5. Cấu trúc luận văn
3.2. Đánh giá kết quả áp dụng phương pháp 5S tại Xí nghiệp bao bì Đồng Na
Nai
3.2.1. Những ưu điểm
- Ban lãnh Xí nghiệp hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần, nhân sự cho công tác 5S, thường xuyên hỏi han, động viên mọi người tích cực thực hiện và duy trì cơng tác 5S.
-Chương trình được sự ủng hộ và tham gia của tất cả Cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, từ cấp lãnh đạo đến người lao động, công nhân viên với mục tiêu tạo môi trường làm việc lành mạnh, sạch đẹp, gọn gàng, tiện lợi hơn. Qua
đó, giúp người lao động cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tăng năng suất lao động; xây dựng hình ảnh cơng ty đẹp hơn trong mắt khách hàng cũng như tạo điều kiện cho việc áp dụng thành công các hệ thống quản lý chất lượng. Những hình ảnh đẹp, sạch sẽ, gọn gàng và trực quan sinh động tại nơi làm việc của các đơn vị bạn đã trở thành nguồn động lực thơi thúc Cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp thực hiện quyết liệt chương trình 5S.
-Hầu hết các cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp đã có nền tảng ý thức thực hiện tốt cơng tác an tồn vệ sinh lao động từ trước khi triển khai 5S nên
đa số nắm bắt đúng, đầy đủ các nội dụng thực hiện, hiểu rõ các kiến thức cơ bản của 5S, từ đó thay đổi được một phần tư duy, giải phóng được sức ì của cán bộ cơng nhân viên trong khi làm việc. Cách thức làm việc bài bản hơn, có tư duy logic hơn, tinh thần tự giác hơn, ...
-Xí nghiệp có diện tích hoạt động khơng quá rộng nên dễ quy hoạch, ứng dụng chương trình 5S vào thực tiễn sản xuất. Tại mỗi khu vực đều có sự thay đỗi rõ rệt sau khi áp dụng 5S:
Khu vực nhà xưởng: Máy móc, dây chuyền sản xuất được bố trí khoa
học, chuyên nghiệp, hơn; Các kho kho sửa chữa, bào trì máy móc thiết bị mặc dù tiến độ triển khai chậm, nhưng các đơn vị cũng đã có ý thức trong việc sàng lọc, phân loại và sắp xếp các loại vật tư, máy móc, thiết bị. Từ đó tạo khơng gian làm việc thơng thống, thuận tiện, ... Số lượng nguyên, vật liệu tồn kho giảm đáng kể, một số chi phí khơng cần thiết được loại bỏ, ...
Khu vực văn phòng: Hầu hết các phòng ban đều triển khai rất tốt, các đồ dùng, vật dụng đã được sàng lọc và sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, khang trang, tạo môi trường làm việc tốt hơn.
Khu vực khuôn viên Xí nghiệp: Mơi trường, khơng gián thoáng đãng, xanh mát hơn. Mọi người đều ý thực trong việc giữ gìn vệ sinh, khơng vứt rác bừa bãi, duy trì cảnh quan Xí nghiệp.
3.2.2. Những tồn tại, hạn chế
Trong q trình triển khai thực hiện, mặc dù các đơn vị đã nhận thức được cách làm, nội dung cần làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, cụ thể như sau:
- Một số cá nhân, bộ phận chưa thực sự hiểu rõ về bản chất của 5S, thực hiện riêng lẻ, tự phát, khơng đồng bộ. Chương trình đào tạo 5S cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong Xí nghiệp chưa thực sự được quan tâm sâu sát dẫn đến tình trạng cán bộ nhân viên chưa hiểu rõ về quy trình và lợi ích của việc áp dụng thực hiện 5S việc duy trì chữ S thứ 5 Shitsuke khơng phát duy
được tác dụng. Điều đó được thể hiện rõ bằng việc sau mỗi lần kiểm tra, tại một số vị trí lại trở lại trạng thái ban đầu làm ảnh hưởng tới tính mỹ quan cũng như môi trường làm. Việc triển khai 5S cịn mang tính chất đối phó khi
có cơng tác kiểm tra. Một số bộ phận xem 5S như “dọn dẹp vệ sinh” nên việc triển khai chưa khoa học, chưa đúng với bản chất của 5S.
- Một số bộ phận thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp không triệt để, phương pháp vệ sinh thiếu khoa học chưa xử lý dứt điểm nguồn gây bẩn, như: tổ sợi, dệt vệ sinh gầm máy bằng vòi hơi,...
Tại các kho sửa chữa, tiến hành bước sàng lọc chưa triệt để, vẫn còn để lẫn các loại đồ dùng, vật dụng trong cùng một vị trí hoặc sắp xếp khơng theo một trật tự, không logic. Điều này thể hiện việc làm mang tính hình thức, chưa quyết liệt.
Tại một số vị trí đồ dùng, vật dụng đã được phân loại, sắp xếp gọn gàng nhưng lại chưa ghi tên, dán nhãn mác hoặc chưa kẻ vạch sơn giới hạn. Do đó thể hiện việc chưa chuyên nghiệp, chưa quy củ và chưa có tính bài bản.
- Một số bộ phận, tổ sản xuất đã thực hiện rất tốt các nội dung trong giai đoạn 1 (thực hiện 3S). Tuy nhiên khi triển khai sang giai đoạn 2 thì chưa quyết liệt, khó duy trì.
3.2.3. Ngun nhân của tồn tại, hạn chế
Qua quan sát thực tế và phân tích, đánh giá kết quả đạt được nêu trên, nhận thấy một số nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến tình hình thực hiện 5S tại Xí nghiệp bao bì Đồng Nai như sau:
3.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Về năng lực chun mơn: Chương trình 5S tại Xí nghiệp bao bì Đồng
Nai được thực hiện theo phương châm “Tự lên kế hoạch – Tự thực hiện – Tự kiểm tra – Tự duy trì”. Cách làm này mặc dù giúp Xí nghiệp tiết kiệm được các chi phí như thuê chuyên gia tư vấn, và phát huy khả năng sáng tạo cho từng bộ phận, cá nhân, tuy nhiên, do tự thiết kế tự thực hiện nên có một số nội dung chưa phù hợp hoặc đúng với cơ sở lý luận nên việc thực hiện trên thực tế cịn nhiều khó khăn, vướng mắc; Chương trình đào tạo, tuyên truyền về 5S cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp chưa thực sự bài bản, chuyên
nghiệp. Các buổi tuyên truyền phổ biến còn hạn chế về thời gian, nội dung phổ biến cịn mang tính chất chung chung, thiếu hấp dẫn nên khó tạo sự hứng thú đối với mọi người.
- Về kỹ thuật: Một số tiêu chí đánh giá, kiểm tra chưa sát với thực tế dẫn đến việc kiểm tra thiếu chính xác, khơng phản ánh được đúng thực tế để mọi người cùng kiểm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm; Nội dung ứng dụng 5S tại Xí nghiệp cịn chưa có tính sáng tạo cao, chưa có những ý kiến mang tính chất đột phá, tạo sự thu hút đối với mọi người tham gia.
- Về tinh thần thái độ của cán bộ cơng nhân viên: Do thói quen, nề nếp làm việc cũ trước đây của cánbộ công nhân viên nên khi tiếp cận và học hỏi về 5S khó tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp nhận cái mới để thay đổi môi trường và cách làm việc. Đồng thời, ý thức của một số cá nhân chưa thực sự tốt, tinh thần tự giác chưa cao nên việc thực hiện 5S đơi khi cịn mang tính chất đối phó, thiếu đồng bộ trong việc duy trì và kiểm tra. Việc duy trì 5S cịn
gặp nhiều khó khăn do khó tạo thành thói quen mỗi ngày, mỗi ngày đều thực hiện Seiri, Seiton, Seiso đối với mọi người; Một số lãnh đạo, Tổ trưởng, ... còn chưa nghiêm khắc, quyết liệt trong quá trình thực hiện nên không tạo được tinh thần nghiêm túc thực hiện cho công nhân, nhân viên cấp dưới.
3.2.3.2. Nguyên nhân khách quan
-Do tính chất của hoạt động sản xuất bao bì jumbo nên trong mỗi khu vực làm việc, khu sản xuất thường có nhiều đồ dùng, dụng cụ, máy móc sử dụng chung nên khó quản lý việc sử dụng cũng như sắp xếp thiết bị hoặc phân
công bộ phận quản lý. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng “cha chung khơng ai
khóc", có người hào hứng, người thì khơng, người tn thủ, thực hiện tốt, người thì ngại va chạm, thực hiện, ... nên khó kiểm sốt và quản lý, tại một số bộ phận rơi vào tình trạng “đầu voi đi chuột" trong q trình thực hiện.
-Do khơng phải doanh nghiệp lớn nên tình hình tài chính của Xí nghiệp cịn nhiều hạn chế, kinh phí cho chương trình áp dụng 5S tại Xí nghiệp chưa được đầu tư nhiều, vì vậy các biện pháp về khích lệ, khen thưởng đối với
những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt 5S chưa thực sự tạo được động lực cho mọi người.
-Do tính chât, cơ chế của doanh nghiệp nhà nước nên trong quá trình
thực hiện các nhu cầu mua sắm công cụ, dụng cụ, đầu tư… làm phát sinh thủ tục hành chính, kinh phí ngồi kế hoạch 2017 của Xí nghiệp đã được phê duyệt nên cần có thời gian xem xét, cân đối nguồn thu, chi của Xí nghiệp để quyết định nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
3.3. Các giải pháp nâng cao kết quả của việc áp dụng 5S tại Xí nghiệp bao bì Đồng Nai