Xác định các biện pháp để nâng cao tỷ lệ trái sáp trên dừa sáp cấy phôi ở

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 92)

4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ acid boric lên tốc độ

nảy mầm của hạt phấn dừa sáp cấy phôi

Theo Lê Hùng (2018) vi lượng Bo là một hoạt chất rất quan trọng đối với cây trồng trong việc ra hoa đậu trái. Bo chính là một trong số 10 chất trung vi lượng cần thiết nhất của cây trồng.

Vi lượng Bo đóng vai trị lớn trong q trình ra hoa thụ phấn và hình thành trái. Bo chống được hiện tượng cháy hoa, rụng hoa, rụng trái, giúp lá xanh và không bị xoăn, B giúp chất lượng hạt phấn tốt hơn tăng cường khả năng thụ tinh cho trái, hỗ trợ quá trình chuyển dẫn dinh dưỡng vào trái tốt hơn giúp trái to và thiếu Bo tỷ lệ bông đực sẽ nhiều hơn và bơng rất dễ rụng.

Ngồi ra Bo giúp rễ chống chịu được với đất có độ pH thấp (chất nhơm nhiều). Cây trồng đủ Bo sẽ hấp thụ các dưỡng chất như lân và Kali Clorua dễ dàng hơn.

Bo là một nguyên tố vi lượng quan trọng cho cây và có thể sử dụng có hiệu quả bằng cách bón vào đất hay phun qua lá. Bo đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn. Theo Nguyễn Văn Cử và Nguyễn Bảo Toàn (2006), phun Bo trên lá ở nồng độ từ 100 đến 250 mg/L đã gia tăng năng suất cây cam Sành khi so sánh với đối chứng. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Ba và ctv. (2006) trên cây xồi Cát Hịa Lộc, phun Bo ở nồng độ 2 g/L có hiệu quả cao trong việc làm tăng khả năng đậu trái và năng suất gia tăng 58% so với đối chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Ali et al. (2015) trên giống cà chua lai BARI ở Bangladesh, khi phun acid boric ở nồng độ 25 mg/L đã thúc đẩy cho cây ra hoa sớm hơn, số trái trên cây nhiều hơn và gia tăng năng suất so với đối chứng chỉ phun nước. Theo Trần Văn Hâu và Trần Thị Thúy Ái (2011), xử lý acid boric ở nồng độ 10 mg/L giúp cho hạt phấn dừa Ta Xanh nảy mầm đạt tỷ lệ 100% sau 3 giờ nuôi cấy trong đĩa petri và giúp cho hạt phấn phát triển nhanh gấp 10 lần so với đối chứng. Theo Tạ Thu Cúc (2005), việc bổ sung acid boric giúp thúc đẩy sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn sẽ góp phần làm tăng khả năng đậu trái và nâng cao năng suất cây cà chua.

Nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Nguyễn Thị Thúy Ái (2011) cho thấy nghiệm thức acid boric 10 mg/L giúp hạt phấn nảy mầm rất nhanh sau 3 giờ nuôi sau khi cấy và đạt tỷ lệ nảy mầm 100% sau 12 giờ trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 14,04% và đến 48 giờ nuôi sau khi cấy cũng chỉ đạt 17,64%.

Kết quả nghiên cứu sự nầy mầm của hạt phấn dừa sáp cấy phôi cho thấy, hạt phấn nảy mầm rất nhanh, sau một giờ là hạt phấn bắt đầu nảy mầm và tốc độ nảy mầm rất nhanh và đạt đỉnh sau 48 giờ.

Hình 4.33: Sự nảy mầm của hạt phấn trong môi trường nuôi cấy với nồng độ 15 mg/L qua các giai đoạn: a) 3 giờ sau khi cấy; b) 12 giờ sau khi cấy

Dựa vào kết quả Bảng 4 .19 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm hạt phấn dừa sáp cấy phơi ở các nồng độ khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó giai đoạn 3 giờ tỷ lệ nảy mầm thấp, dao động từ 4,5-6,5 hạt/cm2. Trong đó nghiệm thức acid boric với nồng độ 15 mg/L có số hạt phấn nảy mầm cao nhất đạt 6,5 hạt/cm2.

Đến giai đoạn 6 giờ, thì nồng độ acid boric 20 mg/L có tốc độ nảy mầm nhanh nhất so với các nồng độ còn lại với số hạt phấn nảy mầm trung bình là 53,5 hạt/cm2, tăng gấp 9,7 lần trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ tăng gấp 7,8 lần.

