a. Quy mô và tăng trưởng kinh tế
Theo quan điểm của đa số các nhà nhân khẩu học và bằng hiện tượng thực tế cho thấy: “đời sống” thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh đẻ trong thời kỳ phong kiến cao hơn chế độ tư bản chủ nghĩa, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển dân số tăng nhanh hơn các nước có nền kinh tế phát triển, hoặc trong cùng một nước, cùng một thời kì, cùng đi liền theo thang bậc của xã hội, mức sinh giảm một cách hoàn toàn hợp quy luật.
Bảng 1.1. Sự biến động mức sinh giữa các nước, các giai đoạn
Đơn vị: %o Giai đoạn 1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 Toàn thế giới 36 31 27 23 21 Các nước phát triển 23 17 15 12 11 Các nước đang phát triển 42 36 31 26 24
Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 - Chuẩn, Tr.83. NXB Giáo dục.
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng, trong hơn nửa thế kỷ qua, mức sinh giảm một cách liên tục cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hoặc trong cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một thời kì, mức sinh của các nước phát triển thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
b. Mức sống của dân cư:
Trước hết, mức thu nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi sinh đẻ. Những nước có thu nhập cao thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng, mong muốn hưởng thụ được đặt lên hàng đầu, nhu cầu sinh con đẻ cái giảm đi. Ngược lại, những nước nghèo nhất thường là những nước có tỷ suất sinh và tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất.
Như vậy, mức sinh đẻ tỷ lệ nghịch với nguồn của cải mà con người có. Mặt khác, khi thu nhập tăng lên, mức sống nâng cao góp phần tạo điều kiện hạ thấp mức độ tử vong, nâng cao thể lực, trí lực, sức khỏe, tăng khả năng chống chịu các loại bệnh tật…
c. Cơ sở hạ tầng:
Sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng sẽ góp phần đắc lực trong việc thực hiện các chương trình phát triển dân số, nguồn lao động. Như:
Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển, tuyến huyện được nối mạng máy tính với tuyến tỉnh và trung ương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng trao đổi thông tin và tư vấn.
Hệ thống đường sá được cải tạo và nâng cấp, đảm bảo giao thông xuyên suốt từ xã lên huyện và tỉnh.
Các phương tiện truyền thông hiện đại đến được các cấp huyện, xã và được sử dụng có hiệu quả truyền thông về dân số và phát triển.
d. Chính sách dân số
Nhận thức được vai trò của dân số, nguồn lao động, mối quan hệ của chúng với phát triển, Nhà nước với chức năng quản lý của mình đã đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để điều tiết mức sinh cho phù hợp với trình độ và khả năng phát triển của mỗi nước, mỗi địa phương, chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dân số phát huy tác dụng to lớn trong việc điều tiết mức sinh theo hướng cần thiết.
e. Tập quán và tâm lý xã hội
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thời kì, mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Nó có tác động rất lớn đến gia tăng dân số và nguồn lao động và được chia thành hai loại:
- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội cũ biểu hiện ở chỗ: kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai…chính vì vậy làm mức sinh tăng. Nó xuất hiện và tồn tại ở các nước, các vùng, các địa phương có trình độ phát triển kinh tế thấp, văn hóa lạc hậu, ở đó thường tồn tại thuyết “trời sinh voi, trời sinh cỏ” đã khuyến khích đẻ nhiều và tự hào khi có nhiều con.
- Khi cơ sở kinh tế đã thay đổi, đời sống người dân được cải thiện, phong tục tập quán và tâm lý xã hội cũ mất đi, xuất hiện phong tục tập quán và tâm lý xã hội mới như kết hôn muộn, gia đình ít con, nam nữ bình đẳng… tất cả điều đó sẽ làm giảm mức sinh.