.26 Thống kê tần suất các biến thuộc nhân tố Tiền lương

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina (Trang 89)

hiệu Biến quan sát

Mức đánh giá Giá trị trung bình 1 2 3 4 5 SAL1 Chính sách tiền lương là cơng bằng nên khuyến khích họ làm việc tốt hơn SL (lao động) 32 29 51 50 58 3.33 Cơ cấu (%) 14.5 13.2 23.2 22.7 26.4 SAL2 Chính sách tiền lương khuyến khích họ làm việc để tăng thu nhập

SL (lao động) 12 66 45 41 56 3.29 Cơ cấu (%) 5.5 30.0 20.5 18.6 25.5 SAL4 NLĐ hoàn tồn hài lịng với chính sách tiền lương của cơng ty

SL (lao động) 30 29 54 50 57 3.34 Cơ cấu (%) 13.6 13.2 24.5 22.7 25.9 SAL5

Tiền lương của cơng ty chi trả hồn tồn phù hợp với cống hiến của NLĐ SL (lao động) 23 46 46 46 59 3.33 Cơ cấu (%) 10.5 20.9 20.9 20.9 26.8

(Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm SPSS 20) Qua kết quả thống kê tần suất ta thấy rằng, người lao động đánh giá về nhân tố “Tiền lương”

ở mức độ 4-5 là tương đối. Trong đó, tiêu chí “Chính sách tiền lương là cơng bằng nên khuyến khích họ làm việc tốt hơn” có 49.09% đánh giá ở mức độ 4-5, đánh giá ở mức 3 có 23.2% và 14.5% lao động khơng đồng ý với tiêu chí này. Tiêu chí “Chính sách tiền lương khuyến khích họ làm việc để tăng thu nhập” có 44.09% đánh giá ở mức độ 4-5, đánh giá ở mức

3 có 20.5% và 5.5% lao động khơng đồng ý với tiêu chí này. Tiêu chí “NLĐ hồn tồn hài lịng với chính sách tiền lương của cơng ty” có 48.64% đánh giá ở mức độ 4-5, đánh giá ở mức 3 có 24.5% và 13.6% lao động khơng đồng ý với tiêu chí này. Tiêu chí “Tiền lương của cơng ty chi trả hồn tồn phù hợp với cống hiến của NLĐ” có 47.73% đánh giá ở mức độ 4-5, đánh giá ở mức 3 có 20.9% và 10.5% lao động không đồng ý với tiêu chí này

Nhân viên cơng ty có mức độ đồng tình tương đối với các tiêu chí của nhóm “Tiền lương”. Ta nhận thấy rằng một số nhân viên tin rằng tiền lương đã một phần đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân viên trong cơng ty thơng qua các ý kiến như: chính sách tiền lương là cơng bằng nên khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn; khuyến khích họ làm việc để tăng thu nhập; NLĐ hồn tồn hài lịng với chính sách tiền lương của cơng ty; và công ty chi trả tiền lương phù hợp với cống hiến của NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhân viên vẫn chưa thấy yên tâm về tiền lương để đóng góp cho sự phát triển của cơng ty. Do đó, ban lãnh đạo cần cân nhắc có chính sách tiền lương thích hợp để nhân viên thể hiện năng suất tại nơi làm việc.

CHƯƠNG V – GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY

5.1 Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm địnhVina. Vina.

5.1.1 Môi trường làm việc.

Tạo môi trường làm việc thân thiện và bồi dưỡng tinh thần đồng đội giúp nhân viên cảm thấy gắn kết với tổ chức. Từ đó, mọi hành động, mọi việc làm của mỗi nhân viên đều đề cao lợi ích của cơng ty, tập thể hơn là tập trung vào cá nhân. Ngoài ra, việc giao tiếp thường xuyên với nhân viên giúp họ hiểu được mong muốn cũng như tình hình hiện tại và tạo động lực cho họ. Cụ thể, ban lãnh đạo cần quan tâm đến những điều sau:

- Ban lãnh đạo công ty nên tiếp tục tổ chức các buổi đánh giá tình trạng hoạt động của các trang thiết bị của công ty, kịp thời chỉnh sửa hoặc thay thế các thiết bị không đảm bảo được an toàn cho người lao động trong khi làm việc. Từ đó, tạo cho người lao động sự an tâm khi làm việc tại công ty.

