Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nghiệp báo

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du – giá trị và hạn chế (Trang 44 - 57)

Phật giáo cho rằng, con người được sinh ra không phải do một đấng sáng tạo hay một phép màu nhiệm nào ở ngoài nó cả, mà theo quy luật nhân duyên,

luân hồi mà thành. Theo đó, con người hiện tại chính là kết quả của những hành động tạo nghiệp của họ trong kiếp trước, và những hành động của họ trong kiếp hiện tại sẽ lại là nguyên nhân để kiếp sau của họ hình thành. Cứ như vậy, vòng luân hồi được quay mãi chừng nào nghiệp còn tồn tại.

“Nghiệp”, tiếng Phạn là “Karman”, tiếng Pàli là “Kamma”, theo Từ điển Tôn giáo của Mai Thanh Hải có nghĩa là làm, là hành động về thân, khẩu, ý một cách ý thức và trách nhiệm [30, tr.429]. Còn theo tự điển Từ Nguyên thì: Điều mình tạo ra làm cái nhân (hạt) để sau chịu lấy cái quả (trái) gọi là nghiệp. Nghiệp nói cho đủ là nghiệp báo. Định nghĩa tột cùng của Nghiệp là Tác ý (cetana) [dẫn theo 71].

Nghiệp, theo quan niệm của Phật giáo, là hành vi hay hành động có tác ý. Theo đó, tất cả những hành động có tác ý, dù biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý, đều tạo nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo nghiệp. Những hành động không có chủ tâm (không tác ý, vô ý), mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo nghiệp.

Kinh Phật có viết: “Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý” [8, tr.415]. Tuy cho rằng tất cả những hành động có tác ý đều sinh ra nghiệp, nhưng Phật giáo lại lý giải rằng những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán không còn tạo nghiệp nữa, bởi vì các vị đã thoát ra ngoài cái lành và cái dữ, đã tận diệt vô minh và ái dục là hai nguồn gốc của nghiệp. Kinh Tam Bảo

có ghi rằng: "Mầm giống (Khina-bija) đã bị tận diệt, những ham muốn vị kỷ không còn khởi sinh".. Lý giải như vậy không có nghĩa là chư Phật và chư vị A La Hán sống một cách thụ động mà trong lý giải của Phật giáo, các vị luôn luôn tích cực hoạt động để tạo an lành hạnh phúc cho chúng sinh. Hành động của các vị, thường được coi là thiện, không có năng lực tạo nghiệp. Bằng hành động của mình, các vị phá tan mọi nguyên nhân trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi và những chuỗi dài nhân, quả.

Trong sự giải thích về nghiệp thì tâm (tác ý, có ý thức) là yếu tố đóng vai trò quan trong nhất. Bởi vì đối với Phật giáo, tất cả những việc làm, lời nói và tư tưởng đều do tâm gây ra. Kinh Pháp Cú có câu:

Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo. Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình [108].

Nghiệp không đơn giản chỉ là những hành động trong quá khứ, mà nó bao trùm cả quá khứ và hiện tại. Hay nói một cách khác, mặc dù hiện tại là kết quả của quá khứ và là nguyên nhân của tương lai, nhưng chúng ta phải hiểu rộng ra rằng hiện tại của chúng ta không hoàn toàn được quyết định bởi quá khứ của chúng ta và cũng như vậy, tương lai của chúng ta cũng không hoàn toàn bị quyết định bởi hiện tại của chúng ta. Trong sự biến hóa vô cùng phức tạp của nghiệp, ta không thể nhìn vào hiện tại mà quả quyết quá khứ và khẳng định tương lai.

Đức Phật có dạy:

Không trên trời, giữa biển Không lánh vào động núi Không chỗ nào trên đời

Kinh A Hàm có ghi lại câu chuyện đối đáp giữa Đức Phật và các học trò của mình để nói về nghiệp như sau:

"Tỷ như có một người kia sớt một muỗng muối vào bát nước. Nầy hỡi các Tỳ khưu, các thầy nghĩ như thế nào? Nước trong bát có thể trở nên mặn và khó uống không?

- Bạch Đức Thế Tôn, có. - Tại sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, vì nước trong bát thì ít mà cho vào một muỗng muối thì phải mặn.