Tương tự, ở giai đoạn 12 giờ sau khi cấy, số lượng hạt phấn nảy mầm tăng nhanh, số hạt phấn nảy mầm trung bình giao động từ 230,5 đến 353,5 hạt/cm2. Cao nhất vẫn ở nồng độ 20 mg/L.

Ở giai đoạn 24 giờ, cho thấy số lượng hạt phấn nảy mầm trung bình ở nồng độ 20 mg/L tăng nhanh với 843,5 hạt/cm2, cao gấp 1,7 lần so với đối chứng (486 hạt/cm2). Ở các nồng độ còn lại cao hơn so với đối chứng, nhưng cũng không khác biệt lớn bằng nghiệm thức 20 mg/L.

Giai đoạn 48 giờ sau khi cấy, hầu hết tất cả các hạt phấn đều đã nảy mầm, số hạt phấn nảy mầm trung bình là 881,3 hạt/cm2.

Dựa vào kết quả Bảng 4 .19 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm hạt phấn dừa sáp cấy phôi ở các nồng độ, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong đó nghiệm thức acid boric 20 mg/L giúp hạt phấn nảy mầm rất nhanh sau 24 giờ nuôi sau khi cấy.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wang et al. (2003) khi nồng độ acid boric thấp thì hạt phấn nảy mầm kém.

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của nồng độ acid boric lên tốc độ nảy mầm của hạt phấn dừa sáp cấy phơi tại xã Lương Hịa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Nghiệm thức

Số hạt phấn nảy mầm (hạt/cm2)

3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ

0 mg/L 4,5c 35,0d 230,5e 486,0e 896,0b 5 mg/L 4,5c 36,5c 237,5d 520,5d 883,5d 10 mg/L 5,5b 40,5b 279,5c 525,0c 841,5e 15 mg/L 6,5a 53,0a 281,5b 557,5b 886,5c 20 mg/L 5,5b 53,5a 353,5a 843,5a 899,0a Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV (%) 17,3 18,7 16,1 22,6 2,40

Ghi chú: : Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì khơng có sự khác

biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: khơng có sự khác biệt.

Tóm lại, tác động của acid boric lên sự nảy mầm của hạt phấn của cây dừa sáp cấy phôi cũng tương đồng với cây dừa thường như: hạt phấn nảy mầm nhanh trong môi trường có nồng độ acid boric cao.

4.2.2 Khơng trùm kín phát hoa mới nở: ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun acid boric lên sự đậu trái dừa sáp

4.2.2.1 Thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo (hoa nở)

- Giai đoạn đậu trái

Qua kết quả Hình 4 .34 cho thấy, có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%, các nghiệm thức có phun acid boric đều khác biệt so với đối chứng (khơng phun). Trong đó, nghiệm thức được xử lý ở nồng độ 15 mg/L tỷ lệ đậu trái cao nhất với số trái đậu trung bình là 7,7 trái/quày.

Hình 4.34: Ảnh hưởng của nồng độ phun acid boric ở thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo

- Giai đoạn giữ trái

Tỷ lệ giữ trái của dừa sáp cấy phơi (%) ở các nồng độ có phun acid boric đều khác biệt so với đối chứng (không phun), trong đó nghiệm thức phun acid boric ở nồng độ 10 mg/L đạt tỷ lệ giữ trái cao nhất với 33,8%, đứng tiếp theo là nồng độ 15 mg/L với 32,5% và nghiệm thức thấp nhất là 0 mg/L (đối chứng), với 23,1% tỷ lệ giữ trái sau 6 tháng phun acid boric (Bảng 4 .20).

Giai đoạn 60 ngày sau khi phun số trái còn lại trên buồng giảm, ở các nồng độ và thời điểm phun khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghiệm thức phun acid boric 10 mg/L cho hiệu quả cao hơn và khác biệt có ý nghĩa. Cụ thể là nghiệm thức phun acid boric 10 mg/L có số trái trung bình là 5,5 trái/qy trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ còn 3,5 trái/quày.

Giai đoạn 90 ngày sau khi phun số trái cịn lại trên buồng thấp do q trình rụng sinh lý của cây. Nên ở các nghiệm thức cũng có khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Số trái/quày ở các nghiệm thức giao động từ 1,8 đến 3,7 trái. Trong đó, nghiệm thức phun acid boric 15 mg/L có số trung bình trái/qy cao nhất.

