II. MỘT SỐ LỰA CHỌN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE
16. Một số thảo dược
Củ gừng
Một số bạn hỏi tơi gừng có tác dụng ra sao, tại sao trong các công thức thải độc, tôi hay khuyên cho gừng. Tôi xin trả lời câu hỏi đó – gừng có các tác dụng như sau:
Gừng chứa chất gingerol – có tác dụng rất tốt giúp cho hệ thống tiêu hóa, giảm buồn nơn, giúp chống chọi với cảm, cúm... Gingerol cũng có tác dụng cao trong việc chống nhiễm trùng, cũng như trung hòa các phân tử tự do trong cơ thể
Gừng có tác dụng chữa các chứng buồn nôn, đặc biệt là những người bị bệnh mệt mỏi vào buổi sáng. Đã từ lâu, gừng được sử dụng để chống say sóng, những người bị buồn nơn do có thai, sau khi mổ, hoặc dưới tác dụng của hóa trị và xạ trị.
Gừng làm giảm đau cơ đối với những người bị đau cơ.
Gừng có tác dụng chống viêm và chống sưng, đặc biệt là đối với những người bị đau khớp: trộn gừng giã nhỏ, bột quế và dầu mè rồi bơi vào khớp bị đau, sẽ có tác dụng giảm đau và giảm sưng.
Gừng giúp giảm lượng đường trong máu (với người bị tiểu đường), và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Gừng giúp chữa các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng khó tiêu. Gừng giúp tăng nhanh sự chuyển hóa chất của cơ thể.
Gừng làm giảm đau với những phụ nữ hay bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Gừng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Chất gingerol trong gừng có tác dụng chữa và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tụy, ung thư vú và tử cung.
Gừng bảo vệ hoạt động của hệ thần kinh, và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Chất gingerol trong gừng có tác dụng diệt virus, vi khuẩn trong cơ thể.
Phối hợp tất cả các tác dụng trên, củ gừng quả thật là một loại thực phẩm rất đáng q, và vì nó rất rẻ – chúng ta nên dùng hàng ngày.
Lưu ý nếu gừng bị hỏng ở một chỗ, thì bạn phải vứt hết củ đó đi. Gừng hỏng sinh ra một chất rất độc cho cơ thể, và chất đó lan ra khắp củ gừng, kể cả ở những vị trí mà ta tưởng nó khơng hề bị
ảnh hưởng.
Tác dụng và cách làm giấm táo
Giấm táo có cực kỳ nhiều tác dụng với sức khỏe. Tôi vẫn tự làm giấm táo để pha với nước uống vào buổi sáng hàng ngày. Để đảm bảo không dùng phải “giấm độc” pha chế bằng hóa chất và hương táo, chị em có thể tự làm tại nhà, sử dụng táo mèo. Giấm táo có rất nhiều tác dụng:
Giấm táo chứa nhiều axit axetic, và các loại vitamin, khoáng chất của táo, và các enzyme có lợi cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Axit axetic tiêu diệt một số virus, vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Giấm tao giúp giảm lượng đường trong máu, và rất có ích cho những người bị tiểu đường. Giấm táo giúp giảm cân rất hiệu quả.
Giấm táo có thể có tác dụng giúp phịng ngừa bệnh ung thư: do tác dụng giúp cơ thể diệt trừ virus, vi khuẩn, và thải độc.
Giấm táo có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Trước bữa ăn độ 30 – 60 phút, bạn hãy uống một cốc nước pha với 2 thìa canh giấm táo, hệ thống tiêu hóa sẽ được trợ giúp để làm việc tốt hơn. Ai đau dạ dày hoặc hay bị trào ngược, có thể thấy ngay tác dụng của cốc nước này.
Sau gần 2 tháng thử nghiệm, tôi đã làm được 1 lít giấm táo ngon lắm. Cách làm như sau:
DỤNG CỤ: Bạn sẽ cần mấy cái thẩu thủy tinh (càng to càng tốt, lọại 2 lít là tốt nhất), cái lọc
bằng inox, cùng với nhiều vải màn sạch. Bạn cần thêm các loại chai thủy tinh 1 lít để đựng giấm thành phẩm
NGUYÊN LIỆU: – Táo Tây đủ loại (có người hỏi táo mèo có được khơng, nhưng tơi khơng
biết quả táo mèo nó thế nào). Sẽ chỉ cần vỏ và toàn bộ phần bỏ đi trong ruột quả táo (kể cả hạt). Nếu làm cả phần thịt, bạn nên tách riêng thành 2 lọ, vì phần thịt sẽ cần nhiều thời gian hơn để thành giấm.
– Nước đun sôi để nguội (nếu dùng nước tinh khiết thì khỏi cần đun). – Đường mía.
