Chi phí và cơ cấu chi phí cơ bản của dừa sáp thường và dừa Sáp cấy phôi

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 114 - 116)

thường và dừa Sáp cấy phôi

Kết quả điều tra ở Bảng 4 .35 về chi phí và thu nhập của việc trồng dừa cho thấy rằng, trong quá trình sản xuất phát sinh những chi phí bao gồm:

+ Các biến phí: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chi phí nhiên liệu, chi phí thuê lao động (thuê lao động để bồi bùn, vệ sinh vườn dừa, hái dừa, bón phân, phun thuốc), chi phí lao động gia đình và các chi phí khác (điện, nước, điện thoại).

+ Các định phí: chi phí máy móc và các định phí khác.

+ Chi phí lao động: bao gồm lao động thuê và lao động gia đình. Theo kết quả điều tra, một ngày cơng lao động gia đình có giá trung bình 150.000 đồng/ngày.

Đối với sản xuất dừa sáp thường và dừa sáp cấy phơi, chi phí sản xuất được chia thành hai phần bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hàng năm. Trong đó, chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí máy móc, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động và chi phí khác trong suốt thời gian dừa chưa cho trái. Chi phí hàng năm thường cũng tương tự chi phí ban đầu nhưng khơng có chi phí giống dừa.

Cây dừa sáp thường và cây dừa sáp cấy phôi cho trái sau khoảng 4-5 năm trồng. Thời điểm cho trái ổn định bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi. Do đó, đầu tư cơ bản cho dừa được tính cho 5 năm đầu tiên. Độ tuổi khai thác trung bình của dừa sáp thường khoảng 56 năm, dừa sáp cấy phôi khoảng 54 năm. Tuy nhiên, xét theo quan điểm kinh doanh thì đối với cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, điều, tiêu, cao su thì thời gian khấu hao cơ bản thường từ 10-20 năm. Trong nghiên cứu này, thời gian tính khấu hao cơ bản cho dừa là 20 năm. Do đó, chi phí cơ bản sẽ được chia đều cho 20 năm để tính chi phí khấu hao cơ bản trung bình cho một năm.

Các chi phí đầu tư trong 5 năm được khảo sát tại cùng thời điểm điều tra và được quy về giá năm 2017 để tính tốn. Những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao là: chi phí lao động gia đình, chi phí phân bón, chi phí th lao động… (Trần Tiến Khai và

ctv., 2011)

Chi phí giống năm 2 phát sinh là do phải trồng dặm một số cây chết hoặc khơng phát triển. Tổng chi phí giống trung bình cho 1 ha đối với đối với dừa sáp thường là khoảng 4 triệu đồng chủ yếu do vườn nhà có sẵn vài cây và chủ vườn tự nhân giống từ những cây đó nên chi phí giống dừa sáp thường khá thấp; dừa sáp cấy phôi là 182,4 triệu đồng, theo giá giống dừa sáp cấy phôi hiện tại là 0,8 triệu đồng/cây.

Kết quả phân tích cho thấy, tổng chi phí, chi phí vật tư, chi phí lao động của dừa sáp thường và dừa sáp cấy phôi đều cao nhất ở năm đầu tiên do phải đầu tư giống chủ yếu ở năm đầu tiên và đầu tư lao động cho việc chuẩn bị đất, trồng dừa, chăm sóc dừa

thường xuyên khi dừa cịn nhỏ. Năm thứ 3, tổng chi phí, chi phí vật tư, chi phí lao động của dừa sáp thường và dừa sáp cấy phôi thấp so với các năm còn lại. Sang năm thứ 4 và năm thứ 5 trở đi, khi cây dừa sáp thường phát triển ổn định thì chi phí cũng dần ổn định theo. Tuy nhiên, đối với dừa sáp cấy phôi, theo khảo sát do diện tích lớn và tự thu trái nên trong 7 hộ có 2 hộ thuê lao động thường xuyên theo tháng nên chi phí thuê lao động của dừa sáp cấy phơi cao hơn dừa sáp thường.

Bảng 4.35: Chi phí và cơ cấu chi phí cơ bản mơ hình dừa sáp thường và dừa sáp cấy phơi ở

tỉnh Trà Vinh

Đơn vị tính:triệu đồng/ha/năm

Chỉ tiêu

Dừa sáp thường Dừa sáp cấy phơi

Mức ý nghĩa Tổng 5 năm Khấu hao trung bình một năm Tổng 5 năm Khấu hao trung bình một năm Chi phí vật tư 57,72±14,76 2,89±0,74 263,06±42,30 13,15±1,12 ** Mương liếp 39,09±8,41 1,95±0,42 38,37±12,08 1,92±0,60 ns Giống dừa 3,10±2,89 0,18±0,13 182,40±41,66 9,12±2,08 ** Phân bón 11,45±10,13 0,57±0,51 37,69±32,87 1,88±1,64 ** Thuốc BVTV 0,95±1,22 0,05±0,06 1,613±0,948 80,70±47,40 ns Máy móc 1,17±2,56 0,06±0,13 0,49±0,77 0,02±0,04 ns Xăng 0,53±1,83 0,03±0,09 1,00±1,92 0,05±0,10 ns Chi phí khác 0,92±1,87 0,05±0,09 1,51±0,68 0,08±0,03 ns Chi phí lao động 83,10±88,30 4,16±4,42 88,89±36,41 4,45±1,82 ns Thuê lao động 12,31±14,50 0,62±0,72 16,97±14,47 0,85±0,72 ns Lao động gia đình 70,79±84,90 3,54±4,24 71,92±35,42 3,57±1,77 ns Tổng chi phí 70,03±22,14 3,50±1,11 280,03±50,78 14,00±2,54 ** Tổng chi phí (có LDGD) 140,82±88,75 7,04±4,44 351,95±35,92 17,60±1,80 ** Ngày công LDGD (ngày) 471,90±565,90 23,64±28,30 479,50±236,10 24,00±11,80 ns

Ghi chú: ns khơng có sự khác biệt), “*” và “**” khác biệt ở mức 5% và 1% thông qua kiểm định T test

Chi phí đầu tư cơ bản cho dừa sáp cấy phôi cao hơn dừa sáp thường. Đối với dừa sáp cấy phơi, tổng chi phí đầu tư cơ bản là 351,9 triệu đồng/ha/năm, dừa sáp thường là 140,8 triệu đồng/ha/năm. Vì lao động gia đình do chính nơng hộ đóng góp, nên chi phí tiền mặt thật sự mà nơng hộ đầu tư trồng mới 1 ha dừa sáp thường trung bình là 57,7 triệu đồng/ha/5 năm, dừa thường trung bình là 263 triệu đồng/ha/5 năm. Như vậy, chi phí khấu hao cơ bản được xác định đối với dừa sáp thường là 2,9 triệu đồng/ha/năm, đối với dừa sáp cấy phôi là 13,1 triệu đồng/ha/năm cho 20 năm khai thác kinh doanh.

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vườn dừa, lao động gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hạng mục chi phí. Tổng ngày cơng lao động gia đình đầu tư đối với dừa sáp cao hơn dừa thường. Đối với dừa sáp thường, tổng ngày cơng lao động gia đình là 472 ngày/ha/5năm, dừa thường là 480 ngày/ha/5năm, trong đó hai năm đầu tiên cần nhiều lao động hơn do dừa cịn nhỏ cần phải chăm sóc thường xun hơn. Như vậy,

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w