- Bây giờ, tỷ như người kia đổ muỗng muối ấy xuống sông Hằng (Ganges), nầy hỡi các Tỳ khưu, các thầy nghĩ sao? Nước sông Hằng có vì muối ấy mà trở nên mặn và khó uống không?

- Bạch Đức Thế Tôn, không? - Tại sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, vì sông Hằng rộng lớn, nước nhiều, chỉ bấy nhiêu muối ấy không đủ làm mặn.

- Cũng dường thế ấy, có trường hợp người kia vì phạm một lỗi nhỏ mà chịu cảnh khổ. Người khác cũng tạo một lỗi tương tợ nhưng gặt quả nhẹ hơn và sau khi chết, quả kia không trổ sinh nữa, dù trổ một cách nhẹ nhàng. "Có thể có trường hợp người kia bị bỏ tù vì ăn cắp nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu, và cũng trong trường hợp người nọ không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu.

"Ai bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm xu?

"Khi người ta nghèo khổ, túng thiếu, bần cùng thì dù chỉ nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu cũng bị bỏ tù.

"Ai không bị bỏ tù vì nữa xu, một xu, hay một trăm đồng xu?

"Khi người ta giàu có, dư dả, sung túc, thì không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu.

Cùng một thế ấy, có trường hợp người kia chỉ có một vài hành động bất thiện nhỏ nhặt mà phải lâm vào cảnh khốn cùng, và có trường hợp người nọ cũng phạm lỗi lầm y như vậy mà không phải gặt quả nào trong kiếp hiện tại. Hành động bất thiện ấy cũng không có hậu quả nhỏ nhen nào sau kiếp sống nầy [8, tr.101].

Như vậy, mặc dù hai người có thể cùng có cùng một hành vi giống nhau, nhưng lại có nghiệp quả khác nhau. Cũng giống như việc bỏ một muỗng muối vào một bát nước và bỏ một muỗng muối xuống sông Hằng. Bát nước có thể không uống được vì mặn, nhưng nước sông Hằng có gì thay đổi đâu. Với một người có cả một dòng sông thiện thì có một việc sai trái cũng không ảnh hưởng nhiều. Nhưng với một người chỉ có một “bát nước thiện” thì chỉ cần một hành động sai trái cũng đủ làm cay đắng cả cuộc đời. Chính vì vậy nên mới có những người dù làm việc sai trái nhưng vẫn sống sung sướng, hạnh phúc.

Việc tạo ra nghiệp ác hay nghiệp xấu không chỉ đơn thuần dựa vào hành động tạo nghiệp, cũng giống như việc trồng cây ăn quả vậy, việc cây cho ra trái để ăn hay không không chỉ phụ thuộc vào hành động trồng và chăm bón cho cây mà còn phụ thuộc vào trình độ của người trồng cây, thời gian tăng trưởng của cây…. Nhà Phật gọi những yếu tố đó là nhân duyên. Phải có đủ nhân duyên và thời gian thích hợp thì mới có quả báo thiện hay quả báo ác.

* Nguồn gốc của nghiệp

Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sinh” [78, tr.310]. Tức là sự hiện hữu của mỗi con người chính là hiện thân của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác từ rất nhiều khiếp trong quá khứ.

Vậy nghiệp được sinh ra như thế nào và tồn tại ở đâu? Để có thể trả lời được câu hỏi này là một vấn đề không hề dễ dàng bởi nghiệp luôn thay đổi, không đứng yên bất biến. Nó được nối dài từ kiếp này sang kiếp khác (vô lượng kiếp)… nên việc tìm ra nguồn gốc của nghiệp là không thể. Tuy nhiên, theo Phật giáo, sở dĩ chúng ta có những hành động (thân, khẩu, ý) tạo Nghiệp là do vô minh và tham dục gây ra.