Ở các giai đoạn 120, 150 và 180 sau khi phun acid boric thì số trái/quày dần ổn định, khơng cịn rụng sinh lý, tổng số trái trung bình là 2,6 trái/quày. Nhưng số trái/quày giữa các nghiệm thức vẫn có sự khác biệt về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Linh (2008), ông cho rằng hiện tượng rụng trái chỉ kéo dài đến tháng thứ ba sau khi đậu trái.

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của nồng độ phun acid boric lên sự đậu trái dừa sáp cấy phôi ở thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Nồng độ Số trái/quày sau khi phun acid boric qua các giai đoạn Tỷ lệ giữ trái 30 ngày (số 60 90 ngày 120 150 180

trái đậu) ngày ngày ngày ngày 0 mg/L 6,5b 3,5c 2,0c 1,5c 1,5c 1,5c 23,1% 5 mg/L 6,7b 4,8b 2,0c 1,7bc 1,7bc 1,7bc 25,4% 10 mg/L 6,8b 5,5a 2,7b 2,3ab 2,3ab 2,3ab 33,8% 15 mg/L 7,7a 5,2ab 3,7a 2,5a 2,5a 2,5a 32,5% Mức ý nghĩa * ** ** * * * CV (%) 10,4 18,9 30,0 36,1 36,1 34,9

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: khơng có sự khác biệt.

Qua kết quả trên cho thấy, vào thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo tỷ lệ đậu trái trên dừa sáp cấy phôi ở nghiệm thức phun acid boric ở nồng độ 15 mg/L cao. Tuy nhiên, số tỷ lệ giữ trái trên quày còn chưa cao. Trong khi đó ở nồng độ 10 mg/L có tỷ lệ đậu trái thấp hơn nhưng khả năng giữ trái cao hơn với 33,8% so với 32.5% ở nồng độ 15 mg/L.

4.2.2.2 Thời điểm 20 ngày sau khi nứt mo

- Giai đoạn đậu trái

Qua kết quả Hình 4 .35 cho thấy số trái đậu trên quày ở các nghiệm thức được xử lý với các nồng độ khác nhau đều khác biệt có ý nghĩa mức 1%. Trung bình giao động từ 6,2 đến 7,7 trái/quày. Trong đó, nghiệm thức được xử lý ở nồng độ 15 mg/L tỷ lệ đậu trái cao nhất.

Hình 4.35: Ảnh hưởng của nồng độ phun acid boric ở thời điểm 20 ngày sau khi nứt mo lên sự đậu trái của dừa sáp cấy phôi

- Giai đoạn giữ trái

Bảng 4.21: Ảnh hưởng của nồng độ phun acid boric lên sự đậu trái dừa sáp cấy phôi ở thời điểm 20 ngày sau khi nứt mo tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Nồng độ Acid boric

Độ giữ trái sau khi phun acid boric qua các giai đoạn

Tỷ lệ giữ trái 30 ngày (số trái đậu) 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày 180 ngày 0 mg/L 6,3bc 4,5 1,8b 1,7b 1,7b 1,7b 19,8% 5 mg/L 6,8ab 4,7 3,0a 1,5b 1,5b 1,5b 22,1% 10 mg/L 6,2c 4,7 3,2a 2,5a 2,5a 2,5a 34,7% 15 mg/L 7,7a 4,5 3,3a 2,7a 2,7a 2,7a 35,1% Mức ý nghĩa ** ns ** ** ** ** CV (%) 9,4 11,0 24,8 34,4 34,4 34,4

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: khơng có sự khác biệt.

Qua kết quả Bảng 4 .21 cho thấy cả 2 nồng độ 10 pmm và 15 mg/L có tỷ lệ giữ trái cao với tỷ lệ lần lượt là 34,7% và 35,1%. Và giữa các nồng độ khác nhau ở các giai đoạn của dừa có sự khác biệt có ý nghĩa.

Giai đoạn 60 ngày sau khi phun số trái còn lại trên buồng giảm, tuy nhiên ở các nồng độ khơng có sự khác biệt. Số trái/qy trung bình là 4,6 trái.

Giai đoạn 90 ngày sau khi phun số trái/quày ở các nghiệm thức có khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Số trái/quày ở các nghiệm thức giao động từ 1,8 đến 3,3 trái. Trong đó, nghiệm thức phun acid boric 15 mg/L có số trung bình trái/qy cao nhất.

