Vai trò của chất điều hồ sinh trong ni cấy in-vitro

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 39 - 41)

2.2 Tổng quan về dừa sáp

2.2.6 Vai trò của chất điều hồ sinh trong ni cấy in-vitro

in-vitro

Theo Raghavan (1976, 1980), ngoài một số chất tự nhiên như nước dừa, nước chiết malt, casein thuỷ phân, là những chất rất cần trong ni cấy phơi, các chất kích

phơi. Auxin thường dùng ở nồng độ thấp. Kinetin có vai trị đặc biệt cho sự phát triển của phôi.

Cây trồng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho cây nảy mầm, lớn lên, ra hoa và kết quả. Bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng thì việc bổ sung chất điều hịa sinh trưởng là nhu cầu cần thiết để kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hóa cơ quan, cung cấp sức sống tốt cho mơ và tế bào cây trồng. Chất điều hịa sinh trưởng được sử dụng để định hình sự phát triển của cây như kích thích sự ra rễ của cây, kích thích ra chồi… (Trần Văn Minh, 2017).

Trong q trình sinh trưởng ở điều kiện môi trường thuận lợi về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm…các chất điều hòa sinh trưởng như Gibberelin, Auxin hay IAA, Xytokinin trong hạt được tổng hợp và tích lũy. Tuy nhiên, trong thực tế thì cây khơng phải lúc nào cũng ở điều kiện tối ưu mà sẽ có ở trong tình trạng bất lợi, nhất là trong ni vấy in-vitro. Do đó, để cây phát triển theo hướng mong muốn của con người thì cần bổ sung chất điều hịa sinh trưởng thực vật tương ứng cho cây ở mỗi giai đoạn khác nhau là cần thiết (Trần Văn Minh, 2017).

Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi trường nuôi cấy thường phải cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích thích ra rễ, cịn Cytokinin kích thích ra chồi.

Nước dừa, một nguồn năng lượng tốt, có thêm vitamin và chất dinh dưỡng khoáng, cũng được sử dụng để tăng cường tỷ lệ nảy mầm. Kết quả, phôi phát triển tốt ở trên trung bình, nhưng tăng trưởng gốc bị hạn chế (Ventura et al., 1966).

Nồng độ đường sucrose cao làm tăng tốc độ trao đổi chất và cũng hoạt động như một tác nhân thẩm thấu, thúc đẩy sự nảy mầm. Bước đầu tiên của quy trình ni cấy phơi được thực hiện trong pha lỏng và đường sucrose có thể được thay thế bằng đường đơn dextrose với vai trò là nguồn năng lượng (Rosario and Guzman, 1976). Than hoạt tính thêm vào mơi trường để ngăn chặn sự hóa nâu mơ (Vu, 2002).

Các nghiên cứu khác cho thấy axit gibberellic đã cải thiện tỷ lệ nảy mầm trong môi trường lỏng và phơi nảy mầm trong ni cấy lỏng có thể cải thiện sự ra rễ (Guzman, 1969). Tuy nhiên, giữ phôi dừa sáp trong môi trường lỏng hơn 6 tuần là bất lợi cho sự phát triển chồi của chúng (Balaga and Guzman, 1970).

Theo Sajise and Guzman (1972) nước dừa đã khử trùng và nồng độ axit indole acetic (IAA) cao đã được chứng minh là gây ức chế cho sự phát triển của rễ, trong khi các chất điều hòa sinh trưởng giống IAA khác, như axit axetic naphthalene (NAA) và axit indole-3-butyric (IBA), làm tăng sự hình thành rễ.

Trong q trình ni cấy trong mơi trường chất lỏng, cường độ ánh sáng cao đã được chứng minh là ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, đặc biệt là rễ cây (Guzman 1974).

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w