Hiện trạng sản xuất và kỹ thuật nâng cao tỷ lệ trái sáp trên dừa sáp

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 45)

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cho thấy dừa sáp được trồng tập trung tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, năng suất trái trung bình 45 trái/cây/năm, tỷ lệ trái sáp 19,3 %. Diện tích canh tác dừa sáp/hộ nhỏ là 0,42 ha, chiếm khoảng 75,4% diện tích dừa của hộ, mật độ trồng khá dày 235 cây/ha, 100 % hộ bồi bùn, 87 % hộ bón phân , 69,9 % hộ trồng xen, 32,6% hộ nuôi xen trong vườn dừa sáp (Ngô Thị Kiều Dương, 2012).

2.4.2 Năng suất

Năng suất dừa bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện dinh dưỡng của cây. Khi cây dừa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì cho năng suất cao và ngược lại. Theo Ngô Thị Kiều Dương và ctv. (2013) đối với các giống dừa thuộc nhóm dừa cao thì trung bình 28-32 ngày sẽ cho ra quày, tương ứng 11,4-13,0 qy/cây/năm, đối với các giống dừa thuộc nhóm dừa lùn thì trung bình khoảng 25-28 ngày sẽ cho ra quày, tương ứng 13,0-14,6 quày/cây/năm. Kết quả nghiên cứu tại Trà Vinh giai đoạn 2011-2015, năng suất trái của giống dừa sáp là 55 trái/cây/năm và về lý thuyết cây dừa có thể cho đến 100 trái/năm. Có đến 13% nơng dân trồng dừa sáp khơng bón phân, nếu có bón phân thì chỉ bón từ 1-2 lần/năm và quy trình bón phân khuyến cáo hiện nay chủ yếu là bón phân vơ cơ và số lần bón từ 2-3 lần/năm. Trồng dừa chủ yếu là dựa vào trời mưa mà khơng tưới nước do đó trên vườn dừa thường có hiện tượng “treo quày” vào các tháng mùa khô. Do cây không đủ nước và thiếu dinh dưỡng để thực hiện q trình phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu trái.

2.4.3 Giống

Phân nhóm dừa sáp: Dừa sáp như dừa bình thường được phân thành hai nhóm -

Cao và Lùn (Mashud and Manaroinsong, 2007).

Cây dừa sáp cao có kích thước lớn hơn cây lùn, từ kích thước của thân cây đến tán lá, một tính năng đặc biệt là sự hiện diện của phần mở rộng ở gốc của thân cây, có kích thước trái lớn và bắt đầu ra hoa ở tuổi 5-7 năm. Cây dừa sáp cao có đặc tính là hoa thuộc nhóm thụ phấn chéo, do đó, sự thay đổi giữa cây/cá thể và mật độ trồng lên tỷ lệ trái sáp có biến động khá cao (Mashud and Manaroinsong, 2007).

Dừa sáp lùn có hình dáng của những cây có kích thước nhỏ hơn chiều cao ở cả thân và tán lá. Dừa sáp lùn thân khơng có phần phìn ở gốc, kích thước trái nhỏ đến trung bình và số trái trên mỗi chùm khá nhiều, cho trái ở tuổi 3-4 năm. Dừa sáp lùn có kiểu hoa tự thụ phấn, nên mức độ đồng đều trong quần thể khá cao (Mashud and Manaroinsong, 2007).

Fremond et al. (1966) phân loại dừa bình thường thành ba nhóm là cao, lùn và lai (nhóm dừa trung gian). Nhóm dừa sáp lai cũng đã được tìm thấy các lồi ở một số vị trí như Pati, Trung Java và Jember, Đông Java.

Các giống dừa sáp hiện nay: Theo nhận xét của các bậc lão nơng về nhóm màu sắc của trái, theo đó, màu sắc trái sáp ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh chủ yếu là màu xanh, những năm về sau do quá trình lai tạo tự nhiên trong quần thể dừa sáp xuất hiện thêm những cây màu nâu và kích thước trái cũng được nhận định theo hai nhóm chính là trái to và trái trung bình (Nguyễn Thị Thủy, 2008).

