Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lên tăng trường, năng suất và chất

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 69 - 74)

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ trái sáp

3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lên tăng trường, năng suất và chất

tăng trường, năng suất và chất lượng dừa sáp cấy phôi

3.2.2.1 Phương tiện

- Thời gian và địa điểm:

+ Thời gian: 1/2018-12/2020

+ Địa điểm: ấp Bình La, xã Lương Hịa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, thể

hiện ở hình sau:

Hình 3.18: Sơ đồ khoảng cách trồng dừa trong vườn dừa

+ Đối tượng nghiên cứu: phân vơ cơ, phân hữu cơ và thời gian bón. 3.2.2.2 Vật liệu thí nghiệm:

+ Phân hữu cơ: Dựa vào kết quả phân tích mẫu phân hữu cơ của Phạm Thị Phương Thuý và ctv. (2018) để thay thế cơng thức phân bón từ phân vơ cơ sang phân hữu cơ. Kết quả phân tích mẫu phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng: 1,26% N, 0,4% P2O5, 1,2% K2O và ẩm độ 30%.

+ Phân vô cơ: Sử dụng các loại phân đơn gồm: Urê 46% N, Super lân 16,5% P2O5 và Kali Clorua 60% K2O.

+ Cơng thức phân bón: chưa có kết quả nghiên cứu cơng thức phân bón cho dừa sáp cấy phơi tại Việt Nam, Luận án sử dụng công thức khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu năm 2012 áp dụng trên cây dừa sáp thường, cụ thể cơng thức phân bón như sau:

Bảng 3.10: Lượng phân bón theo tuổi của cây

Tuổi cây (năm)

Loại phân (g/cây/năm)

Urê Super phosphate KCl

1 150 400 150 2 300 400 200 3 500 600 400 4 600 600 600 5 800 800 800 > 5 800-1.000 1.000-1.200 800-1.000

Ghi chú: Theo Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (2012)

Luận án triển khai nghiên cứu trên cây dừa 5 năm tuổi nên cơng thức phân bón áp dụng: (0,8 kg Urê + 0,8 kg super lân + 0,8 kg Kali Clorua)/cây/năm.

Đối với nghiệm thức thay thế 100% phân vơ cơ bằng phân hữu cơ thì lượng phân cần bón gồm: (62,4 kg Phân hữu cơ và 0,288 kg Kali Clorua)/cây/năm.

Đối với nghiệm thức thay thế 50% phân vô cơ bằng phân hữu cơ thì lượng phân cần bón gồm: (31,2 kg Phân hữu cơ + 0,4 kg Urê + 0,4 kg Super lân và 0,66 kg Kali Clorua)/cây/năm.

+ Đất thí nghiệm: phân tích đặc tính đất đầu vụ thí nghiệm và sau 2 năm thí nghiệm ở nghiệm thức cho năng suất thấp nhất:

Bảng 3.11: Kết quả phân tích lý hóa đất vùng trồng dừa sáp huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh

TT Chỉ tiêu phântích

Đất đầu vụ (Dừa

sáp 5 năm tuổi) Thang đánh giá

Đất sau khi bón phân 2 năm (dừa sáp 7 năm

tuổi) đánh giáThang Mẫu 1 Mẫu2 Mẫu 1 Mẫu2

1 pH-H2O 6,7 6,7 Trung tính 6,8 6,7 Trung tính

2 pH-KCl 6,0 5,9 Trung tính 6,0 6,0 Trung tính

3 CHC (%OM) 1,6 1,6 Trung bình 1,1 1,0 Trung bình

4 CEC (meq/100g) 16,6 16,3 Cao 6,5 6,7 Thấp

5 N-tổng (%) 0,13 0,11 Trung bình 0,06 0,06 Nghèo

6 P-tổng (%) 0,13 0,14 Giàu 0,09 0,1 Trung bình

7 K-tổng (%) 1,61 1,36 Trung bình 0,79 0,60 Nghèo

8 (mg/kg)N-dễ tiêu 19,3 23,9 - 14,9 12,8 -

10 K-dễ tiêu (%) 0,23 0,24 - 0,24 0,22 -

Ghi chú: pHH2O: đánh giá FAO -UNESCO; pHKCL: Sổ tay phân tích - ĐHTH Hà Nội; CHC: Đất Việt Nam - Hội Khoa học đất; CEC, N,P2O5,K2O- tổng: Đất Việt Nam - Hội Khoa học đất; P dễ tiêu: Phương pháp Mehlich2

Đất trồng dừa năm 5,7 tuổi: xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

3.2.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Năm 2018 và 2019: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu

nhiên, gồm 05 nghiệm thức và 05 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 2 cây dừa với các nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức 1: theo khuyến cáo, 1 tháng bón lần (66,67 g Urê + 66,67 g Super lân + 66,67 g Kali Clorua)/lần/cây).

