Khái niệm doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội ở việt nam (Trang 42 - 50)

2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội và tuyển dụng lao

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội hay thƣơng nhân xã hội là những thuật ngữ nhiều khi đƣợc sử dụng với nghĩa tƣơng đồng trong việc nghiên cứu về trong một chừng mực nhất định. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ doanh nghiệp ít có ý nghĩa nhƣ doanh nghiệp xã hội trong kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý ngụ ý về một loại thực thể kinh doanh khác hơn hộ kinh doanh. Doanh nghiệp, trong khoa học pháp lý, thƣờng đƣợc hiểu là một tổ hợp tài sản đƣợc sử dụng cho hoạt động kinh doanh, có nghĩa là đối tƣợng của các quyền [35, tr. 21-24]. Trong khi đó thƣơng nhân hay doanh nhân ln ln đƣợc khoa học pháp lý xem là thực thể kinh doanh, là chủ thể của các quyền mà đƣợc chia thành hai loại là thƣơng nhân thể nhân và thƣơng nhân pháp nhân (có nghĩa là cá nhân kinh doanh và các công ty) [34, tr. 70]. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay thuật ngữ doanh nghiệp xã hội (social enterprise) đƣợc sử dụng khá phổ biến. Nhƣng bên cạnh đó thuật ngữ thƣơng nhân xã hội hay kinh doanh xã hội (social entrepreneur hay social entrepreneurship) cũng đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Ở Việt Nam hiện nay có quan niệm cho rằng doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội là các thuật ngữ khác nhau mà trong đó muốn thành lập doanh nghiệp xã hội, thì các doanh nhân xã hội (tức nhà đầu tƣ) phải lựa chọn hình thức doanh nghiệp để đăng ký thành lập nhƣ doanh nghiệp thông thƣờng [58, tr. 56]. Doanh nghiệp ở Việt Nam là một thuật ngữ chỉ tất cả các hình thức kinh doanh, trừ hộ gia đình và hợp tác xã. Do đó trong doanh nghiệp, ngồi cơng ty ra

cịn có doanh nghiệp tƣ nhân (bản chất là cá nhân kinh doanh) giống với hình thức “entrepreneurship” ở Hoa Kỳ. Nhằm mục đích nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nghiên cứu sinh sử dụng thuật ngữ doanh nghiệp xã hội hiện đang quen dùng ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới.

Theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế Trung ƣơng có tài trợ của British Council, doanh nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện ở nƣớc Anh từ thế kỷ 17, tuy nhiên chỉ phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng lớn trên thế giới nhƣ hiện nay kể từ đầu những năm 1980 [21, tr. XI]. Có nghiên cứu cho thấy thuật ngữ doanh nghiệp xã hội sinh ra từ ý tƣởng của William Drayton (ngƣời sáng lập Ashoka - tổ chức đầu tiên của thế giới thúc đẩy DNXH) mà ý tƣởng này xuất hiện khi ông đi thăm Ấn Độ vào những năm đầu của thập kỷ 80, thế kỷ 19 lấy cảm hứng từ “Phong trào tặng đất” (Land Gift Movement) ở đây, theo đó ngƣời giàu hiến đất cho ngƣời nghèo để xóa bỏ vịng đói khổ trên tinh thần tái phân phối công bằng hơn [97].

Wrigleys Solicitors LLP nhận xét định nghĩa về doanh nghiệp xã hội không xuất phát từ cấu trúc pháp lý của doanh nghiệp mà xuất phát từ mục đích và hiệu quả của nó [104, p. 1]. Nhận xét này có ý nghĩa quan trọng cho thấy hai vấn đề là: (1) khó có thể định nghĩa doanh nghiệp xã hội trên căn bản các loại hình của nó, và (2) cũng có nghĩa là doanh nghiệp xã hội biểu lộ ra bên ngồi có thể bằng những hình thức thơng thƣờng nhƣ những doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Thực vậy, hiện nay hầu hết các định nghĩa về doanh nghiệp xã hội dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp nhằm tới.

“Doanh nghiệp xã hội là một hình thái kinh doanh chủ yếu mang mục đích xã hội. Doanh nghiệp này tạo ra lợi nhuận nhằm tái đầu tƣ vào mục đích xã hội ban đầu hoặc vào cộng đồng, hơn là nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông và chủ sở hữu” [104, p. 1].