Theo Võ Văn Long (2007) nghiên cứu phân tích đánh giá đa dạng di truyền về nguồn gen cây dừa bằng chỉ thị phân tử RAPD và RGA trên 41 giống dừa Việt Nam, cho thấy giống dừa sáp Trà Vinh có mức độ tương đồng di truyền cao S=0,93; cùng phân nhóm với các giống dừa Dâu, Ta địa phương. Điều này cho thấy giống dừa sáp càng gần với giống dừa Ta, Dâu về mặt di truyền. Kết quả khảo sát phân chia dừa sáp Cầu Kè thành 3 nhóm giống và hình thái bên ngồi của thân, lá, hoa, trái khơng khác gì với các giống dừa thường:

Nhóm I: Trái trịn, màu xanh, kích thước trung bình, cơm dừa đặc ruột kiểu B và kiểu tự thụ phấn bán trực tiếp.

Nhóm II: Trái to, màu xanh, có 3 khía rỏ, cơm dừa đặc ruột kiểu A và kiểu thụ phấn chéo hồn tồn.

Nhóm III: Trái to, trịn, màu nâu, cơm dừa đặc ruột kiểu A và kiểu tự thụ phấn bán trực tiếp.

A B

Hình 2.12: Đại diện 2 dạng màu trái giống dừa sáp tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. (A) dừa sáp trái vàng và (b) dừa sáp trái xanh (Võ Văn Long, 2007)

Dừa sáp cấy phôi ở tỉnh Trà Vinh được cung cấp chủ yếu từ Viện Cây có Dầu và Trường Đại học Trà Vinh. Qua khảo sát vào tháng 6 năm 2017, các giống dừa sáp cấy phơi có độ tuổi từ 1-6 năm tuổi, kết quả các giống đã cho trái có tỷ lệ trái sáp/quày đạt tỷ lệ > 80% và có nhiều dạng trái khác nhau, có giống màu vàng (vỏ trái), có giống màu xanh (vỏ trái), có giống màu đỏ (võ trái),….

2.4.4 Phương pháp cải thiện tỷ lệ trái dừa sáp hiệnnay trên thế giới và Việt Nam nay trên thế giới và Việt Nam

2.4.4.1 Cơ sở khoa học về di truyền ảnh hưởng đến tỷ lệ trái sáp

Các nghiên cứu ban đầu của Torres (1937) và Zuniga (1953) đã cung cấp bằng chứng cho di truyền nội nhũ để tạo trái dừa sáp hoặc phương thức di truyền. Hiện tượng dừa sáp được đưa ra giả thuyết được kiểm soát bởi gen m lặn và được biểu hiện dưới dạng tình trạng đồng hợp tử (mmm), (Islam et al., 2013).

Theo nghiên cứu của Zuniga (1953) khi tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn trợ lực và tự thụ phấn giữa các cây dừa sáp với nhau đều thu được tỷ lệ 3:1 trái bình thường: trái sáp, từ đó đưa ra kết luận rằng đặc tính trái sáp do một gen đơn lặn qui định. Trái dừa từ cây dừa sáp tự thụ sẽ có 3 kiểu gen: 1 MM (trái có cơm dừa bình thường MMM); 2 Mm (trái dừa có biểu hiện cơm dừa bình thường 1 MMm và 1 Mmm. Những trái này khi được trồng sẽ là các cây dừa mang trái sáp và 1 mm (trái mang gen mm sẽ không lên cây). Theo Zuniga (1953), về mặt lý thuyết, sự xuất hiện của thể tam bội đồng hợp tử (mmm) nên là 1:8 (12,5%), cho năng suất tương đương của gen này trong phấn hoa và trong noãn. Trong một nghiên cứu tiếp theo của Zuniga (1959) cho thấy việc tự thụ phấn của cây dừa sáp dẫn đến trái có sáp đạt theo tỷ lệ 1:3,8 (21%). Trên thực tế năng suất trái dừa sáp thay đổi mạnh mẽ (từ 2% đến 17%) với sự thụ phấn khơng kiểm sốt và điều đáng chú ý là tỷ lệ trái sáp trong khoảng từ 54% đến 69% trong tất cả các thử nghiệm liên quan đến thụ phấn có kiểm sốt (Zuniga, 1953).

