NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du – giá trị và hạn chế (Trang 74 - 75)

CỦA NGUYỄN DU

Dân gian có câu Văn dĩ tải đạo (lấy văn chương mà chở đạo lý). Câu nói ấy rất thích hợp cho “Truyện Kiều”. Có thể thấy rằng “Truyện Kiều” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong thi đàn Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Tác phẩm này không chỉ là một áng thơ độc nhất vô nhị trong kho tàng văn học Việt Nam, mà còn chứa đựng nhiều tư tưởng triết học sâu sắc của Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo).

Thông qua sự thăng trầm và đầy biến cố của những nhân vật trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã miêu tả một cách khéo léo, tài tình những thăng trầm, vinh nhục, những vui buồn, thương ghét của cuộc đời con người, cũng như những bạc bẽo, bất công, loạn lạc của thực trạng xã hội.

Không chỉ vậy, bằng “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn thể hiện được những quan niệm, những triết lý nhân sinh mang màu sắc tam giáo của người Việt nói chung và của bản thân Nguyễn Du nói riêng. Do đó, “Truyện Kiều” đã được mọi tầng lớp từ vua chúa, quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao động đón nhận và say mê. Dường như ai cũng có thể tìm thấy hình bóng, cuộc đời, tâm tư, tình cảm của mình trong những nhân vật của Nguyễn Du (dân gian ví thơ là người). Người Việt thậm chí còn đề cao “Truyện Kiều” hơn những gì mà một tác phẩm văn học đem lại khi coi nó là một công cụ xem xét và tiên đoán về cuộc đời mình - bói Kiều. Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có một bản trường ca trữ tình nào bỗng hóa thành một hiện tượng "sấm" truyền hay thánh ca tôn giáo mẫu mực được truyền tụng và kính cẩn như “Truyện Kiều”: "Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Vương Thúy Kiều xin chứng dám lòng thành ứng cho một quẻ…".

Nội dung “Truyện Kiều” chứa đựng nhiều tư tưởng liên quan đến những đạo nghĩa, luân thường của Nho gia cũng như những ước vọng tiêu dao, phóng khoáng của Đạo gia. Nhưng cũng không thể không nói đến sự ảnh hưởng rõ nét của nhân sinh quan Phật giáo trong nội dung “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đặc biệt là các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi.

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du – giá trị và hạn chế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w