Nghiệm thức 2: theo khuyến cáo, 3 tháng bón lần (200 g Urê + 200 g Super lân + 200 g Kali Clorua)/cây/lần

Nghiệm thức 3: theo khuyến cáo, 6 tháng bón lần (400 g Urê + 400 g Super lân + 400 g Kali Clorua)/cây/lần.

Nghiệm thức 4: thay thế 100% phân vô cơ bằng 100% hữu cơ từ phân hữu cơ, 1 tháng bón 1 lần (5,2 kg phân hữu cơ + 24 g Kali Clorua).

Nghiệm thức 5: Thay thế 100% phân vô cơ bằng 50% hữu cơ từ phân hữu cơ, 1 tháng bón 1 lần ((2,6 kg phân hữu cơ + 33,3 g Urê + 33,3 g Super phosphate + 55,3 g Kali Clorua)/lần/cây).

Sau 2 năm thực hiện thí nghiệm, các chỉ tiêu phân tích đất cuối năm 2019 đều giảm so với đầu vụ năm 2018. Đồng thời chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất ở các nghiệm thức cũng giảm so với năm 2018 (Bảng 3 .11). Do đó, nghiên cứu đã tăng liều lượng phân bón lên gấp đơi, cụ thể sau:

Luận án triển khai nghiên cứu trên cây dừa 5 năm tuổi nên cơng thức phân bón áp dụng: (1,6 kg Urê + 1,6 kg super lân + 1,6 kg Kali Clorua)/cây/năm.

Đối với nghiệm thức thay thế 100% phân vơ cơ bằng phân hữu cơ thì lượng phân cần bón gồm: (124,8 kg Phân hữu cơ và 0,58 kg Kali Clorua)/cây/năm.

Đối với nghiệm thức thay thế 50% phân vơ cơ bằng phân hữu cơ thì lượng phân cần bón gồm: (62,4 kg Phân hữu cơ + 0,8 kg Urê + 0,8 kg Super lân và 1,33 kg Kali Clorua)/cây/năm.

Năm 2020: Thí nghiệm được bố trí giống như năm 2018 và 2019 như sau:

Nghiệm thức 2: theo khuyến cáo, 3 tháng bón lần (400 g Urê + 400 g Super lân + 400 g Kali Clorua)/cây/lần

Nghiệm thức 3: theo khuyến cáo, 6 tháng bón lần (800 g Urê + 800 g Super lân + 800 g Kali Clorua)/cây/lần.

Nghiệm thức 4: thay thế 100% phân vô cơ bằng 100% hữu cơ từ phân hữu cơ, 1 tháng bón 1 lần (10,4 kg phân hữu cơ + 48 g Kali Clorua).

Nghiệm thức 5: Thay thế 100% phân vô cơ bằng 50% hữu cơ từ phân hữu cơ, 1 tháng bón 1 lần (5,2 kg phân hữu cơ + 66,6 g Urê + 66,6 g Super phosphate + 110,6 g Kali Clorua)/lần/cây).

3.2.2.4 Phương pháp bón phân:

Bón rãi đều xung quanh gốc: Rãi phân trên khắp bề mặt đất theo vịng trịn (bán kính vịng trịn tùy theo tuổi cây, dựa theo hình chiếu của tán lá) xung quanh gốc dừa, dùng cuốc xới nhẹ cho phân lẫn vào đất, tưới nước đẩm xung quanh gốc nếu trời không mưa.

3.2.2.5 Chỉ tiêu theo dõi

Chu vi gốc được đo thống nhất tại sẹo lá thứ 13 ( Hình 3 .19), số tàu dừa/cây, số trái/quày, số quày/cây (Error: Reference source not found), lấy chỉ tiêu 1 tháng/lần. Riêng khối lượng trái và đo độ dầy của cơm dừa thì 1 năm/lần.

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w