Bảng 2.3: Kiểu gen nội nhủ và phôi dừa sáp theo Torres, (1937) và Zuniga, (1953)

♀ ♂ Tiền nhân (sperm nucleus)

(n)

Nhân trứng (Egg nucleus) (n)

Nhân cực (Polar nuclei) (2n)

M M MM Mm

Phôi nảy mầm Phơi nảy mầm Nội nhủ bìnhthường Nội nhủ bìnhthường

M Mm Mm MMm mmm

Phơi nảy mầm Phơi khơng nảymầm Nội nhủ bìnhthường Dừa sáp

Do đó, một cây dừa sáp có kiểu gen đồng hợp tư lặn (mm) thực chất không tồn tại tự nhiên và phải được nuôi cấy nhân tạo thông qua nuôi cấy mô (Guzman et al., 1964) và (Guzman and Manuel, 1977). Thơng thường, có 25% khả năng sản xuất trái dừa sáp nếu trái được lấy từ cây mẹ mang dừa sáp (Islam et al., 2013 và Cedo et al.,

1984) nhưng khả năng này có thể tăng lên 85% (dao động từ 50 đến dưới 100%) nếu chúng được thu hoạch từ cây dừa sáp giống được sản xuất bằng phương pháp giải cứu phôi (Guzman et al., 1964)); (Guzman and Manuel, 1977) và theo Cedo et al. (1984) ghi nhận tất cả năng suất trái dừa có sáp từ quá trình tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo của dừa sáp nuôi cấy phôi với cùng loại, trong khi thụ phấn chéo dừa sáp ni cấy phơi với một loại dừa bình thường tạo ra tất cả các loại trái bình thường.

Theo Kumar et al. (2014) giống đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra trái sáp ở giai đoạn trái 11 tháng tuổi và được chứng minh một lần nữa trên giống dừa sáp Andaman (nhóm dừa cao) và Laguna (nhóm dừa cao) ở Philippines có tần suất trái sáp cao hơn giống dừa khác.

2.4.4.2 Vai trò của giống ảnh hưởng đến tỷ lệ trái sáp

- Trồng bằng giống dừa sáp thường

Giống dừa sáp thừng được nhân lên bằng trái dừa khơng sáp trong qy dừa có trái sáp. Mặc dù dừa sáp chứa một phơi rõ ràng bình thường, nhưng do đặc tính khơng nảy mầm vì nội nhũ có chứa các chất ức chế sự hình thành giác mút của phơi và gây chết phơi. Vì vậy, trong tự nhiên khơng tồn tại cây dừa sáp mang kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo truyền thống nơng dân chỉ có thể nhân và trồng dừa sáp bằng cách chọn trái không sáp của cây dừa sáp để trồng. Theo phương pháp này và tùy thuộc vào nơi chúng được trồng, tỷ lệ trái dừa sáp được sản xuất rất thấp, chỉ 1-2 trái mỗi buồng (Rosario, 1998).

- Trồng bằng giống dừa sáp cấy phôi

Tại Thái Lan: Dừa sáp được chia làm 2 nhóm lùn và cao. Tuy nhiên, tỷ lệ dừa

sáp lùn rất thấp ở trong các vườn của dân, từ 1-2 trái/buồng 10 trái đối với cây dừa ở 6-7 năm tuổi, hoặc thường khơng có trái sáp. Thái Lan phát triển tạo thành đảo dừa sáp (Kathi island) với ban đầu khoảng 2.000 cây dừa sáp nuôi cấy phôi cho tỷ lệ trái dừa sáp tại đảo đạt 100%.

Tại Indonesia: Dừa sáp thường tập trung ở vùng Sumenep Madura, Đông Java,

trái sáp rất thấp đạt từ 1-3 trái/buồng, hoặc thường xuyên khơng có trái sáp. Viện nghiên cứu dầu cọ của Indonesia đã phát hiện ra giống dừa sáp lùn.

