2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với nhà ởtái định cư trên
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại và hạn chế
* Nhóm nguyên nhân khách quan:
Đối với nhóm nguyên nhân này tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nhân tố kinh tế - xã hội, năng lực trình độ phát triển của doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư có tác động khơng nhỏ đến quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư.
Nguyên nhân trên có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển nói chung và đầu tư phát triển nhà ở tái định cư nói riêng, thành phố thụ động trong việc quy hoạch phát triển nhà ở,
Tính kết nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội yếu kém được cho là do cơ quan nhà nước đã làm không đúng chức trách của mình, sự giám sát của cộng đồng cịn hạn chế, thanh tra, kiểm tra có thực hiện nhưng chưa thường xuyên liên tục, xử lý một số vụ chưa kiên quyết kịp thời, tạo tiền lệ cho các vi phạm, có lúc đã bng lỏng khâu tổ chức quản lý quy hoạch, dẫn tới hệ lụy.
Do năng lực của các Chủ đầu tư hạn chế nên việc thực hiện một số đầu tư phát triển nhà ở tái định cư còn những tồn tại, hạn chế nên dẫn đến thường phải điều chỉnh, tiến độ bị kéo dài nên phải điều chỉnh giá và phải bổ sung chi phí đầu tư, tình trạng thiếu hụt vốn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do một số cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn của địa phương chưa thực sự quan tâm đến hệ thống đánh giá năng lực chủ đầu tư trong việc xây dựng cơng trình của tái định cư, đặc biệt đánh giá, thẩm tra kỹ về tiềm lực tài chính của chủ đầu tư...
- Chưa có chính sách thống nhất quản lý nhà ở tái định cư cũng như chưa có quy định cụ thể về lập quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, thiết kế, cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn, đầu tư xây dựng; quản lý bán, cho thuê nhà ở; việc bàn giao, tiếp nhận, bố trí, quản lý vận hành và khai thác nhà ở tái định cư;
- Chưa có mơ hình tổ chức quản lý nhà ở tái định cư từ Trung ương đến địa phương phù hợp, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước
của các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Xây dựng; trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư, doanh nghiệp quản lý vận hành, Ban quản trị và các hộ gia đình, cá nhân trong nhà ở tái định cư;
- Các Bộ, ngành và địa phương chưa phối hợp chặt chẽ trong việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất và xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ các cơng trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, đặc biệt là các cơng trình xây dựng liên tỉnh và các cơng trình quy mơ cấp quốc gia cũng như công tác quản lý nhà ở tái định cư sau đầu tư.
- Tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Bên cạnh đó, nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh hiện tại các địa phương gặp khơng ít khó khăn, thách thức do nợ cơng cao, việc huy động nguồn lực khó khăn, cơ chế, chính sách của Nhà nước cho việc huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước chưa hồn thiện,
* Nhóm ngun nhân chủ quan
- Thứ nhất, ảnh hưởng của chất lượng quản lý và xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư phát triển nhà ở tái định cư
Chiến lược, quy hoạch để phát triển nhà ở nói chung chưa thực sự phù hợp và rõ về chiến lược với thực tếđịa phương và doanh nghiệp, chưa được xã hội hưởng ứng và tham gia thực hiện, chất lượng làm quy hoạch, tầm nhìn quy hoạch chưa phù hợp...
- Thứ hai, sự đồng bộ của cơ chế chính sách tác động của hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật có liên quan đến đầu tư phát triển nhà ở tái định cư.
Trong thực tế ln có sự chồng chéo giữa các cơ chế chính sách có liên quan đến nhà ở nói chung, nhà ở tái định cư nói riêng, mỗi bộ ngành lại có các quy định khác nhau, hướng dẫn luật chưa cụ thể, nhiều cách hiểu khác nhau... dẫn đến ảnh hưởng về thời gian trong thủ tục cấp phép, thẩm định, phê duyệt và hiệu quả các dự án đầu tư phát triển nhà ở tái định cư.
