TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TP .HỒ CHÍ MINH
4.3. Quan điểm phát triển TTTC quốc tế TP.HCM
Thứ nhất, có sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế, chính sách. Trước đây để phát triển và trở thành các TTTC
khu vực và tồn cầu, cả Singapore và Hồng Kơng đã tận dụng lợi thế về múi giờ để thu hút các dòng vốn vào thị trường tài chính. Việt Nam ở múi giờ khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này. Tuy nhiên, lợi thế về mặt múi giờ có thể mất đi khi ASEAN thống nhất múi một giờ UTC+8. Bên cạnh đó, Việt Nam về mặt địa lý, khơng phải là trung tâm ASEAN, trong khi ngôn ngữ tiếng Anh và quy mô thị trường vốn chưa phải là lợi thế khi so sánh với một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Philipines hay Thái Lan. Vì vậy, để trở thành TTTC quốc tế Việt Nam cần phải dựa vào lợi thế cạnh tranh về mặt chính sách và có sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế quản lý.
Thứ hai, có bước đi và lộ trình phù hợp. Vị thế của Hồng Kơng đã giảm sút rất nhiều kể từ năm 1997
sau khi trở về Trung Quốc và bị một số thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Thẩm Quyến) cạnh tranh gay gắt. Ngược lại, Singapore đã tận dụng rất tốt những lợi thế mà Hồng Kông bị mất đi, đặc biệt là vị thế trung gian hay đầu mối giao thương của tất cả các bên. Việt Nam, cũng cần phải nhanh chóng tận dụng cơ hội để thu hút dịng vốn từ Hồng Kông và gia tăng cạnh tranh với Singapore, trong đó có hai cơ hội rất quan trọng, đó là: (i) Trở thành một mắt xích quan trọng trong các chuỗi giá trị toàn cầu đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc; và (ii) Trở thành đầu mối trung chuyển và giao thương giữa các nước với Trung Quốc và ngược lại.
49 Theo nội dung Mục 3.2.1 Đề án do IPPG tài trợ cho nhóm tư vấn gồm Công ty Luật Hành trình hướng Bắc, Công ty TNHH hợp danh Shearman & Sterling – London, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu & cạnh tranh
Do tính chất biến động phức tạp của thị trường tài chính, TTTC quốc tế Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro về thanh khoản, bất cân xứng thông tin, mối quan hệ ủy quyền - thừa hành... nếu năng lực quản lý và giám sát, đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0 còn hạn chế, và đặc biệt TTTC QT cũng phải sẵn sàng đối phó với nạn rửa tiền và các tội phạm tài chính khác... Bên cạnh đó, nếu quản lý dịng vốn khơng tốt có thể gây ra những bất ổn cho thị trường tài chính và hệ thống tài chính vốn cịn khá “non trẻ” của Việt Nam... Vì vậy, mặc dù tiến trình hình thành TTTC quốc tế Việt Nam địi hỏi phải có những đột phá thể chế song cần phải có bước đi và lộ trình phù hợp để đảm bảo “mục tiêu kép”: (sớm) đưa TTTC quốc tế Việt Nam trở thành trung tâm tầm cỡ khu vực và quốc tế, đồng thời hạn chế tối đa các tác động tiêu cực kinh tế - tài chính - xã hội có thể phát sinh. Một vấn đề quan trọng là cần tạo dựng khung khổ pháp lý liên quan đến tội phạm tài chính và cơ chế giám sát, hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần phải có cách quản lý, giám sát thích hợp và xử lý kịp thời để hạn chế các tác động tiêu cực, rủi ro có thể phát sinh trong phát triển TTTC quốc tế Việt Nam và cả thị trường tài chính nói chung50.
Thứ ba, phát triển Trung tâm tài chính vị thế khu vực và thế giới dưới hình thức “khơng gian mềm” và có sự quản lý tập trung. Mơ hình TTTC “khơng gian mềm”51 là mơ hình khơng có giới hạn về mặt địa lý tương tự một đặc khu (như Hồng Kông, Trung Quốc) hay một trung tâm thương mại (như Marina Bay Sands, Singapore) hay một quốc đảo như Cayman... mà có thể kết hợp các địa phương để tận dụng thế mạnh của từng địa phương. TTTC dựa vào quản lý tập trung với việc hình thành một cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền để có thể kết nối giữa các thành phố, phân bổ các hoạt động tài chính và các hoạt động, dịch vụ bổ trợ một cách hợp lý dựa trên các lợi thế khác nhau. Lợi thế, ưu điểm của việc xây dựng TTTC “không gian mềm” là ở chỗ các doanh nghiệp, cá nhân, các định chế tài chính hoạt động chịu sự điều chỉnh, quản lý trong phạm vi, quy định của TTTC, nhưng có thể đặt văn phịng, trụ sở, lưu trú, hoạt động tại các địa điểm khác nhau… Cơ chế này vừa thuận lợi cho các nhà đầu tư, vừa tạo cơ hội phát triển, tận dụng lợi thế cho các địa phương, đồng thời tạo ra một sự “khác biệt” hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn.