Nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 113 - 115)

- Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề cơ sở về trình độ học vấn để phát triển đào tạo nguồn lao động: Phát triển giáo dục toàn diện, đồng thờ

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Thái Nguyên

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 đã được phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ hình thành và phát triển 6 khu công nghiệp tập trung quy mô từ 200 ha trở lên và 21 cụm công nghiệp nhỏ từ 2 ha đến 50 ha.

Tổng diện tích các khu công nghiệp là 5.230 ha (hiện tại đang sử dụng 2.820 ha, thời kì 2011 - 2020 sẽ đưa vào khai thác thêm 2.500 ha ). Tổng nhu cầu lao động khi lấp đầy các khu công nghiệp này sẽ khoảng 100 - 120 nghìn người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để kịp thời cung ứng lao động kĩ thuật có trình độ và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho các khu công nghiệp trên, cần khẩn trương triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án đào tạo những người mới tham gia vào thị trường lao động và đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lành nghề cho lực lượng lao động kĩ thuật. Tập trung tăng nhanh quy mô dạy nghề (đào tạo nghề phải tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp) đạt tỷ lệ: 1 kĩ sư/3 - 5 trung cấp/ 10 - 15 công nhân kĩ thuật, trong đó tập trung vào các nghề như: cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, kĩ thuật điện để sẵn sàng làm việc trên những dây truyền thiết bị, công nghệ mới…

Đối với lao động trong nông nghiệp, cần chú ý đến lao động nữ (chiếm trên 50% trong sản xuất nông nghiệp) kết hợp đào tạo lại và đào tạo mới những tiến bộ kĩ thuật cho lao động nữ, phát triển nhiều ngành nghề thích hợp với sức khỏe và tâm lý của nữ giới.

Phát triển mạnh ngành dịch vụ, duy trì công tác đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động ở nông thôn, chú ý đào tạo phải phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng địa bàn, người lao động phải có văn hóa và tác phong công nghiệp.

Theo cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, chú ý nhiều đến lực lượng lao động trung niên từ 35 - 44 tuổi cần bồi dưỡng văn hóa và nghiệp vụ thường xuyên; tình trạng thiếu việc làm phải đặc biệt quan tâm đến độ tuổi lao động từ 15 - 24, đây là độ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra những người ở độ tuổi trên 60 nhưng sức khỏe tốt, có kinh nghiệm sản xuất, tỉnh cũng cần quan tâm tạo việc làm để họ tham gia lao động, tất nhiên những ngành nghề này phải phù hợp với khả năng và sức khỏe người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)