Ở Châu Âu thuật ngữ doanh nghiệp xã hội đƣợc sử dụng để mô tả một cách thức khác trong kinh doanh mà bao gồm thành tố kinh doanh nhiều hơn

so với khu vực phi lợi nhuận và yếu tố đổi mới của phong trào hợp tác xã, theo đó xuất hiện một đặc điểm đặc biệt trong khái niệm doanh nghiệp xã hội ở Châu Âu là việc thiết lập một cấu trúc thể chế theo đuổi mục tiêu xã hội thách thức quan niệm truyền thống là doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu lợi nhuận tối đa [73, tr. 89].

Tuy nhiên có cơng trình luận giải so sánh cho thấy có sự khác biệt phần nào về khái niệm doanh nghiệp xã hội ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Theo Matthew F. Doeringer, có sự khác biệt này trong định nghĩa khái niệm doanh nghiệp xã hội giữa hai bờ Đại Tây Dƣơng là do có những khó khăn về kinh tế mà mỗi bên phải đối diện trong quá khứ. Ông nhận xét định nghĩa khái niệm doanh nghiệp xã hội của Hoa Kỳ tập trung vào sự tạo ra thu nhập đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đặc thù nhƣ đƣợc cung cấp bởi khu vực phi lợi nhuận, chẳng hạn nhƣ một tổ chức cung cấp miễn phí kiểm tra thị lực trong khi bán kính với giá thấp cho những ngƣời có thu nhập thấp. Trong khi đó khái niệm doanh nghiệp xã hội ở Châu Âu khái quát từ việc giải quyết vấn đề thất nghiệp kéo dài [86, pp. 292].

Trong Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp xã hội năm 2002, Chính phủ Anh đƣa ra định nghĩa: "Doanh nghiệp xã hội là một mơ hình kinh doanh đƣợc thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tƣ cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu" [94].

Định nghĩa này đƣợc dẫn lại bởi tài liệu nói về "Doanh nghiệp xã hội: Tổng quan về khung chính sách ở Ấn Độ" (Social Enterprise: An Overview of Policy Framework in India) [72, pp. 10]. Cũng nhƣ vậy, cuốn "Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách" do British Council, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng và CSIP giới thiệu nguyên văn định nghĩa nói trên của Anh với đoạn dịch nhƣ sau: "Doanh nghiệp xã hội là

một mơ hình kinh doanh đƣợc thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tƣ cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng hoặc chủ sở hữu" [21, tr. 4]. Khái niệm doanh nghiệp xã hội, cả trong học thuật cũng nhƣ trong thực tiễn ở Hoa Kỳ nói chung là rộng hơn và tập trung hơn vào mục tiêu làm phát sinh lợi nhuận so với những nơi khác [81, pp. 248]. Về sự khác biệt này, Janelie A. Kerlin giới thiệu trong định nghĩa: "Trong giới học thuật Hoa Kỳ, doanh nghiệp xã hội đƣợc hiểu bao gồm những tổ chức chấp nhận kinh doanh có định hƣớng lợi nhuận tiến hành các hoạt động vì lợi ích xã hội (trách nhiệm xã hội hay trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp - corporate philanthropies or corporate social responsibility) tới hoạt động kinh doanh với mục đích kép làm trung gian giữa các mục tiêu lợi nhuận với các mục tiêu xã hội (lai tạp - hybrid) tới tổ chức phi lợi nhuận tiến hành hành vi thƣơng mại hỗ trợ sứ mệnh (tổ chức có mục tiêu xã hội). Đối với tổ chức có mục tiêu xã hội, hành vi thƣơng mại hỗ trợ sứ mệnh (mission-supporting commercial activity) có thể bao gồm việc phát sinh lợi tức hỗ trợ đặt chƣơng trình phi lợi nhuận hoặc các hoạt động đồng thời làm phát sinh lợi tức và cung cấp chƣơng trình đáp ứng các mục tiêu sứ mệnh nhƣ hội thảo về nhà ở cho ngƣời khuyết tật (Young, 2001; 2003a). Doanh nghiệp xã hội tiến hành bởi mục tiêu phi lợi nhuận có thể khốc các hình thức tổ chức khác bao gồm các dự án thƣơng mại nội bộ, các chi nhánh lợi nhuận và phi lợi nhuận" [81, pp. 248]. Nhƣ vậy theo định nghĩa này, xét về mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận, có thể chia doanh nghiệp nói chung thành mấy loại sau: Loại thứ nhất là các doanh nghiệp lợi nhuận đơn thuần; Loại thứ hai là các doanh nghiệp lợi nhuận có hoạt động vì lợi ích xã hội nói chung; loại thứ ba là các doanh nghiệp có mục tiêu kép (cả lợi nhuận và cả phi lợi

