5. Cấu trúc luận văn
3.3. Các giải pháp nâng cao kết quả của việc áp dụng 5S tại Xí nghiệp bao bì
3.3.1. Giải pháp về con người
- Ban lãnh đạo Xí nghiệp và lãnh đạo, trưởng các bộ phận, phịng
Trưởng/Phó các bộ phận chủ động và tăng cường trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình 5S của bộ phận mình; Thực hiện kiểm tra, đánh giá đột xuất chương trình 5S: 1 lần/tháng/bộ phận. Trường hợp cần thiết có thể thuê đơn vị đánh giá độc lập chương trình 5S ít nhất 1 lần/năm… Đặc biệt, các lãnh đạo phải thực hiện cụ thể 5S tại chính nơi làm việc của mình trước tiên và duy trì thành thói quen, làm gương cho cấp dưới, nhân viên của mình noi theo, tránh tình trạng cấp trên chỉ nói mà khơng làm, cấp dưới khơng phục.
- Tiếp tục nâng cao ý thức của cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp:
Phân tích rõ, quán triệt tới từng bộ phận, từng tổ sản xuất, từng cá nhân để mỗi người nhận thức được tầm quan trọng trong việc ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của từng người ảnh hưởng như thế nào tới kết quả chung của tồn Xí nghiệp trong chương trình 5S.Kế hoạch cụ thể để nâng cao ý thức của cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp như sau:
Thành lập Nhóm đánh giá 5S gồm 2 -3 thành viên để kiểm tra, đánh giá chéo giữa các bộ phận phòng ban, giữa các tổ sản xuất để đánh giá hiệu quả, khách quan, phản ánh đúng thực tế thực trạng thực hiện 5S tại mỗi khu vực. Việc đánh giá, kiểm tra phải kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức 5S tới từng cá nhân.
Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ được thực hiện định kỳ mà còn kết hợp thực hiện đánh giá, kiểm tra bất ngờ, không báo trước để mọi người ý thức tự giác, tránh tình trạng chuẩn bị đối phó cho việc kiểm tra, từ đó khơng để tiếp diễn tình trạng lộn xộn, bừa bộn tái diễn sau khi hoàn tất kiểm tra.
- Tiếp tục đào tạo, phổ biến kiến thức 5S cho cán bộ công nhân
viên: Do kiến thức về 5S của cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp cịn chưa sâu sắc, thậm chí có nhiều cách hiểu sai, đơn giản như “5S nghĩa là dọn dẹp“, ...
nên dẫn đến nhiều sai sót trong q trình thực hiện. Hoạt động đào tạo kiến thức 5S cụ thể hóa như sau:
Do người lao động chiếm số lượng lớn trong Xí nghiệp là cơng nhân, trình độ học vấn chưa cao (chủ yếu mới tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông) nên kế hoạch, nội dung đào tạo, phổ biến kiến thức 5S phải được lập thiết kế phù hợp, dễ hiểu để thu hút các đối tượng này. Không áp dụng phương pháp giảng dạy hàn lâm, sử dụng những từ ngữ chuyên sâu gây khó hiểu, nhàm chán mà nên sử dụng những từ ngữ đời thường kết hợp với hình ảnh minh họa sinh động, thu hút.
Có thể xem xét mời các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị 5S để giảng dạy về 5S cho các cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp để đảm bảo kiến thực được phổ biến một cách sâu sắc, đúng lý luận, từ đó hạn chế được cách cách hiểu sai, áp dụng không đúng trên thực tế.
Ban lãnh đạo Xí nghiệp, Ban chỉ đạo 5S có trách nhiệm quản lý kết hợp với đơn vị, chuyên gia tư vấn để lên kế hoạch, chiến lược phù hợp ứng dụng 5S tại Xí nghiệp. Nội dung kế hoạch đào tạo, thực hiện tại mỗi bộ phận, phịng ban, tổ sản xuất khơng nhất thiết phải giống nhau mà kế hoạch, nội dung đào tạo, thực hiện có thể khác nhau, phù hợp với điều kiện, tính chất cơng việc, khu vực của mỗi bộ phận, phòng ban, tổ sản xuất.