1.2. Quản lý nhà nước vềnhà ởtái định cư
1.2.4.1. Xây dựng ban hành và triển khai hệ thống cơ chế chính sách
1.2.4.1. Xây dựng ban hành và triển khai hệ thống cơ chế chính sách về nhà ởtái định cư tái định cư
Trách nhiệm xây dựng và ban hành hệ thống cơ chế chính sách pháp luật về nhà ởtái định cư thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp bao gồm hệ thống các luật có liên quan như: Luật nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai v.v...
Dưới hệ thống luật là các nghị định và các thông tư hướng dẫn bao hàm các nội dung cơ bản có liên quan đến q trình quản lý nhà nước về nhà ở nói chung, nhà ởtái định cư nói riêng.
Đối với các địa phương trên cơ sở các quy định của hệ thống pháp luật về nhà ởtái định cư được ban hành, các địa phương ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện từng nội dung có liên quan phù hợp với điều kiện của địa phương mình với ngun tắc khơng được trái luật. Tuy nhiên trong thực tế cịn có sự chồng chéo giữa các luật, cách hiểu khác nhau về các nội dung có liên quan cho nên địi hỏi cần phải có các hướng dẫn cụ thể của từng địa phương kể cả các hướng dẫn chung cũng như các hướng dẫn cụ thể cho từng dự án.
Tổng hợp từ các nội dung cơ bản của các Nghị định, thông tư hướng dẫn của các luật, cơ bản nhất là dựa trên các luật, Luật đầu tư, Luật nhà ở, Luật Xây dựng, Luật đất đai...thì đầu tư phát triển nhà ở tái định cư nằm trong sự điều chỉnh chủ yếu của một số điều luật cụ thể như sau:
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư; Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư; Ban hành kịp thời các chính sách, chủ trương đầu tư và thủ tục đầu tư; Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn trong đầu tư xây dựng; Xây dựng chính sách cán bộ; Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư nước ngồi; Kiểm tra, giám sát đầu tư; Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước.
thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phân loại nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở; Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; Quản lý hồ sơ nhà ở; Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
Trong quản lý nhà nước về nhà ở nói chung, nhà ởtái định cư nói riêng thì việc xây dựng và ban hành cũng như thực thi hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhà ởtái định cư. Một chính sách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc thực thi thuận lợi đáp ứng được mục tiêu đặt ra, thỏa mãn được nhu cầu của tất cả các chủ thể có liên quan, mặt khác nếu cơ chế chính sách chưa sát hoặc chưa phù hợp sẽ gây cản trở cho quá trình thực thi dẫn đến hiệu quả thấp hoặc không đạt mục tiêu. Đồng thời nếu cơ chế chính sách được ban hành nhưng việc thực thi tại cơ sở thiếu nghiêm túc cũng sẽ dẫn đến chính sách khơng đi vào cuộc sống ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý.