Vài nét về dân số và nguồn lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 32 - 38)

1.2.1.1. Dân số

- Quy mô dân số: Tổng số dân của Việt Nam đến hết năm 2009 là 86.024 nghìn người.

Bảng 1.2 : Quy mô và tốc độ tăng dân số giai đoạn 1979 - 2009

Năm Dân số

(Nghìn người)

Tốc độ gia tăng dân số bình quân năm (%) 1979 52.742 2,8 1989 64.376 2,3 1999 76.569,7 1,7 2009 86.024 1,2 Nguồn: NGTK 2000 và 2009. NXB Thống kê 2001 và 2010.

Bảng 1.2 cho thấy, giai đoạn 1979 - 1999, bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,2 triệu người, giai đoạn 1999 - 2009 bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số trong thời kì giữa 2 cuộc điều tra 1999 - 2009 là 1,2%/năm; đây là thời kì có tỷ lệ gia tăng dân số thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

- Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số theo vùng:

Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt theo vùng. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng 21,5% dân số cả nước. Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có số dân ít nhất (3,6% và 6,0%). Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 41,5% dân số của cả nước sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống. Ngược lại, ba vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm 20,2% dân số của cả nước. Các số liệu còn cho thấy, giai đoạn 1999 - 2009, bình quân hàng năm tỷ lệ gia tăng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng cao hơn so với các vùng còn lại. Điều đó có thể giải thích rằng đây là 2 vùng nhập cư lớn.

Bảng 1.3: Dân số và tỷ lệ tăng dân số theo các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 1999 - 2009

Các vùng kinh tế - xã hội

Dân số (%) Tỷ lệ tăng dân số

bình quân năm thời kỳ 1999-2009 (%)

1999 2009

Toàn quốc (nghìn người)

76.596,7 (100%) (100%) 86.024,6 (100%) 1,2 Đông Bắc 14,2 11,0 1,0 Tây Bắc 2,9 3,2 1,0 Đồng bằng sông Hồng 19,4 21,5 0,9 Bắc Trung Bộ 13,1 11,7 0,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 8,6 10,2 0,4 Tây Nguyên 4,0 6,0 2,3 Đông Nam Bộ 16,7 16,4 3,2 Đồng bằng sông Cửu Long 21,1 20,0 0,6

Nguồn: NGTK 2000 và 2009. NXB Thống kê 2001 và 2010.

- Mật độ dân số: Với mật độ dân số 260người/km2, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi- líp-pin (307 người/km2) và Xinga-po (7.486 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Châu Á.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vùng Đồng bằng sông Hồng, với số lượng dân số lớn nhất nước, chỉ cư trú trên 4,5% diện tích lãnh thổ cả nước. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, tới 1275 người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật độ dân số 597 người/km2. Hai vùng này tập trung tới 37,5% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 15,1% diện tích lãnh thổ. Ba vùng, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên, có 20,2 % số dân nhưng sống trên gần một phần hai lãnh thổ cả nước ( 47,1% diện tích cả nước). Mật độ của ba vùng tương ứng là 73 người/km2, 148 người/km2 và 94 người/km2. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất.

- Dân số thành thị và nông thôn: đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,6% vào năm 1999. Trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng bình quân năm của dân số thành thị là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 0,4%/năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009, dân số cả nước đã tăng 9,42 triệu người, trong đó 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2,14 triệu người (chiếm 23%) tăng lên ở khu vực nông thôn. Tại Đông Nam Bộ, dân số thành thị chiếm 57,1%, vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ dân thành thị đứng thứ 2 (33,5%) Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng dân số thành thị ở mức trung bình thấp (27,9 %), vùng này có 2 trung tâm đô thị lớn là Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Theo số liệu Tổng điều tra năm 1999 và 2009, do mức sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm còn 25% năm 2009 và tỷ trọng người già ngày càng tăng lên 9% năm 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ số phụ thuộc chung của nước ta giảm nhanh qua các năm, theo kết quả của 3 cuộc Tổng điều tra gần đây, sau 10 năm, tỷ số phụ thuộc chung giảm từ 78% (năm 1989) xuống 64% (năm 1999). Đến năm 2009, tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 46%.

1.2.1.2. Nguồn lao động

- Về số lượng: Tính đến hết năm 2009 cả nước có 64,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, số dân trong độ tuổi lao động là 55,0 triệu người chiếm 64,4% tổng số dân. Dân số đang làm việc trong nền kinh tế là 47,7 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 82,2%.

- Về chất lượng: Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp…) được tích lũy qua nhiều thế hệ.

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13.9 16.0 25.5 38.0 86.1 84.0 74.5 62.0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1999 2000 2005 2009

Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo

Hình 1.3: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, giai đoạn 1999 - 2009

Theo Bộ LĐTB&XH, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 1999 tỉ lệ đó chỉ là 13,9%/ năm, thì năm 2009 đã tăng lên 38% và năm 2010 ước tính sẽ đạt 40%. Số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng. Bình quân mỗi năm chúng ta giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người (7,5 triệu người giai đoạn 2001-2005 và 8,1 triệu người giai đoạn 2006- 2010). Lao động có việc làm tăng, tất yếu tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống, đặc biệt ở thành thị. Ở một số đô thị lớn như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tỉ lệ thất nghiệp đã giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 52,6% năm 2008 và dự kiến năm 2010 còn khoảng 50%.

Con số lao động không có việc làm đã giảm, tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn còn phổ biến. Năm 2008 tỉ lệ thất nghiệp chiếm 5,1%, ở những khu vực thành thị, dù đã giảm liên tục song còn tương đối cao (năm 2000 là 6,42%, năm 2008 là 4,65% và năm 2010 ước khoảng 4,6%). Chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng lao động còn thấp, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề còn ít, ý thức kỷ luật lao động chưa cao, trong khi cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chuyển dịch rất chậm.

Dù số lượng việc làm được tạo hàng năm qua công bố khá lớn, song chủ yếu ở khu vực công việc đơn giản, phổ thông, khu vực thu nhập thấp và khu vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lao động còn thấp, chậm, chưa được cải thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Cơ cấu lao động theo ngành nghề, trình độ chưa hợp lý, thiếu chuyên gia có trình độ cao, đội ngũ quản lý, nhà kinh doanh giỏi và công nhân lành nghề. Nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo nghề còn thấp. Quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ bé, chất lượng thấp, bất hợp lý chậm điều chỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và quá trình đổi mới đang làm thay đổi cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta. Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân công, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng trên 89 % lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước nông - công nghiệp và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.4: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo thành phần kinh tế và khu vực kinh tế, giai đoạn 1999 - 2009

Đơn vị: %

1999 2005 2007 2009

Phân theo thành phần kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0

Kinh tế Nhà nước 9,5 11,6 11,0 10,5 Khu vực khác 90,5 88,4 89,0 89,5

Phân theo ngành kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0

Nông lâm thủy sản 68.8 57,1 53,9 51,9 Công nghiệp và Xây dựng 12,0 18,2 19,9 21,4 Dịch vụ 19,2 24,7 26,1 26,7

Nguồn: NGTK 2000 và 2009. NXB Thống kê 2001 và 2010.

Một phần của tài liệu dân số và nguồn lao động ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)