Trong Thập nhị nhân duyên kinh có câu: “Duyên vô minh, hành sinh khởi”. Tức là tất cả những tư trưởng, lời nói và việc làm thiện, bất thiện trực tiếp xuất phát từ vô minh hay bị vô minh gián tiếp làm động cơ thúc đẩy đều sẽ tạo nghiệp. Còn những hành động hoàn toàn trong sạch, tuyệt đối không xuất phát từ tham, sân, si thì không thể tạo nghiệp (đó chính là hành động của chư Phật và các vị A-La-Hán). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vô minh là điểm khởi đầu của thập nhị nhân duyên - nguyên nhân gây đau khổ của con người. Vô minh được hiểu là lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết của con người, làm cho con người không nhận thức được thực tướng của sự vật, hiện tượng (vạn pháp) hay không thấu hiểu chân tướng của chính mình. Đức Phật có nói: “Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sinh quay quần quanh lộn” [78, tr.381].

Vô minh gây hành. Hành ở góc độ nào đó chính là nghiệp. Hành tạo ra thức. Thức là cái biết phân biệt, nó không thể tồn tại một cách độc lập được mà phải dựa vào ngũ uẩn tức danh sắc. Có danh sắc tức là có thân và tâm, nghĩa là con người về cơ bản đã được định hình. Có con người thì phải có lục căn (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, thức), có lục căn, lục trần sẽ có lục nhập. Lục nhập tạo tiếp xúc lục căn với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tạo ra xúc (cảm giác). Có xúc thì sẽ dẫn đến thụ. Từ cảm tình dẫn đến việc yêu thương, đam mê, đắm trước, tức ái. Đã có ái thì muốn chiếm giữ, nắm giữ (thủ). Đã chiếm giữ, nắm giữ thì phải lâu dài, tồn tại mãi (hữu). Trong quá

trình tồn tại, họ lại gây nghiệp nên buộc họ phải sinh (sinh), đã có sinh tất có lão và tử.

Dục vọng đi liền với vô minh, là một nguyên nhân khác sinh ra nghiệp. Dục vọng gồm tham (tham lam), sân (giận dữ) và si (si mê)... .

Si là si mê (còn được gọi là dục ái). Không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không thấy được tà chính, ngu tối mờ mịt là tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân thật, tâm sinh diệt làm cái ta vĩnh cữu. Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sinh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau. Tất cả đều gốc từ cái lầm này mà ra.

Do si mê mà con người không biết thân là tướng duyên hợp hư giả mà lầm chấp thân mình là thật. Và, vì chấp thân mình có thật nên con người luôn tìm mọi cách để bảo vệ, giữ gìn, nuôi dưỡng, tô điểm, giành giật và thỏa mãn cho được những nhu cầu mà thân xác của mình đòi hỏi. Nhưng nhu cầu và mong muốn của con người là vô cùng nên không bao giờ có sự thoả mãn của bản thân. Vì vậy nó chính là cái gốc của lòng tham vô tận sau này.

Con người không chỉ chấp cho cái thân là có thật mà còn tưởng rằng những suy nghĩ, cảm xúc … của mình (tâm) cũng là thật. Song, theo quan niệm của Phật giáo, những thứ ấy là tướng duyên theo bóng dáng trần cảnh, chợt có chợt không, bỗng sinh bỗng diệt, không có thật, cũng không lâu dài. Vì vậy, khi bám vào cái giả dối tạm bợ ấy (nhưng cứ nghĩ là nó có thật) đã làm cho con người nghĩ cái gì cũng cho là đúng, mình tưởng cái gì cũng cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho là phải, bảo vệ ý kiến mình chống đối ý kiến kẻ khác. Đó chính là nguyên nhân gây đau khổ trầm trọng của con người.

Tham lam là trạng thái nắm giữ, tâm muốn nắm giữ nó mãi mà không muốn mất đi (còn được gọi là hữu ái). Lòng tham là cái hang không cùng, cái túi không đáy, cho nên không biết đến đâu là đủ. Tham lam về thân xác (sống

lâu, trẻ đẹp, mạnh khỏe…), về tiền tài, danh vọng… và, khi lòng tham mà không được thỏa mãn thì sẽ dẫn đến sân.

Sân (Giận dữ), là chúng ta không muốn nó tồn tại, muốn hủy diệt, xua đuổi (còn được gọi là phi hữu ái). Do tham lam mà không toại nguyện, hoặc bị ngăn trở liền nổi sân. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Tất cả sự hung tợn dữ dằn ác độc đều do sân mà phát sinh. Thế nên sân là mối hiểm họa cho mình cho người, mọi khổ đau trong đời này đều do sân gây ra.