- Ban lãnh đạo phải nên ln tìm hiểu, lắng nghe các nguyện vọng của người lao động để xem xét, đánh giá, khắc phục những hạn chế của công ty nhằm tạo ra môi trường làm việc thân thiện, an tồn, tạo động lực tích cực cho nhân viên trong công ty.

- Những áp lực từ môi trường làm việc là một trong các nguyên nhân khiến nhân viên căng thẳng chán nản. Do đó, để thư giãn, thúc đẩy tinh thần ấy đi lên, ban lãnh đạo nên tổ chức các hoạt động giải trí nhỏ ngay trong giờ làm để giảm bớt căng thẳng, giúp nhân viên tái sinh tinh thần làm việc. Ngoài ra, cách tạo động lực cho nhân viên có thể bằng việc làm mới, trang trí lại văn phịng. Cụ thể như: Sử dụng áp phích treo tường để truyền cảm hứng, trang trí khơng gian với các lọ hoa, bình nước, cốc…

5.1.2 Khen thưởng

Để tạo động lực cho nhân viên và làm việc theo cách tốt nhất có thể, vấn đề đãi ngộ dựa trên kết quả làm việc của nhân viên phải được công bằng và cởi mở. Vậy, ban lãnh đạo công ty là người quyết định và đánh giá trong cơng ty. Do đó, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina cần lưu ý những điều sau đây để tạo động lực cho người lao động trong công ty:

- Ban lãnh đạo cơng ty nên đưa ra bộ các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc cụ thể, quy định mức khen thưởng khi nhân viên hồn thành tốt cơng việc và xử phạt khi nhân viên vi phạm. Qua đó, dựa trên những kết quả hồn thành cơng việc đó để đánh giá và thực hiện khen ngượi đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt nhằm khuyến khích họ tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho cơng ty.

- Ban lãnh đạo cần phải nhận thức được sự đóng góp của từng cá nhân. Khen thưởng nhân viên tài năng kịp thời thông qua các cuộc họp và đánh giá của cơng ty giúp họ làm việc tích cực hơn và đạt hiệu suất cao trong công việc

5.1.3 Sự công bằng

Đánh giá thực hiện công việc một cách công bằng là hoạt động mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải thực hiện. Đây là yếu tố khá quan trọng để người lao động tiếp tục cống hiến cho cơng ty hay khơng. Do đó, ban quản trị cần đưa ra các quyết định đúng đắn về các mặt như khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến,...

Điều quan trọng là phát triển một quy trình đánh giá và tổ chức đánh giá hiệu suất để ban lãnh đạo có thể đưa ra các đánh giá khách quan và cơng bằng. Vì vậy, lãnh đạo cần chú ý những điều sau:

- Ban lãnh đạo nên xem xét các vấn đề từ mọi khía cạnh để mang lại sự công bằng cho người lao động trong công ty. Không nên đánh giá các vấn đền từ những quan điểm cá nhân, từ một phía nhằm đánh giá các kết quả của vấn đề một cách khách quan, và công bằng dành cho người lao động trong công ty.

- Công ty nên đề ra các mức hồn thành cơng việc cụ thể, có nghĩa là nên đưa ra các chỉ tiêu, yêu cầu chi tiết để người lao động có thể thấy rõ được mức độ hồn thành cơng việc của họ. Qua đó, dựa trên những kết quả hồn thành cơng việc đó để đánh giá và thực hiện khen ngượi đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt nhằm khuyến khích họ tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho cơng ty.