Đặc điểm về hình thái trái: kích thước trái giống dừa sáp cao từ trung bình đến lớn, kích thước trái của giống dừa sáp lùn từ nhỏ đến trung bình; màu sắc trái có sự khác biệt giữa, điều này nguyên nhân là do quá trình lai tạo tự nhiên giữa các giống dừa sáp lùn x dừa sáp lùn hoặc giữa dừa sáp lùn x dừa sáp cao. Đặc điểm về sinh trưởng như giống dừa sáp lùn có khả năng cho trái sớm chỉ sau 3-4 năm trồng, giống dừa sáp cao thì cho trái sau 6-8 năm trồng. Đặc điểm các kiểu cơm đặc tương tự như dừa sáp cao: đặc ít, đặc trung bình, đặc đầy trái. Tỷ lệ trái sáp đối với giống dừa sáp cao thì <25%, trong khi đối với giống dừa sáp lùn thì tỷ lệ đạt 20-40%.

Hiện kỹ thuật nhân giống dừa sáp là phương pháp nuôi cấy phôi. Với phương pháp nhân giống này Indonesia đã làm gia tăng tỷ lệ trái sáp đạt đến 75%. Điều này, có thể do quá trình thụ phấn tự nhiên giữa giống dừa thường với giống dừa sáp.

Việt Nam

Dừa sáp thường có số lần thu hoạch trung bình khoảng 10 lần/cây/năm. Số buồng thu hoạch/cây/năm trung bình gần 9 buồng. Số trái/buồng/cây trung bình gần 7 trái. Tổng số trái/ha/năm trung bình là 12.634 trái, tuy nhiên tổng số cây cho trái sáp trong vườn dừa sáp chỉ đạt khoảng 77% và tỷ lệ sáp trung bình đạt 28,7% nên tổng số trái sáp/ha/năm trung bình là 2.781 trái (Phạm Thị Phương Thúy và ctv., 2016).

Trường Đại học Trà Vinh đã tiến hành nghiên cứu đến nay, cây giống đã được người dân trồng tại huyện vùng đất lúa kém hiệu quả tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh với quy trình trồng thâm canh sau 3 năm đã cho trái và tỷ lệ sáp/buồng được ghi nhận trong năm đầu đạt 90% (Phạm Thị Phương Thúy và ctv.,

2016).

- Lai tạo chọn giống mới tăng tỷ lệ trái sáp

Philippines: Đã lai tạo thành công giống dừa sáp lùn từ tổ hợp lai là VMAC - 1

(Coconino x dừa sáp cao nuôi cấy phôi - EMC) và VMAC - 2 (Lùn đỏ Malaysia x dừa sáp cao nuôi cấy phôi - EMC), được trồng tại Miền Nam Tagalog từ năm 2004, các cây này cho năng suất rất cao và tỷ lệ trái sáp rất cao > 90%. Hiện các trái giống từ các cây dừa sáp lùn đang được tiếp tục nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi.

Thái Lan: Đã tiến hành nghiên cứu thành công trong việc lai tạo giữa dừa sáp

nuôi cấy phôi với giống dừa lùn và tạo ra dừa sáp lùn có giá trị cao. Trong đó bao gồm các tổ hợp như sau: NHM (Dứa x sáp cao NCP), YDM (Lùn vàng Malaysia x sáp cao NCP), RDM (Lùn đỏ Malaysia x sáp cao NCP), TKM (Lùn xanh Thungklet x sáp cao NCP), WAM (Cao Tây Phi x sáp cao NCP). Kết quả sau 7 năm trồng thì năng suất của tổ hợp cho năng suất tương ứng cho từ tổ hợp lai NHM là 180 trái/cây/năm, YDM là 323 trái/cây/năm, RDM là 186 trái/cây/năm, TKM là 186 trái/cây/năm, và WAM là

191 trái/cây/năm với các tỷ lệ trái sáp tương ứng cho từng tổ hợp lai NHM là 18,2%, YDM là 19,6%, RDM là 16,8%, TKM là 17,8%, và WAM là 15,8%.

Theo Kumar et al. (2014) giống đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra trái sáp đặc ruột ở giai đoạn trái 11 tháng tuổi và được chứng minh một lần nữa trên giống dừa sáp Andaman (nhóm dừa cao) và Laguna (nhóm dừa cao) ở Philippines có tần suất trái sáp đặc ruột cao hơn giống dừa khác.