Tương tự ở thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo, ở các giai đoạn 120, 150 và 180 sau khi phun acid boric thì số trái/quày dần ổn định. Nhưng số trái/quày giữa các nghiệm thức vẫn có sự khác biệt về mặt thống kê với mức ý nghĩa 1%. Số trái còn lại trên quày ở nồng độ 15 mg/L là 2,7 trái và thấp nhất là 1,7 trái/quày ở nghiệm thức đối chứng.

Qua kết quả trên cho thấy, ở thời điểm 20 ngày sau khi nứt mo với các nồng độ acid boric càng cao có tỷ lệ đậu trái và khả năng giữ trái cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.

Hình 4.36: Nghiệm thức phun acid boric (15 mg/L) ở thời điểm 15 ngày sau khi nứt mo

Tóm lại: Từ kết quả trên cho thấy, acid boric có tác dụng làm tăng khả năng giữ trái (chống rụng) sau thụ phấn, góp phần tăng năng suất cho cây, ở nồng độ 15 mg/L ở giai đoạn 20 ngày SKNM cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức cịn lại.

4.2.3 Trùm kín phát hoa mới nở: ảnh hưởng của các công thức phun acid boric đến chỉ tiêu đậu và giữ trái

Kết quả Hình 4 .37 cho thấy ở giai đoạn 30 ngày sau khi nứt mo (SKNM), khi sử dụng acid boric ở tháng đầu tiên, quày có số trái đậu cao nhất ở nghiệm thức 15 mg/L 15 ngày SKNM là số trái 15,8 trái và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0 mg/L 15 ngày SKNM là 3 trái.

Ở nghiệm thức đối chứng 0 mg/L 20 ngày SKNM và 10 mg/L 20 ngày SKNM thì sau 30 ngày tỷ lệ đậu trái ở 2 nghiệm thức khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Giữa nghiệm thức 10 mg/L 20 ngày SKNM và 15 mg/L 20 ngày SKNM thì có sự khác biệt, cụ thể là nghiệm thức 10 mg/L 20 ngày SKNM số lượng trái đạt 7,5 trái trong khi đó ở nghiệm thức 15 mg/L 20 ngày SKNM chỉ đạt 5,2 trái sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.37: Khả năng đậu trái trên cây dừa sáp 30 ngày sau khi phun acid boric

Kết quả Hình 4 .37 cho thấy số trái dao động từ 3-16 trái/quày, nghiệm thức 3 (15 mg/L 15 ngày SKNM) có số trái đậu cao nhất là 16 trái/quày và thấp nhất ở nghiệm thức 1 (0 mg/L 15 ngày SKNM) là 3 trái/quày. Nghiệm thức trùm phát hoa đạt trung bình là 7,9 trái/quày cao hơn khi so với nghiệm thức không trùm phát hoa tại cùng thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ đậu trái tự nhiên trung bình là 6,8 trái/quày. Kết quả Bảng 4 .22 cho biết, khả năng giữ trái ở giai đoạn 60 ngày SKNM và 90 ngày SKNM có sự chênh lệch lớn về số trái, do từ giai đoạn 60 ngày cây bắt đầu rụng sinh lý đến 90 ngày thì quá trình rụng sinh lý kết thúc. Trung bình số trái bị rụng là 3,3 trái.

Từ giai đoạn 120 ngày SKNM thời gian này số trái trên quày dần ổn định, khả năng giữ trái đạt cao nhất 5,7 ở nghiệm thức 10 mg/L 20 ngày SKNM và thấp nhất ở nghiệm thức 0 mg/L 15 ngày SKNM là 1,2 trái, các nghiệm thức 10 mg/L 15 ngày SKNM, 15 mg/L 15 ngày SKNM và 15 mg/L 20 ngày SKNM khơng có sự khác biệt.

Giữa hai giai đoạn 150 ngày SKNM và 180 ngày SKNM khơng có sự khác biệt quá lớn về tỷ lệ trái trên cây, lúc này đã ổn định và không bị rụng. Số trái đạt cao nhất ở nghiệm thức 10 mg/L 20 ngày là 3,7 trái và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0 mg/L 15 ngày là 1,2 trái.

Bảng 4.22: Khảng năng giữ trái khi phun acid boric vào phát hoa được trùm kín

Nghiệm thức

Độ giữ trái sau khi phun acid boric qua các giai đoạn 30 ngày

(số trái đậu)

60

ngày ngày90 ngày120 ngày150 ngày180

Một phần của tài liệu Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh. (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w