Khái niệm, ý nghĩa của tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội ở việt nam (Trang 50 - 59)

2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội và tuyển dụng lao

2.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp

xã hội

2.1.2.1. Khái niệm tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội

Tuyển dụng lao động có thể đƣợc hiểu theo nhiều phƣơng diện khác nhau. Xét về phƣơng diện kinh tế thì tuyển dụng lao động đƣợc coi là giai đoạn đầu của quá trình mua bán hàng hóa sức lao động. Sức lao động, theo C. Mác ―Đó là tồn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,

trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người

phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích‖ [1]. Do khơng có

tƣ liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và khơng cịn cách nào khác để sinh sống nên ngƣời lao động buộc phải bán sức lao động cho ngƣời sử dụng lao động. Để có thể bán sức lao động nhƣ một loại hàng hóa, ngƣời lao động phải đƣợc tự do về thân thể và làm chủ sức lao động của mình. Ngƣợc lại, ngƣời sử dụng lao động có vốn, của cải, trang thiết bị cần phải sử dụng lao động để sản xuất, kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Nhƣ vậy, sức lao động đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt mà ngƣời lao động đem ra bán trên thị trƣờng, còn ngƣời sử dụng lao động là ngƣời mua sức lao động do ngƣời lao động bán thông qua công tác tuyển dụng lao động.

Xét về phƣơng diện xã hội thì tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội đƣợc hiểu là hình thức huy động lực lƣợng lao động vào làm việc theo nhu cầu và khả năng của ngƣời sử dụng lao động. Ở phƣơng diện này, tuyển

dụng lao động bao gồm hai q trình đó là tuyển mộ và tuyển chọn lao động, trong đó, tuyển mộ là q trình tìm kiếm, thu hút các ứng viên, giúp doanh nghiệp “chiêu mộ” các ứng viên vào làm việc cho mình, cịn tuyển chọn là việc chọn lựa ngƣời lao động phù hợp từ các ứng viên đó và ra quyết định tiếp nhận ngƣời lao động vào vị trí trong doanh nghiệp. Để thu hút ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động phải thông báo về nhu cầu cần tuyển dụng với các nội dung nhƣ: nghề, cơng việc, vị trí cần tuyển, trình độ chuyên môn, số lƣợng cần tuyển, thời hạn hợp đồng, tiền lƣơng, điều kiện làm việc, yêu cầu về hồ sơ dự tuyển, ngày dự tuyển... Khi nhận đƣợc hồ sơ dự tuyển, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành các hoạt động xem xét và lựa chọn ứng viên đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đã đặt ra. Sau khi tổ chức, đánh giá, ngƣời sử dụng lao động có quyền ra quyết định của mình về việc nhận hay khơng nhận ứng viên vào làm việc.

Với tƣ cách là một hoạt động của quá trình lao động, tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội là khâu đầu tiên và có vai trị quan trọng trong q trình hình thành đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyển dụng lao động, doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực không bị thiếu hụt cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đồng thời, hoạt động này còn đảm bảo cho ngƣời lao động khả năng lựa chọn cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn và điều kiện hoàn cảnh, tạo điều kiện cho ngƣời lao động làm việc hiệu quả, có trách nhiệm trong công việc. Do vậy, tuyển dụng lao động phải đƣợc tiến hành trên cơ sở thiết lập chính sách tuyển dụng đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc và các tiêu chuẩn phải rõ ràng.

Xét về mặt ngôn ngữ, tuyển dụng là sự kết hợp của từ “tuyển” và từ “dụng”, trong đó nếu bóc tách riêng từng từ thì từ “tuyển” đƣợc hiểu là việc lựa chọn trong số nhiều cùng loại để lấy một số lƣợng nào đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn đã đề ra. Còn “dụng” đƣợc hiểu là dùng, sử dụng. Từ sự kết hợp hai từ này có thể

hiểu theo hai hƣớng. Một là, tuyển dụng lao động bao gồm việc tuyển chọn và sử dụng lao động, trong đó tuyển chọn là tiền đề cho việc sử dụng. Theo hƣớng này thì tuyển dụng lao động khơng đơn thuần là việc chọn lựa ngƣời lao động vào làm việc tại doanh nghiệp mà cịn bao gồm cả q trình sử dụng lao động trong doanh nghiệp đó. Khi tuyển dụng, ngƣời sử dụng lao động có quyền đặt ra những tiêu chuẩn về thể lực, trí lực phù hợp với tính chất cơng việc cần tuyển. Đây chính là khâu tuyển chọn. Sau khi đã hình thành lực lƣợng lao động, ngƣời sử dụng lao động sẽ sử dụng lao động theo mục đích tuyển dụng đã đề ra; tiến hành bố trí, điều hành lao động sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng lao động cũng là quá trình các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật, thỏa ƣớc lao động tập thể và điều kiện thực tế của đơn vị sử dụng lao động. Nhƣ vậy, tuyển dụng lao động bắt đầu từ khi nhà tuyển dụng tiến hành thông báo tuyển dụng và kết thúc khi quan hệ lao động chấm dứt.