5.1.4 Chính sách đào tạo

Một trong những yếu tố bên trong gây giảm động lực làm việc của người lao động trong một cơng ty là người lao động đó khơng được phát triển về những kỹ năng và kiến thức chuyên mơn mới, phục vụ cho q trình làm việc của họ, hay những thay đổi về kỹ thuật và kiến thức

chun mơn hóa mà xã hội cũng như thị trường làm việc yêu cầu. Do đó, các nhà quản lý nhân sự của công ty nên chú trọng những điểm sau:

- Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu cho họ tự nghiên cứu học tập. Ngồi ra, phịng nhân sự tổ chức các đợt tập huấn theo chuyên môn từng bộ phận.

- Xây dựng các nhóm đồn thể, cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm làm việc, chia sẻ các phương thức hoạt động và hoàn thành các cơng việc của họ để các nhân viên khác có thể học hỏi, cải thiện năng suất làm việc của mình.

- Xây dựng các cuộc thi đua trong từng bộ phận nói riêng và tồn cơng ty nói chung để người lao động liên tục đánh giá được khả năng, trình độ của mình, giúp họ ln cải tiến trong quá trình làm việc.

5.1.5 Cơ hội thăng tiến

Trong bất kỳ khoản thời gian nào của mỗi công ty, ban lãnh đạo cơng ty khơng nên đánh giá thấp vai trị của việc hỗ trợ nhân viên trong phát triển sự nghiệp của họ. Nếu người lao động khơng cảm thấy được giá trị của mình, thì hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng, các cơng ty có nguy cơ mất đi những nhân viên có năng lực. Như vậy, để người lao động có động lực làm việc tốt hơn, ban lãnh đạo cơng ty cần nên quan tâm đến các điểm sau:

- Ban lãnh đạo cơng ty nên giúp nhân viên của mình phát triển kế hoạch tăng trưởng để họ có thể hình dung rõ hơn về tương lai phát triển trong sự nghiệm của mình tại cơng ty. Đề xuất các cột mốc cụ thể cho kết quả và hỗ trợ các nguồn lực để người lao động thấy mục tiêu phát triển của họ. Lắng nghe nguyện vọng của người lao động trực tiếp và đưa ra các chính sách nhất quán từ lãnh đạo về quá trình phát triển sự nghiệp giúp nhân viên cảm thấy an tồn hơn, kết nối với cơng ty và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của họ.

- Xem xét cho phép người lao động trong cơng ty làm việc ở các phịng ban hoặc vị trí khác nhau, nhưng trong các lĩnh vực cụ thể. Đây là cơ hội này giúp các nhân viên xây dựng các kỹ năng mới và hiểu sâu hơn về đồng nghiệp và công việc của công ty, giúp họ phát triển tồn diện về kiến thức và kỹ năng của mình.

- Lãnh đạo nên dựa vào những thành tích và kết quả họ đạt được trong công việc để lựa chọn những người ưu tú. Đây sẽ là nhân tố ưu tiên tham gia khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng chun mơn, giúp họ trưởng thành và phát triển các kỹ năng của bản thân trong cơng việc, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.

5.1.6 Tiền lương

Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của người lao động khi làm việc đó là tiền lương đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống của họ. Do đó, người lao động ln có xu hướng gắn bó và cam kết lâu dài đối với cơng ty khi họ được trả mức lương tương xứng với những đóng góp của họ dành cho cơng ty. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cơng ty cần chú ý đến những điểm sau:

- Tiền lương, thưởng có thể bảo mật nhưng cách tính cần cơng khai và rõ ràng, làm sao để nhân viên cảm thấy cách tính đó là cơng bằng, là tin cậy cho tất cả mọi người.

- Mức lương có thể chưa cao nhưng đảm bảo định kỳ được rà soát, đối chiếu với lương thị trường và điều chỉnh nếu có thể. Việc này cần được trao đổi, thơng báo tới nhân viên để họ cảm thấy công ty luôn quan tâm và cố găng cải thiện mức thu nhập của mình.

- Tùy theo năng lực của mỗi người mà ban lãnh đạo công ty đưa ra các khoản chi trả hợp lý, xứng đáng. Hơn nữa, khi nhân viên làm việc thêm thời gian, cũng cần tính lương ngồi giờ cơng bằng.

5.2. Các kiến nghị đối với cơng ty

Để có điều kiện tạo động lực cho người lao động một cách hoàn thiện nhất,Cơng ty cần có tài chính mạnh. Muốn như vậy, cần cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, tiết kiệm đến mức tối đa có thể, hợp lý hố bộ máy tổ chức và tạo ra nhiều lợi nhuận trong kinh doanh. Muốn tạo ra nhiều lợi nhuận thì liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau,trong đó các yếu tố kinh doanh như: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, marketing, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ bộ phận kinh doanh…. Hiện nay có rất nhiều công ty về kinh doanh về mảng dịch vụ chứng nhận, kiểm định, trong đó một số đơn vị của nhà nước như Vinacontrol, trung tâm kiểm định 3…cũng rất lớn mạnh, nên thị trường khá cạnh tranh nhau, do đó Cơng ty nên chủ động đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động về các mảng dịch vụ để có những sách lược hợp lý về giá dịch vụ cạnh tranh và đảm bảo uy tín trên thị trường, để thu hút nhiều khách hang sử dụng dịch vụ của Công ty. Hơn hết,Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống của người lao động,cải thiện các mối quan hệ trong công ty,xây dựng hồn thiện các hệ thống cơng cụ như trình bày ở trên để có thể tạo động lực cho lao động một cách tốt nhất.

PHẦN KẾT LUẬN

Luận văn “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina” đã làm rõ được tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động trong công ty. Luận văn thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina. Căn cứ vào định hướng phát triển của công ty trong tương lai, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc tạo động lực cho người lao động tại cơng ty. Các giải pháp này có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn thông qua các nhân tố như: môi trường làm việc, khen thưởng, sự công bằng, chính sách đào tạo, cơ hội thăng tiến, tiền lương nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu của người lao động. Từ đó, giúp họ có thêm động lực làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Luận văn cũng đã đem lại những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn hạn chế của bản thân tác giả, luận văn này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Cụ thể đó là vẫn cịn những yếu tố khác vẫn chưa được nghiên cứu đến trong đề tài này. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đề cập đến nhiều yếu tố tác động đến việc tạo động lực cho người lao động khác để có cái nhìn đa chiều hơn, và tiếp tục hồn thiện cơng tác tạo động lực trong doanh nghiệp.

Luận văn “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina” với mục đích đóng góp vào việc nâng cao động lực làm việc của người lao động thông qua các giải pháp được đề xuất, từ đó đưa cơng ty ngày càng phát triển bền vững. Tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng, các thầy cơ giáo để đề tài luận văn này được hoàn thiện hơn

A

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] Bộ luật Lao động. (2019). Bộ luật số: 45/2019/QH14.

[2] Bùi Thị Ngọc Trâm. (05/2017). Công tác tạo động lưc làm việc cho người lao động tại công

ty cổ phần Cosevco i.5. Quảng Bình.

[3] Đặng Phương Anh. (2019). Tạo động lực lao động cho đội ngũ nhân viên thơng qua chính

sách đãi ngộ tại Cơng ty cổ phần Eurowindow. Hà Nội.

[4] Đào Phú Quý. (2010). Thuyết nhu cầu của A. Maslow với việc động viên người lao động.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, 78-85.

[5] Đào Thị Huyền. (2016). Tạo động lực lao động tại khối cơ quan tập đồn viễn thơng Quân

đội. Hà Nội.

[6] Đỗ Thị Kim Nguyên. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

động tại Công ty cổ phần Phương Minh. Huế.

[7] Dương Thị Nhật Ly. (01/2021). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

của người lao động tại công ty cổ phần sợi Phú Bài 2. Huế.

[8] Hoàng Thị Hồng Nhung. (2015). Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789 - Bộ Quốc

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Chứng nhận Kiểm định Vina (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w