Như vậy, nguồn gốc đầy đủ của nghiệp phải là vô minh và dục vọng. Nhưng về cơ bản, đối với Phật giáo, ý thức (tác ý) thiện hay ác mới là cái quyết định sự hình thành nghiệp chứ không phải những biểu hiện bên ngoài của hành vi tạo nghiệp. Chính vì vậy, ý chí tự do và đạo đức của con người có thể làm biến đổi chính đời sống của mình. Nghiệp của Phật giáo không mang tính định mệnh, bất biến và không thể thay đổi.

Đức Phật dạy:

Này các Tỷ khiêu, nếu có người nào đó nói một người phải chịu quả báo theo đúng hành vi của anh ta, thì trong trường hợp đó, này các Tỷ khiêu, sẽ không có đời sống tôn giáo, sẽ không có cơ may để đoạn trừ toàn bộ khổ não. Nhưng này các Tỷ khiêu, nếu có người nào đó nói rằng quả báo mà một người chịu, tương xứng với hành vi của anh ta làm ra trước đây thì trong trường hợp đó, này các Tỷ khiêu, người đó có đời sống tôn giáo, có cơ may đoạn trừ toàn bộ khổ não [7, tr.284].

Như vậy, cuộc sống của con người chính là kết quả của toàn bộ những hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta đã thực hiện ở hiện tại hay trong quá khứ. Nhưng kết quả này không bất biến mà nó thay đổi theo quá trình hoạt động của chúng ta trong từng giây, từng phút. Có lẽ con người chỉ chịu

nhận quả báo của nghiệp một cách thụ động khi họ không hiểu rõ về nghiệp và cơ chế vận hành của nó, trở thành nô lệ của nghiệp. Còn nếu con người được giác ngộ, hiểu rõ về nghiệp thì chắc chắn họ sẽ có khả năng chuyển hóa nghiệp, trở thành chủ nhân của Nghiệp chứ không phải là nô lệ của nghiệp.

Phật giáo cho rằng, nghiệp không tồn tại hư vô hay biến mất khi con người chết đi mà nó được ghi lại ở tạng thức. Tạng thức không phải là ý thức mà nó là thức thứ tám trong bát thức (còn được gọi là Alaida thức). Hay nói cách khác, sống chết chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn. Khi sống, mọi hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ …đều ghi lại dấu ấn trong tạng thức, dần dần trải qua thời gian dài, hình thành nên một cái luật vô hình, đó là nghiệp. Khi chết, các yếu tố này tan rã ra, nhưng luật vô hình theo quán tính vẫn tiếp tục quay, gặp nhân duyên, điều kiện thuận lợi, luật vô hình này lại nhóm các yếu tố (mà nó dần dần biến cải từ trước để tạo nên các yếu tố mới) để tạo nên một sinh linh mới. Sinh linh này phải trả quả cho kiếp trước và đồng thời lại tạo nhân cho kiếp sau. Cứ như thế, cuộc đời con người chỉ là một mắt xích trong chuỗi dài hầu như vô tận nếu không bước trên con đường đạo để diệt trừ nghiệp chướng và luân hồi [32, tr.274].

* Phân loại nghiệp

Thông thường, nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý hay còn gọi là tâm. Như thế, khi xét đến nghiệp của một con người là xét đến thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Ngoài ba nghiệp này, không còn một cái nghiệp nào khác.

Thân nghiệp: Phạn ngữ là Kya-karma, Pàli là Kya-kamma là một trong ba nghiệp, chỉ cho những nghiệp tạo từ thân có thể chia làm ba loại: thiện, ác và vô ký; Ác nghiệp của thân tức chỉ cho sát sinh, trộm cướp, tà dâm; trái lại là không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, tức là thiện nghiệp của thân, không thiện không ác và không cảm được năng lực của quả báo thì gọi là thân nghiệp vô ký.

Khẩu nghiệp: Phạn ngữ là Vik-karma, nghĩa là hành động của miệng, tức lời nói diễn đạt nội tâm, một trong ba nghiệp. Khẩu nghiệp có hai: Biểu

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du – giá trị và hạn chế (Trang 44 - 57)