Hiểu theo hƣớng thứ hai thì tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội chỉ là việc tuyển chọn lao động. Theo hƣớng này, tuyển dụng lao động có nghĩa hẹp hơn so với quan điểm trên. Nó là một q trình bắt đầu từ khi nhà tuyển dụng ra thông báo tuyển dụng và kết thúc khi ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động ký kết hợp đồng lao động, trong đó, hợp đồng lao động là hình thức pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động mà nội dung của nó bao gồm các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động của các bên, Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Xét về mặt pháp lý, theo Từ điển Black's Law thì tuyển dụng lao động đƣợc hiểu là quá trình xác định và tuyển dụng các ứng viên có trình độ nhất định, từ bên trong hoặc bên ngồi doanh nghiệp cho một vị trí tuyển dụng một cách hiệu quả, kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Mở rộng thêm, về mặt pháp lý cũng có thể hiểu tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nƣớc quy định, nhằm đáp úng nhu cầu sử dụng lao động của mình.

Nhìn chung, các khái niệm về tuyển dụng lao động nêu trên về cơ bản đều đã nêu đƣợc nội dung của tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, do quan điểm về hoạt động tuyển dụng lao động của mỗi tác giả khác nhau nên các khái niệm này chỉ có tính chất tƣơng đối, chƣa nêu bật đƣợc bản chất của hoạt động này. Chính vì vậy, qua việc phân tích các khái niệm nêu trên, có thể đƣa ra định nghĩa tuyển dụng lao động nhƣ sau:

Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và đánh giá các ứng viên để tìm ra người phù hợp cho cơng việc trong doanh nghiệp, là một trong các hình thức pháp lý huy động lực lượng lao động của người sử dụng lao động được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội cũng giống nhƣ tuyển dụng lao động nói chung là hoạt động mang tính tất yếu, khách quan của bất kỳ quá trình lao động chung nào của con ngƣời và dĩ nhiên, tuyển dụng lao động đƣợc thực hiện bằng các hoạt động mang tính xã hội. Mục đích của tuyển dụng lao động là sử dụng hiệu quả sức lao động phù hợp với từng công việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu cao nhất mà quá trình lao động sản xuất đặt ra. Khi nhà nƣớc thừa nhận quyền tuyển dụng lạo động của ngƣời sử dụng lao động và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật, thì từ đó, hoạt động tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động đƣợc gọi là quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động. Hay nói cách khác, khái niệm quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động là phạm trù pháp lý mà nội dung của nó là xác định phạm vi quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động

thông qua quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc đƣa ra các quy định, quyết định, quyền lựa chọn và áp dụng các biện pháp tuyển dụng lao động... đối với ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, có thể thấy tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội mang bản chất kinh tế và bản chất pháp lý. Bản chất này đƣợc thể hiện ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội thể hiện ý chí của một bên chủ thể - người sử dụng lao động

Điều đó đƣợc hiểu là ngƣời sử dụng lao động tồn quyền thể hiện ý chí riêng của mình trong hoạt động tuyển dụng lao động. Đây đƣợc coi là đặc điểm quan trọng trong quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động, thể hiện quyền lực đƣơc nhà nƣớc chuyển giao và thừa nhận với tƣ cách là chủ thể sử dụng lao động. Ngoài ra, quyền lực mang tính đơn phƣơng này cịn thể hiện sức mạnh và lợi thế vốn có của ngƣời sử dụng lao động trong mối quan hệ với ngƣời lao động ngay từ khâu tuyển dụng.

Tính đơn phƣơng trong quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động đựợc biểu hiện ra bên ngồi bằng nhiều hình thức nhƣ tự đƣa ra các yêu cầu, điều kiện tuyển dụng, tự lựa chọn hình thức tuyển dụng và có quyền quyết định tuyển dụng đối với ngƣời lao động, đƣợc thể hiện ở các mức độ khác nhau. Có nhiều trƣờng hợp, tính đơn phƣơng thể hiện triệt để, nghĩa là ngƣời sử dụng lao động toàn quyền quyết định một vấn đề nào đó trong q trình tuyển dụng, khơng cần phải tham khảo ý kiến của chủ thể nào khác. Trong nhiều trƣờng hợp, để bảo đảm sự dân chủ cũng nhƣ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ lao động, ngƣời sử dụng lao động vẫn phải tham khảo ý kiến của họ trƣớc khi quyết định một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình tham khảo mà các bên khơng thống nhất ý kiến, thì ngƣời sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Điều này cho thấy

rằng, quyền lực mang tính đơn phƣơng của ngƣời sử dụng lao động là loại quyền lực vừa có tính áp đặt từ ý chí của ngƣời sử dụng lao động, vừa ln bị chi phối từ ý chí của chủ thể khác.

