Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật, và tử vong ở trẻ em. Phấn đấu vào năm 2020 giảm tỷ lệ chết sơ sinh xuống còn dưới 7‰, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi dưới 12‰, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi dưới 18‰.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(2) Nâng cao sức khỏe bà mẹ, vào năm 2020 giảm 30% tỷ số tử vong mẹ so với năm 2010, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền.
(3) Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh để tỷ số này vào năm 2020 không vượt quá 115, đặc biệt tập trung vào các địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trầm trọng, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức bình thường.
(4) Đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của nhân dân, duy trì mức sinh thấp hợp lý để số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tổng tỷ suất sinh) ở mức 1,8; quy mô dân số không quá 2,0 triệu người vào năm 2020. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng, vào năm 2020 phấn đấu giảm 50% trường hợp vô sinh thứ phát so với năm 2010.
(5) Cải thiện SKSS vị thành niên và thanh niên, để vào năm 2020 tỷ lệ có thai ở vị thành niên và tỷ lệ phá thai ở vị thành niên đều giảm 50% so với năm 2010 và có ít nhất 75% số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và thanh niên.
Cải thiện SKSS cho các nhóm dân số đặc thù, chú trọng người di cư, người khuyết tật, người có HIV, một số dân tộc có nguy cơ suy thoái. Đáp ứng kịp thời nhu cầu CSSKSS cho người bị bạo hành giới và trong trường hợp thảm hoạ thiên tai.
(6) Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để ít nhất 50% số người cao tuổi được tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng vào năm 2020.
(7) Tăng cường lồng ghép các biến dân số vào hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển KT- XH; cải thiện hệ thông tin quản lý về dân số, SKSS đáp ứng yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của các cấp, các ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(8) Nâng cao trình độ học vấn để làm tiền đề, cơ sở cho đào tạo nghề nghiệp nhân lực: Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đến trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và đạt 85% dân số ở khu vực nông thôn.
(9) Về đào tạo nguồn lao động: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của lao động tỉnh đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận với trình độ chung của cả nước và quốc tế, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
Nguồn lao động Thái Nguyên hội tụ đủ các yếu tố về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân…) và tính năng động, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với lao động trong xã hội công nghiệp.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Năm 2020 đạt khoảng 68 - 70% (trong đó đào tạo nghề là 40%, các trình độ khác 28 - 30%).
+ Xây dựng đội ngũ công nhân kĩ thuật theo 3 cấp trình độ ( sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Tăng quy mô số người tuyển mới dạy nghề và tham gia học nghề hàng năm khoảng trên 8% để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến 2020 đạt 40%. Đảm bảo 100% người lao động dãn việc có nhu cầu đào tạo nghề mới hoặc đào tạo nâng cao để tìm kiếm việc làm mới.
+ Tăng số sinh viên đại học - cao đẳng là người dân Thái Nguyên khoảng 400 sinh viên/ 1 vạn dân năm 2020. Tổ chức đào tạo kĩ sư thực hành với cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tưng bước nâng trình độ chung lên tương đương trình độ trung bình của cả nước, trong đó có một số bộ phận phải đạt trình độ tiên thiến.
(10) Về xây dựng đội ngũ công chức, viên chức:
- Năm 2020 có trên 95% cán bộ công chức, viên chức cấp xã đạt chuẩn cán bộ theo quy định.
- Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh chuyển dịch theo mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2020 khu vực I là 29 - 30%, khu vực II là 40 - 41% và khu vực III là 29 - 30%.
(11) Về xây dựng mạng lưới đào tạo nhân lực: Xây dựng được mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực theo hướng hiện đại đa cấp trình độ, đa ngành, đa hình thức sở hữu, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.