Giai đoạn nảy mầm

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 76 - 79)

4.1 Cải thiện kỹ thuật nhân giống dừa sáp từ phôi

4.1.1 Giai đoạn nảy mầm

4.1.1.1 Ảnh hưởng của tách màng bao phôi lên tỷ lệ nảy mầm của phôi dừa sáp

Theo Cueto et al. (2012) các phơi sau 2-3 tháng khơng nảy mầm thì tách màng bao phôi để phôi phát triển tốt hơn. Trong nghiên cứu tách màng phôi được thực hiện trên các phôi đã nuôi được 6 tuần trong môi trường Y3 cải tiến nhưng chưa nảy mầm.

Sự tăng nồng độ Kinetin dẫn đến sự hóa nâu của mẫu thí nghiệm có thể là do các hormon nội sinh của mẫu khơng tương khích với các hormon ngoại sinh mà ở đây cụ thể là Kinetin. Ngồi ra, có thể Kinetin làm tế bào tiết ra nhiều hợp chất phenol dẫn đến hóa nâu mẫu cấy nhanh hơn (Trương Quốc Ánh và ctv., 2012).

Kết quả trình bày ở Hình 4 .20 cho thấy, sau 1 tuần quan sát, các phơi đều chưa có dấu hiệu nảy mầm cho đến tuần thứ 2, nghiệm thức 2 (tách màng bao phơi) có tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt 66,67% và duy trì đến tuần thứ 4 mà khơng có thêm phơi nảy mầm. Ở nghiệm thức 3 (Y3 cải tiến + 1 mg/L Kinetin), chỉ có 7,55% phơi nảy mầm và duy trì cho đến hết 4 tuần. Nghiệm thức 4 (Y3 cải tiến + 2 mg/L Kinetin), tỉ lệ nảy mầm rất thấp chỉ đạt 3,78% và nảy mầm sau 3 tuần. Nghiệm thức 5 (Y3 cải tiến + 3 mg/L Kinetin) có tỉ lệ nảy mầm cao, 48,2% sau 4 tuần. Riêng nghiệm thức đối chứng khơng có phơi nảy mầm sau 4 tuần.

Tuần 10 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

10 20 30 4 0 50 60 70 80 000 0 0 Y3 cải tiến Y3 cải tiến + cắt màng bao phôi Y3 cải tiến + 1ppm Kinetin Y3 cải tiến + 2ppm Kinetin Y3 cải tiến + 3ppm Kinetin

Hình 4.21: Sự hình thành chồi của nghiệm thức 2 (Y3 cải tiến + cắt màng bao phơi)

Hình 4.22: Phơi khơng hình thành chồi ở nghiệm thức 4 (Y3 cải tiến + 1 mg/L Kinetin Y3 cải tiến + không cắt màng bao phôi)

Kết quả ở Hình 4 .20, Hình 4 .21 và Hình 4 .22 cho thấy, phương pháp tách màng phôi đối với phôi không nảy mầm và được cấy nuôi trong môi trường Y3 cải tiến, các phôi tiếp tục nảy mầm. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình nhân giống dừa sáp cấy phơi để giảm tỷ lệ phôi bất thường và nâng tỷ lệ thành công.

4.1.1.2 Ảnh hưởng của ánh sáng lên độ nảy mầm của phôi dừa

Theo Nan et al. (2012) phơi được duy trì ở 27oC trong bóng tối từ 3-6 tháng đến khi lá đầu tiên xuất hiện. Sau đó chúng được tiếp xúc với ánh sáng 12 giờ. Taylor (1993) cũng cho rằng cây dừa sáp cấy phơi được ni cấy ở trong bóng tối cho đến khi phôi đã nảy mầm.

Nuôi cấy phôi dừa sáp ở điều kiện ở 29-30°C và độ ẩm 30-50%. Chúng được duy trì trong bóng tối hồn tồn trong giai đoạn tiền nảy mầm. Sau khi nảy mầm, phơi được chuyển vào phịng chiếu sáng 12 giờ (chỉ phôi được nảy mầm vào chiếu sáng) (Kennedy et al., 1997).

Tương tự các nghiên cứu trên, nghiên cứu đã ghi nhận được phơi dừa sáp thích hợp nảy mầm trong bóng tối đạt 8 phơi (80%) sau 5 tuần, cao hơn trong điều kiện có ánh sáng (phơi nảy mầm 70%).

TUẦN 10 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4 TUẦN 5

10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 0 0 0

PHÔI ĐƯỢC NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN SÁNG PHƠI ĐƯỢC NI TRONG ĐIỀU KIỆN TỚI

Hình 4.23: Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự nảy mầm của phôi dừa sáp

Hình 4 .23 cho thấy, các phơi bắt đầu nảy mầm ở tuần thứ 3 sau khi cấy với tỷ lệ 28,6%, đối với nghiệm thức có chiếu sáng và 38,1% đối với nghiệm thức không chiếu sáng (tối), đến tuần thứ 4, nghiệm thức chiếu sáng đạt 38,1% và không chiếu sáng đạt 71,4%. Ở tuần thứ 5, nghiệm thức chiếu sáng đạt 47,6% và không chiếu sáng đạt 85,7%. Qua đó cho thấy, phơi dừa sáp nảy mầm trong điều kiện bóng tối đạt 6 phơi (85,7%) sau 5 tuần và trong điều kiện chiếu sáng phôi nảy mầm chỉ đạt 47,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nghiệm thức khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với t = 0,177.

Hình 4.24: Phơi được ni trong điều kiện tối hồn tồn (nhiều phơi đã nảy mầm)

Hình 4.25: Phơi được ni trong điều kiện có chiếu sáng (nhiều phơi chưa nảy mầm)

Trong thí nghiệm trên, ni phơi trong điều kiện có ánh sáng và điều kiện tối khơng có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, qua Hình 4 .23, Hình 4 .24 và Hình 4 .25 cho thấy, nghiệm thức nuôi phôi trong điều kiện tối, phôi phát triển đều, nhanh và nhiều. Do đó, trong quy trình nhân giống dừa sáp cấy phôi, nuôi phôi trong điều kiện tối được chọn.

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w