nhuận); loại thứ tư là các doanh nghiệp phi lợi nhuận có tiến hành các hành

khuyến khích cao cho các doanh nghiệp tham gia vào các mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, sẽ dễ bị lợi dụng bởi các doanh nghiệp để thu lợi bất chính và sẽ là khó cho việc thiết kế chính sách và các qui tắc pháp lý để điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh.

EMES - một mạng lƣới nghiên cứu quốc tế của 16 trung tâm nghiên cứu do các trƣờng đại học thiết lập và nhiều nhà nghiên cứu độc lập có mục tiêu từng bƣớc xây dựng ở Châu Âu một bộ tài liệu về kiến thức kinh nghiệm và lý thuyết đa ngành, đa phƣơng pháp luận xung quanh doanh nghiệp xã hội và những vấn đề về khu vực thứ ba [103] - đƣa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhƣ sau: "Các doanh nghiệp xã hội là các tổ chức tƣ nhân phi lợi nhuận cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan trực tiếp tới mục tiêu rõ ràng của họ vì lợi ích của cộng đồng. Họ dựa trên động cơ tập thể bao gồm những dạng khác nhau của những ngƣời có lợi ích trong các cấu thành dƣới sự điều chỉnh của họ, họ đặt giá trị cao trên sự tự trị của họ và gánh chịu các rủi ro kinh tế liên quan tới hoạt động của mình" [80, pp. 5].

Định nghĩa này làm rõ tính chất khu vực thứ ba và khơng có liên quan tới nhà nƣớc, có nghĩa đơn thuần là mối quan hệ hay cách ứng xử của những ngƣời dân với xã hội thông qua doanh nghiệp xã hội. Đây là một quan niệm khác nhiều với quan niệm của Việt Nam, nơi mà đòi hỏi sự hỗ trợ, ủng hộ lớn của Nhà nƣớc nhƣ một điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội.

Sau khi tham khảo định nghĩa về doanh nghiệp xã hội của Chính phủ Anh, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, của Tổ chức Hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng – CSIP Việt Nam và các tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội của Luật Doanh nghiệp năm 2020; căn cứ vào thực tiễn và quy định pháp luật có liên quan, có thể định nghĩa về khái niệm doanh nghiệp xã hội nhƣ sau: Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hoạt động khơng vì mục tiêu tối đa hóa

lợi nhuận mà đƣợc thành lập với mục tiêu là để giải quyết một/các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu đƣợc của doanh nghiệp dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, doanh nghiệp xã hội chủ yếu cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng nhƣ: giáo dục, văn hóa, mơi trƣờng, đào tạo nghề...

Có thể nhận thấy, khái niệm “doanh nghiệp xã hội” đã đƣợc tiếp nhận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, doanh nghiệp xã hội là tất cả các mơ hình tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, bao gồm các doanh nghiệp có kết hợp thực hiện mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh trong đó mục tiêu xã hội đƣợc xác định là căn bản, các hợp tác xã thực hiện liên kết kinh doanh vì mục tiêu phát triển của cộng đồng, các tổ chức phi Chính phủ thực hiện sứ mệnh giải quyết các vấn đề xã hội. Theo nghĩa hẹp, “doanh nghiệp xã hội” trƣớc hết, đƣợc hiểu là một loại hình doanh nghiệp, tức là phải có tiến hành các hoạt động kinh doanh nhƣng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Hiểu theo nghĩa này, các quỹ, các tổ chức phi Chính phủ khơng đƣợc coi là doanh nghiệp xã hội. Pháp luật Việt Nam hiểu doanh nghiệp xã hội theo nghĩa hẹp, thậm chí rất hẹp, do việc quy định doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ loại trừ cả khả năng doanh nghiệp xã hội thành lập theo mơ hình hợp tác xã, mặc dù có thể có những hợp tác xã thực hiện mục tiêu xã hội là chủ yếu.

Doanh nghiệp xã hội nhấn mạnh tới sự thay đổi xã hội hơn là nhằm tới lợi nhuận, phản ứng lại với những hoạt động kinh doanh lựa chọn điểm cốt yếu có khuynh hƣớng lợi ích ngắn hạn trên những chi phí phúc lợi dài hạn đối với xã hội [97]. Quan niệm này nhấn mạnh tới sự khác biệt về mục tiêu và sự ảnh hƣởng tới xã hội của doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Đây có thể đƣợc xem là một dấu hiệu thể hiện rõ tính chất của doanh nghiệp xã hội về phƣơng diện kinh tế xã hội.

Tổ chức OECD (Organisation for Economie Co-operation and Development) và Chƣơng trình LEED (Local Economie and Employment Development Programme) nghiên cứu và đi đến kết luận rằng: Doanh nghiệp xã hội đã phát triển từ và trong khu vực kinh tế xã hội mà có ranh giới giữa thị trƣờng và nhà nƣớc, và thƣờng đƣợc liên hệ với khái niệm "khu vực thứ ba" (third sector) và "khu vực phi lợi nhuận" (non-profit sector); khái niệm doanh nghiệp xã hội khơng cố gắng tìm kiếm thay thế các khái niệm của khu vực phi lợi nhuận hay kinh tế xã hội, mà nó có ý tƣởng làm cầu nối giữa hai khái niệm bởi tập trung vào tinh thần (động cơ) doanh nhân mới về các sáng kiển công dân theo đuổi mục tiêu xã hội [99]. Đó chính là sự thể hiện bản chất của doanh nghiệp xã hội.

Từ các nghiên cứu trên cho thấy: Bản chất của doanh nghiệp xã hội là một thực thể hỗ trợ các vấn đề xã hội bằng các hoạt động kinh doanh. Thực thể này có hình thức hầu nhƣ giống với các hình thức thƣơng nhân thơng thƣờng và có thể có các hình thức riêng biệt, và tiến hành các hành vi thƣơng mại nhƣng lợi nhuận hầu hết dành cho việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng.

Sau khảo cứu về các định nghĩa doanh nghiệp xã hội, tổ chức Community Waltham Forest đã rút ra các đặc điểm cơ bản sau của doanh nghiệp xã hội:

(1) Có sứ mệnh xã hội và mơi trƣờng rõ ràng đƣợc thiết lập trong văn bản điều chỉnh của họ

(2) 50% thu nhập của họ phát sinh từ thƣơng mại hoặc mua bán hàng hóa và dịch vụ

(3) Tái đầu tƣ phần lớn lợi nhuận cho các hoạt động của chính doanh nghiệp xã hội

(4) Độc lập với nhà chức trách quốc gia và địa phƣơng; và

(5) Phần lớn đƣợc kiểm sốt liên quan tới lợi ích của sứ mệnh xã hội hơn lợi ích của các thành viên [93].

Sự khác biệt giữa doanh nhân (business entrepreneur) và doanh nhân xã hội (social entrepreneur) tập trung ở sứ mệnh của hai loại doanh nhân này. Đối với doanh nhân thông thƣờng thì sáng tạo có tính chất của cải là tiêu chuẩn quan trọng bởi gắn với thị trƣờng nơi mà doanh nhân phải thu hút khách hàng chi trả cho hàng hóa và dịch vụ do doanh nhân bán; cịn đối với doanh nhân xã hội thì sứ mệnh xã hội là tiêu chuẩn quan trọng và thị trƣờng không phải là tốt cho mục tiêu xã hội vì những ngƣời trong nhóm đƣợc hƣớng tới trong mục tiêu xã hội khó có thể chi trả cho hàng hóa và dịch vụ [95].

Từ bản chất và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội nhƣ trên đã nghiên cứu, có thể thấy doanh nghiệp xã hội mƣợn các hình thức của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và các loại cơng ty dân sự. Với tính chất của nội dung khác biệt nên hình thức này khó có thể phù hợp hồn tồn. Vì vậy có thể xem các hình thức của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận chỉ thích hợp từng điểm với từng trƣờng hợp cụ thể của doanh nghiệp xã hội. Sự vay mƣợn này có thể do sự ra đời của doanh nghiệp xã hội khá mới mẻ và chƣa hồn tồn định hình.

Các hình thức tổ chức mà doanh nghiệp xã hội chấp nhận dựa vào cơ cấu pháp lý, dựa vào kinh tế chính trị của việc cung ứng phúc lợi đang tồn tại

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội ở việt nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)