Tình trạng năng lực cán bộ cơng chức của các cấp chính quyền cơ sở và đơn vị chức năng ở địa phương cịn yếu kém, vẫn để xảy ra tình trạng phê duyệt, thẩm định, các dự án đầu tư phát triển nhà ở tái định cư không được đảm bảo về chất lượng, tiến độ và hiệu quả về kinh tế - xã hội không cao.
Nhiều địa phương chưa thật sự hiểu và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được thường xuyên và thực sự hiệu quả, chưa chủ động tiếp cận văn bản mới ban hành và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực về đầu tư phát triển nhà ở tái định cư.
- Thứ tư, hạn chế về năng lực của bộ máy quản lý nhà nước
Thực tế cho thấy, để xảy ra chồng chéo trong bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư phát triển nhà ở tái định cư trong thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó xuất phát từ chính các văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với đó, cịn có ngun nhân do trong khâu chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của một số Sở, ngành còn nhận thức khác nhau về nội dung quản lý nhà nước, dẫn đến thiếu thống nhất về trách nhiệm. Do quá nhiều cơ quan, ban ngành thẩm tra nhiều thủ tục khác nhau, chính vì vậy mà khơng có cơ quan nào là chủ trì nên một số dự án đầu tư phát triển nhà ở tái định cư chậm trễ trong trình tự thủ tục, sai phép về quy chuẩn tiêu chuẩn, về quy hoạch xây dựng hoặc chưa có phép, vấn đề giám sát tiến độ, quản lý chất lượng cũng cịn nhiều tồn tại, dẫn đến thất thốt, lãng phí. Nhiều cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ xây dựng kéo dài, sợ trách nhiệm, dẫn đến sự chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án mà vẫn không quy được đầu mối chịu trách nhiệm.
Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của thành phố còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến chất lượng quản lý các chương trình dự án nhà ở tái định cư.
Thứ sáu, vai trò của lãnh đạo Thành phố với việc chỉ đạo các nội dung có liên quan đến các dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn còn thiếu quyết liệt, thiếu cụ thể và thiếu kiểm tra giám sát.
Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nhà ở tái định cư xuống cấp nhanh chóng nêu trên là do: nhà ở tái định cư và hạ tầng kỹ thuật ngồi nhà khơng được đầu tư đồng bộ, chất lượng hoàn thiện chưa đạt u cầu; cơng tác bảo trì, quản lý vận hành và khai thác, sử dụng chưa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 cùa Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn; … Chất lượng khảo sát, thiết kế; thi công xây dựng cơng trình chưa được quan tâm. Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tham gia xây dựng nhà ở tái định cư còn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Thứ ba, việc tổ chức nghiệm thu và bàn giao cơng trình nhà ở tái định cư tuân thủ các quy định pháp luật; nhiều cơng trình được đưa vào sử dụng khi chưa đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Việc lập và phê duyệt quy trình bảo trì cơng trình cịn chưa được triển khai thường xuyên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sau khi sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội, luận văn đã tập trung làm rõ tình hình chung về thực trạng nhà ở tái định cư do Thành phố Hà Nội thực hiện từ năm 2016-2020 trên cơ sở đó luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư của Thành phố Hà Nội trên các nội dung cơ bản bằng hai phương pháp chủ yếu bao gồm đánh giá thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, các báo cáo đánh giá của các cơ quan ban ngành thành phố và thực hiện điều tra đánh giá thực trạng thông qua phát phiếu điều tra tới các cán bộ, chuyên gia có liên quan. Các nội dung phân tích thực trạng và đánh giá bao gồm: Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư; Đánh giá thực trạng về mơ hình tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư; Đánh giá về năng lực của cán bộ quản lý; Xây dựng ban hành và triển khai hệ thống cơ chế chính sách về nhà ở tái định cư; Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở tái định cư; Công tác quản lý các dự án đầu tư nhà ở tái định cư; Công tác quản lý chất lượng nhà ở tái định cư; Cơng tác bố trí, sắp xếp, cho th nhà ở tái định cư; Công tác quản lý sử dụng nhà ở tái định cư; Công tác quản lý bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà ở tái định cư các cấp; Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư.
Luận văn cũng phát phiếu điều tra đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội trên hai nhóm yếu tố khách quan và chủ quan.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH