5. Cấu trúc luận văn
2.1. Giới thiệu Xí nghiệp bao bì Đồng Nai
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp bao bì Đồng Nai tiền thân là Nhà máy sản xuất bao bì PP chun dụng thuộc Cơng ty cổ phần đầu tư Khống sản -than Đơng Bắc hoạt động từ năm 2010. Đến thời điểm ngày 01/01/2015, Nhà máy bắt đầu có sự thay đổi về mơ hình hoạt động SXKD và chính thức trở thành Xí nghiệp bao bì Đồng Nai theo Quyết định số 62/QĐ-LDA ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV về việc thành lập Xí nghiệp bao bì Đồng Nai trực thuộc Cơng ty TNHH MTV Nhơm Lâm Đồng – TKV. Xí nghiệp hoạt động ổn định với nhiệm vụ sản xuất bao bì jumbo đựng alumina của 2 dự án Nhơm Lâm Đồng và Nhôm Đăk Nông của Tập đồn Than – Khống sản Việt Nam.
Xí Nghiệp Bao Bì Đồng Nai là một trong những đơn vị sản xuất các sản phẩm bao bì cơng nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế và là một trong những đơn vị sản xuất bao bì Jumbo chuyên dụng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các loại bao bì chun dụng, vải có tráng màng/khơng tráng màng, dây đai PP, PE chất lượng cao phục vụ nhu cầu của các loại ngành nghề công nghiệp trong nước và xuất khẩu như khoáng sản,
nơng nghiệp, mơi trường, hóa chất, vật liệu xây dựng,… Đơn vị được đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại, của các nước như Áo, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, với cơng suất trung bình trên 100,000 bao/tháng và đạt khoảng 1,5 triệu bao/năm.
Tên đơn vị: Xí nghiệp bao bì Đồng Nai – Chi nhánh Công ty TNHH
MTV Nhôm Lâm Đồng.
Mã số chi nhánh (mã số thuế): 5800939133-003
Địa chỉ : Lô F5, Khu CN Dầu Giây, Xã Bàu Hàm 2, Thống Nhất, Đồng Nai. Điện thoại: 02513.772.688 Fax : 02513.772.689 Email : info@baobidongnaivn.com Website : baobidongnaivn.com 2.1.2. Đặc điểm cơ bản
2.1.2.1. Tình hình về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh
Hiện nay, lĩnh vực sản xuất bao bì jumbo đang dần xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do Xí nghiệp đa số chỉ cung cấp hàng cho nội bộ Tập đoàn để đựng alumin xuất bán sang các nước nên hầu như ổn định về nguồn tiêu thụ, không đặt nặng vấn đề marketing, bán hàng cho các khách
hàng bên ngồi. Tuy là Xí nghiệp cịn non trẻ nhưng kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đặt kết quả tương đối tốt, Báo cáo tài chính hằng năm của Xí nghiệp đều ghi nhận phát sinh lợi nhuận. Hàng năm, Xí Nghiệp nộp ngân sách nhà nước trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước về mức doanh thu và lợi nhuận. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp là 2.168.639.406 đồng, sang năm 2017 khoản lợi nhuận là 3.719.318.270 đồng và năm 2018 là 5.958.122.180 đồng11.
Trong năm 2018 mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng với triết lý kinh doanh của Xi nghiệp coi nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, quý giá nhất, coi trọng đầu tư và đẩy mạnh đào tạo người lao động dưới mọi hình thức
do vậy năm 2018 Xí nghiệp đã đạt kết quả sản xuất kinh doanh khả quan hoàn thành vượt chi tiêu các kế hoạch đề ra. Năm 2018, tồn Xí nghiệp đã sản xuất khoảng 130,000 bao/tháng và đạt khoảng 1,6 triệu bao/năm, đạt 100,5% kế hoạch điều chỉnh, bằng 103,5% kế hoạch đầu năm và tăng 4,7% so với năm
2017; Tổng doanh thu đạt gần 162.298.471.271 tỷ đồng, vượt 5,2% kế hoạch và tăng 17% so với thực hiện năm 2017.12
Để đạt được mục tiêu trên, Xí nghiệp đã chú trọng rà sốt, sửa đổi, bổ sung hồn thiện các quy trình vận hành, các quy định quản lý kỹ thuật, đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý sản xuất, thực hiện tốt cơng tác đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn cho cán bộ, công nhân viên, làm chủ và vận hành hiệu quả dây chuyền công nghệ, áp dụng các phương pháp quản trị, quản lý tiến bộ.
Bên cạnh đó, phát huy sức sáng tạo mạnh mẽ từ người lao động, có chun mơn và say mê với nghề, Xí nghiệp đã có nhiều sáng kiến, giải pháp cơng nghệ áp dụng vào sản xuất, xử lý các tồn tại, điểm nghẽn của dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất. Song song với đó, Xí nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì thực hiện cơng tác đầu tư, chuẩn bị tốt máy móc, thiết bị, năng lực cơng tác, …13
2.1.2.2. Tình hình về nhân sự
Xí nghiệp hiện có 250 Cán bộ cơng nhân viên, trong đó bộ phận quản lý nghiệp vụ, hành chính văn phịng có 26 người và bộ phận sản xuất có 224 người được phân bổ theo từng tiêu chí như sau:
12Báo cáo hội nghị người lao động năm 2017, 2018
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo phịng ban của Xí nghiệp bao bì Đồng Nai giai đoạn 2016–2018
TT Bộ phận Số lượng nhân sự (Người)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Ban Giám đốc 03 02 02 2 Phịng kế tốn 04 04 04 3 Phòng tổ chức 12 11 11 4 Phòng KTTH 06 06 05 5 Phòng điều hành sản xuất 04 04 04 6 Tổ bảo trì 14 12 10 7 Tổ quản lý chất lượng 15 14 14 8 Tổ đóng gói 10 10 09 9 Tổ sợi –tráng màng 16 16 14 10 Tổ dệt vải 45 42 38 11 Tổ cắt in 16 14 14 12 Tổ may 160 155 125 Tổng cộng 305 290 250
Nguồn: Dữ liệu thống kê của Phịng tổ chức hành chính Xí nghiệp
Theo bảng số liệu có thể nhận thấy nhân sự trong Xí nghiệp được bố trí hợp lý theo tình hình sản xuất kinh doanh qua từng năm. Số lao động trực tiếp sản xuất trong các năm vẫn chiếm hơn 50% tổng số lao động do đặc điểm của Xí nghiệp là đơn vị sản xuất. Đặc biệt, trong năm 2018, khi triển khai áp dụng 5S, ban chỉ đạo đã tiến hành đánh giá và bố trí lại máy móc, thiết bị theo quy trình sản xuất tinh gọn và 1 chiều, loại bỏ các thiết bị hư hỏng, cải tiến máy móc phù hợp với yêu cầu sản xuất. Kết quả, đã giảm được các cơng đoạn thừa do bố trí máy móc chưa phù hợp, giảm thời gian ln chuyển bán thành phẩm trong dây chuyền, điều này góp phần tăng năng suất lao động tại tất cả các khâu sản xuất, vì vậy số lao động cũng tinh giảm tương ứng với mỗi công
đoạn sản xuất, góp phần tiết giảm các chi phí liên quan đến nhân công, công tác quản lý nhân sự cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của Xí nghiệp bao bì Đồng Nai giai đoạn 2016–2018
STT Giới tính Số lượng nhân sự
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Nam 147 (48.2%) 137 (47.2%) 102 (40.8%)
2 Nữ 158 (51.8%) 153 (52.8%) 148 (59.2%)
Tổng cộng 305 290 250
Nguồn: Dữ liệu thống kê của Phịng tổ chức hành chính Xí nghiệp
Nhận xét: Xí nghiệp hoạt động với nhiều công đoạn sản xuất với yêu cầu gần như cân bằng về giới tính. Đối với tổ sợi, dệt, bảo trì, đóng gói, cắt in thì đa số phải do lao động nam vận hành máy do tính chất nặng nhọc của các loại máy móc, thiết bị. Và bộ phận may, bộ phận quản lý chất lượng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận nên số lượng lao động nữ chiếm phần lớn. Việc phân bổ lao động như trên việc quản lý trở nên cân bằng và hoạt động khá hiệu quả so với các đơn vị cùng ngành.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của Xí nghiệp bao bì Đồng Naigiai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018
STT Trình độ Số lượng nhân sự
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Đại học trở lên 43 (14.2 %) 42 (14.5%) 49 (19.6%)
2 Trung cấp, cao đẳng 67 (21.9 %) 65 (22.4%) 67 (26.8%)
3 LĐPT 195 (63.9) 183 (63.1%) 134 (53.6%)
Tổng cộng 305 290 250
Nguồn: Dữ liệu thống kê của Phịng tổ chức hành chính Xí nghiệp
Năm 2018, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 19.6%, tăng 5.4% so với năm 2016, chủ yếu là cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ văn
phòng. Trình độ trung cấp và cao đẳng gồm các nhân viên hỗ trợ tại nhà xưởng: bảo trì, quản lý chất lượng, tổ trưởng sản xuất. Trình độ lao động phổ thơng (LĐPT) chiếm đa số gồm các lao động trực tiếp sản xuất, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể đã giảm 10.3% so với năm
2016.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Xí nghiệp bao bì Đồng Naigiai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018
STT Trình độ Số lượng nhân sự
Năm2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Dưới 18 tuổi 0 0 0
2 Từ 18 đến 35 tuổi 257 (84.3%) 236 (81.4%) 182 (72.8%)
3 Trên 35 tuổi 48 (15.7%) 54 (19.6%) 68 (27.2%)
Tổng cộng 305 290 250
Nguồn: Dữ liệu thống kê của Phịng tổ chức hành chính Xí nghiệp
Lực lượng lao động trong Xí nghiệp có độ tuổi lao động trung bình là 29 tuổi, do tính chất cơng việc là sản xuất nên số lao động từ 18 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong xí nghiệp. Trong 3 năm qua, các lao động giảm đa số là lao động trẻ tuổi, hiện nay, hầu như là các lao động đã gắn bó nhiều năm với đơn vị nên có ý thức, tác phong và văn hóa doanh nghiệp khá tốt.
2.1.2.3. Cơng nghệ sản xuất
Xí nghiệp bao bì Đồng Nai chun sản xuất và kinh doanh các loại bao bì chun dụng, vải có tráng màng/khơng tráng màng, dây đai PP, PE chất lượng cao phục vụ nhu cầu của các loại ngành nghề công nghiệp trong nước và xuất khẩu như khoáng sản, nơng nghiệp, mơi trường, hóa chất, vật liệu xây dựng,… Bao bì jumbo được sản xuất từ thành phần nguyên liệu chính là hạt nhựa PP (Polypropylen). Đối với các nhà cung cấp bao bì chất lượng thường lựa chọn hạt nhựa nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và tính ổn định.
Công suất, sản phẩm của dự án:
-Sản xuất bao Jumbo: 1.200.000 bao/năm
-Chất lượng sản phẩm của dự án: Đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Tổng diện tích nhu cầu dự án: 1.3 ha.
Công nghệ sản xuất:
-Công nghệ phối trộn nguyên liệu
-Công nghệ kéo sợi
-Công nghệ dệt vải
-Công nghệ cắt, in
-Công nghệ may, đóng gói
Để đáp ứng chất lượng cho các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, Xí nghiệp được đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại, trang thiết bị máy móc mới 100% với công nghệ hiện đại nhất, được nhập khẩu từ các nước như Áo, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, với cơng suất trung bình đạt khoảng 1,5 triệu bao/năm.
Xí nghiệp bao bì Đồng Nai đã quyết định đầu tư trọn vẹn cho dây chuyền sản xuất bao XNBBĐN(bao Jumbo, bao dệt PP, bao cồng kềnh, bao lớn, bao tải công nghiệp) từ giai đoạn đùn sợi dẹp và sợi mono, tráng màng cho đến dệt vải, dây đai, dây cột và cuối cùng là giai đoạn in ấn, may hồn thiện. Mỗi cơng đoạn sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu nhựa đều được kiểm tra chất lượng bằng những thiết bị tiên tiến của Anh, Mỹ. Việc đầu tư này nhằm tránh phụ thuộc vào các nhà sản xuất phụ và để đảm bảo được thời gian giao hàng và công tác kiểm tra trọn vẹn chất lượng sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Hình 2.1. Quytrình sản xuất
Nguồn: Dữ liệu Phịng quản lý chất lượng
Do tính chất của hoạt động sản xuất cũng như việc sử dụng các máy móc, dây chuyền hiện đại nên tiêu chí của Xí nghiệp là ln duy trì hệ thống dây chuyền, máy móc trong tình trạng hoạt động tốt, bởi việc hư hỏng một chi tiết nhỏ có thể ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Đồng thời, việc sữa chữa, thay thế các linh kiện, phụ tùng máy móc cũng rất tốn kém do phải nhập khẩu từ nước ngồi, trường hợp cần thiết có thể phải mời chuyên gia, nhà sản xuất từ nước ngoài để tiến hành kiểm tra, sửa chữa. Vai trò của các kỹ sư vận hành máy móc, thiết bị và đội đội ngũ cơng nhân hoạt động tại khu vực sản xuất vô cùng quan trọng. Vì vậy, lãnh đạo Xí nghiệp tin tưởng rằng việc áp dụng phương pháp 5S ngồi việc tránh lãnh phí, nâng cao hiệu quả sản xuất mà sẽ
giúp cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt là đội ngũ làm việc tại khu vực dây chuyền sản xuất nâng cao ý thức, nhận thức được tầm quan trọng trong việc sắp xếp, vệ sinh, bảo quản máy móc thiết bị cũng như vai trị của mỗi cá nhân trong dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp để phát huy năng lực cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của Xí nghiệp.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng mơ hình phương pháp 5S tại Xí nghiệp bao bì Đồng Nai.
Xí nghiệp bao bì Đồng Nai hoạt động từ năm 2010, thời gian đầu hoạt động cịn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự đồng lịng của cán bộ cơng
nhân viên trong Xí nghiệp đã tạo tiền đề xây dựng một đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đến nay, Xí nghiệp đã phát triển, từng bước đánh dấu bước đột phá trong ngành sản xuất bao bì phục vụ cho ngành cơng nghiệp khống sản, cung cấp bao bì phục vụ cho ngành cơng nghiệp nhơm tại tỉnh Đắk Nông và lâm Đồng của Tập đồn Cơng Nghiệp Than Khống Sản Việt Nam. Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều thành tựu hơn các năm trước, tuy nhiên, có thể nhận thấy các kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, điều kiện sẵn có cũng như hoạt động đầu tư của Xí nghiệp. Vì vậy, Ban lãnh đạo Xí nghiệp khơng khỏi trăn trở về các giải pháp thay đổi trong việc quản trị, quản lý Xí nghiệp để Xí nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng của mình.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo Xí nghiệp tạo điều kiện cho tác giả chọn và nghiên cứu về mơ hình 5S tại đơn vị. Đồng thời, từ đó giúp củng cố nguồn tài liệu và cơ sở để Xí nghiệp tiếp tục ứng dụng vào thực tiễn hoạt động có hiệu quả, phát triển Xí nghiệp.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về việc áp dụng 5S trong doanh nghiệp nói riêng. Mục đích của thu thập số liệu là để làm cơ sở đưa ra các lý luận, phương pháp áp dụng cũng như giải pháp để khắc phục, giải quyết những tồn tại về hoạt động áp dụng 5S.
Với phương pháp này, tác giả tập trung thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua các tài liệu về 5S trong và ngoài nước, đồng thời, kết hợp nguồn số liệu tại Xí nghiệp bao bì Đồng Nai từ đó định hướng, phân tích
và đề xuất kế hoạch thực hiện và giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu, hình ảnh, dựa vào các nghiên cứu trước đó để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu như các quy định, các văn bản do Ban chỉ đạo 5S Xí nghiệp bao bì Đồng Nai cung cấp, Phịng Hành chính nhân sự, Phịng quản lý chất lượng cung cấp, Phịng Kế tốn; các báo cáo tài chính,
báo cáo thống kê tại đơn vị trong các năm 2016 – 2017 –2018; từ thư viện và