Thứ hai, tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội là quyền giới hạn

Nghĩa là ngƣời sử dụng lao động chỉ đƣợc thực hiện quyền tuyển dụng lao động trên cơ sở phạm vi mà Nhà nƣớc “trao quyền” đƣợc quy định cụ thể trong pháp luật lao động. Cùng với việc quy định và bảo vệ những hoạt động mà ngƣời sử dụng lao động đƣợc phép thực hiện, pháp luật đồng thời xác định và ngăn ngừa những hoạt động mà ngƣời sử dụng lao động không đƣợc phép thực hiện khi tuyển dụng lao động. Mục đích khơng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của ngƣời sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh, sản xuất mà pháp luật còn phòng tránh các trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động lạm dụng quyền này mà xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác, đặc biệt là lợi ích của ngƣời lao động. Nếu vì lợi ích hoặc vì lý do nào đó mà ngƣời sử dụng lao động lạm quyền, xâm phạm quyền và lợi ích của ngƣời lao động hoặc ảnh hƣởng đến lợi ích của nhà nƣớc thì hành vi đó sẽ bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Thứ ba, tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội làm phát sinh quan hệ lao động

Quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động bao gồm quyền đƣa ra các điều kiện tuyển dụng, địa điểm tuyển dụng, lựa chọn hình thức tuyển dụng, lựa chọn loại hợp đồng lao động để ký kết... Ngƣời sử dụng lao động với tƣ cách là ngƣời có tƣ liệu sản xuất, nhu cầu nhân lực để hoạt động sản xuất kinh doanh, họ có quyền tuyển dụng lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Nhƣ đã nói ở trên, q trình tuyển dụng lao động là quá trình mua bán “hàng hóa sức lao động”. Kết quả của q trình này là ngƣời lao động bán đƣợc thứ mình muốn, cịn ngƣời sử dụng lao động mua đƣợc thứ

mình cần, tức là ngƣời sử dụng lao động tìm đƣợc những ngƣời lao động phù hợp với những yêu cầu mà mình đặt ra, từ đó đi đến việc xác lập hợp đồng lao động. Nhƣ vậy, rõ ràng quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động làm phát sinh quan hệ lao động.

Thứ tư, tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội hướng tới đối tượng là nhóm người lao động yếu thế

Nhóm ngƣời lao động yếu thế bao gồm: Lao động là ngƣời khuyết tật, lao động là ngƣời chƣa thành niên, lao động là ngƣời cao tuổi, lao động nữ. Đây là một lực lƣợng không nhỏ trong xã hội và đƣợc xác định là nhóm đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng mà xã hội ln quan tâm, địi hỏi họ phải đƣợc bảo vệ bằng luật pháp để bảo đảm quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững.

2.1.2.2. Ý nghĩa của tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội Thứ nhất, đối với người sử dụng lao động

Pháp luật về tuyển dụng lao động đã tạo cơ sở pháp lý cho ngƣời sử dụng lao động thực hiện quyền của mình. Hoạt động tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động chỉ đƣợc thực hiện khi đƣợc pháp luật ghi nhận, hay nói cách khác chỉ khi đƣợc ghi nhận bởi pháp luật thì hoạt động đó mới đƣợc coi là quyền của chủ thể và đƣợc nhà nƣớc đảm bảo thực hiện. Sự ghi nhận của pháp luật đối với quyền tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động thể hiện ở việc pháp luật quy định và bảo vệ những việc mà chủ thể quản lý đƣợc phép thực hiện đồng thời cũng quy định những việc mà chủ thể quản lý không đƣợc phép áp dụng khi thực hiện hoạt động tuyển dụng tại doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở những quy định cụ thể đó, ngƣời sử dụng lao động có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các hoạt động tuyển dụng trong quyền năng của mình để từ đó khẳng định đƣợc vai trị và quyền uy của chủ sử dụng lao động, tạo ra trật

tự về tổ chức và hoạt động của đơn vị sử dụng lao động nhằm đạt mục đích nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Pháp luật về tuyển dụng lao động thể hiện quyền tự chủ của ngƣời sử dụng lao động đối với đơn vị lao động và sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động. Các quy định pháp luật về tuyển dụng lao động đã cho phép ngƣời sử dụng lao động đƣợc tùy ý quyết định các vấn đề về tuyển dụng lao động trong đơn vị của mình để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh vì sự tồn tại và phát triển của đơn vị.

Pháp luật về tuyển dụng lao động tạo điều kiện cần thiết để ngƣời sử dụng lao động có thể tuyển dụng đƣợc lao động một cách hiệu quả. Trên cơ sở các quy định pháp luật đó, ngƣời sử dụng lao động biết cách vận dụng linh hoạt, có biện pháp tuyển dụng phù hợp với đặc trƣng của đơn vị lao động sẽ tuyển dụng đƣợc ngƣời lao động có chất lƣợng. Ngƣợc lại nếu ngƣời sử dụng lao động không biết khai thác quyền năng mà pháp luật trao cho mình, có biện

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp xã hội ở việt nam (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)