2.4.4.3 Vai trị của phân bón ảnh hưởng đến tỷ lệ trái sáp

Đặc điểm dừa sáp được thúc đẩy bởi các cặp gen lặn, tức là 50% bố và 50% mẹ. Trái dừa sáp sẽ được hình thành nếu có sự thụ phấn giữa hoa mang gen quy định sáp (m) và hạt phấn cũng mang gen (m) (Tahardi, 1997). Dừa sáp được kiểm soát về mặt di truyền bởi kiểu gen của nội nhũ (bầu noãn) và kiểu gen của phấn hoa (hạt phấn). Do đó, khi một cây dừa sáp cấy phôi liên tục ra hoa, thụ phấn nhờ phấn hoa của chính nó hoặc cây dừa sáp cấy phơi khác, chắc chắn cây sẽ tạo ra trái dừa sáp 100%.

Song song với công tác chọn tạo giống, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giúp nâng cao năng suất và đạt hiệu quả cao trong thâm canh dừa cũng đã được các nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu kỹ thuật quản lý phân bón để phát huy hết các tiềm năng của các giống dừa sáp là cần thiết.

Qua kết quả phân tích sự huy động các chất dinh dưỡng của cây dừa cho thấy ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây dừa được xếp theo thứ tự là Kali Clorua (K), Clorua (Cl), đạm (N), tiếp theo Canxi (Ca), Natri (Na), lân (P), Mangiê (Mg) và cuối cùng là lưu huỳnh (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2011). Kali Clorua cần thiết cho sự tạo thành cơm dừa và dầu dừa, bón Kali Clorua sớm ở giai đọan vườm ươm cây con sẽ mọc mạnh, ra trái sớm, sai trái, làm tăng năng suất từ 15-20% (Nguyễn Thị Liên Hoa, 2009). Theo Singh (2010) cũng cho thấy 2 yếu tố Kali Clorua và Nitrogen có tác động tăng tuyến tính lên năng suất dừa và cho đóng vai trị đồng giới hạn.

Thiếu K + và Clo dừa bị vàng, khô dẫn đến mất khả năng cân bằng nước của cây. Bón phân Kali Clorua tăng khả năng điều khiển khí khẩu cao hơn (Pandalai and Menon, 1957). Như vậy, bón phân cân đối, trong đó bón đầy đủ Kali Clorua và Clo có thể giúp cho cây dừa chống chịu với điều kiện khô hạn tốt hơn. Kali Clorua làm tăng số buồng, số hoa, tỷ lệ thụ phấn, tổng số trái và khối lượng trái. Ở Srilanka, những lơ đối chứng khơng bón K2O sau 4-5 năm năng suất giảm, dấu hiệu thiếu Kali Clorua xuất hiện rõ trên lá. Bón K2O tăng dần (từ 0,5 kg; 0,8 kg; 1,0 kg/ KCl)/cây/năm, năng suất tăng dần và đạt mức cao nhất (1.000 kg cơm dừa khô/ha/năm) khi bón 1,0 kg KCl/cây/năm.

Theo (Pandalai and Menon, 1957), đạm ngồi vai trò giúp tăng trưởng của cây, còn giúp cho cây dừa phát triển mạnh và ra hoa sớm, đạm cịn có vai trị quan trọng là giúp cho cây dừa sản xuất nhiều hoa cái. Nhiều nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết khi số

hoa cái/phát hoa ít hơn 20 hoa thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung đạm. Đạm cịn có tác dụng tương hổ với Kali Clorua. Đạm giúp cho cây dừa sử dụng Kali Clorua hữu hiệu hơn. Cây dừa thiếu đạm thường tăng trưởng chậm, cả tàu lá bị vàng. Lá non vẫn có màu xanh nhạt nhưng khơng bóng như cây đầy đủ đạm. Triệu chứng thường biểu hiện rõ ở lá già do đạm lá một chất di động trong cây. Tuy nhiên, nếu cây dừa thiếu Kali Clorua mà bón nhiều phân đạm thì lá vẫn vàng và năng suất vẫn thấp.

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w