CÁCH LÀM: Để làm 2 lít giấm, bạn cần vỏ và ruột của 8 – 10 quả táo to, nếu táo nhỏ cần
nhiều hơn. Bạn nên mua 2 đến 3 loại khác nhau, để giấm có nhiều chất, và mùi thơm đậm đà, vị cũng thanh hơn. Rửa táo thật sạch, gọt vỏ táo (nhớ để lại phần vỏ hơi dày hơn khi bạn gọt bình thường), lấy tồn bộ phần vỏ và phần ruột (bạn vẫn hay bỏ đi), cho vào cái thẩu 2 lít (đến khi vỏ và ruột táo chiếm độ 2/3 thẩu). Lấy nước đã đun sôi để nguội, mỗi cốc 250ml pha vào độ 1 thìa canh đườngmía, khuấy tan đường, cho vào thẩu, cho đến khi nước gần đầy (nhớ đừng cho nước đầy quá, khi lên men sẽ bị tràn). Lấy đũa ấn cho vỏ và ruột táo ngập hết xuống nước. Chập 2 lớp vải màn trùm lên để đậy, buộc dây thun giữ cho vải cố định (khơng được đậy nắp kín nhé). Để thẩu vào chỗ tối (khơng có mặt trời chiếu vào), lưu ý làm sao để kiến không vào được. Sau độ 1 tháng, lấy vải màn (2 – 3 lớp) lọc lấy phần nước, còn xác bỏ đi. Nếm thử, nếu thấy chua vừa với vị của bạn, lọc kỹ lại, cho vào chai để tủ lạnh dùng dần. Nếu thấy chưa đủ chua, bọc vải màn để thêm độ 2 – 4 tuần. Còn phần thịt táo thì cả nhà phải xúm nhau ăn cho hết thôi, nếu làm bằng phần thịt, vị giấm sẽ không ngon.
Sáng nay, tôi đã cho thêm vào cốc nước thải độc hàng ngày 2 thìa giấm táo, thơm và ngon lắm. Tự làm, vừa đảm bảo vệ sinh, lại ngon, bổ, rẻ, chịu khó nhé các bạn.
Tác dụng của cây nha đam
Nha đam phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn dùng tươi. Cách sử dụng rất đơn giản:
Cắt 1 khúc quãng 5 – 10 cm (tùy là miếng ở đầu nào của lá), liều đủ cho một lần uống là quãng 30 ml (2 thìa canh – loại thìa sứ).
Gọt sâu lớp vỏ xanh bên ngoài (phải dùng dao thật sắc, tránh làm nát lớp gel).
Dùng dao cạo hết lớp gel màu hơi vàng (nếu bạn gọt sâu lớp vỏ, thì có thể lớp gel vàng khơng cịn), sau đó có thể rửa lại bằng nước sạch pha vào chút chanh.
Vậy là bạn đã có lượng nha đam đủ cho 30 ml nước cốt: bạn bỏ chỗ nha đam đó vào 1 cốc nước trắng, hoặc bất cứ loại nước trái cây nào (dưa hấu, cam, quýt, bưởi...), hoặc rau ép, rau xay (su hào, rau lá xanh, cà rốt, dưa leo...), cho vào máy xay sinh tố xay đều. Uống ngay sau khi xay (nhớ là uống trước khi ăn 30 phút sẽ có tác dụng tốt nhất).
Mỗi ngày bạn uống tối đa 2 lần nha đam thôi nhé. Mỗi lần không quá 30 ml. Uống 10 ngày phải dừng 10 ngày, chứ không được uống liên tục
Tác dụng của nha đam:
Chứa rất nhiều Vitamin và khoáng chất, bao gồm Vitamin A, C, E, axit folic, B1, B2, B3, B6, và đặc biệt là B12. Có quãng 20 loại khoáng chất chứa trong nha đam, bao gồm: calcium, magnesium, zinc, chromium, selenium, sodium, iron, potassium, copper, manganese.
Nha đam chứa hàm lượng cao của Amino Acids & Fatty Acids Amino. Cơ thể cần 22 loại Amino Acid, trong đó có 8 loại không thể thiếu. Nha đam chứa 18 – 20 loại (tức chỉ thiếu 2 loại), và có đầy đủ cả 8 loại tối thiểu cần thiết không thể thiếu. Nha đam cũng chứa nhiều loại axid béo Fatty Acids cần thiết. Vì vậy, nha đam có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp điều hịa đường huyết, giảm cholesterol...
Nha đam giúp cho cơ thể cân bằng khi có tác động của mơi trường (bên ngồi và trong cơ thể). Nó giúp bạn giảm stress (cả stress về vật lý, tâm lý và mơi trường).
Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, dù ngun nhân là gì, thì nha đam cũng có tác dụng tốt. Làm sao cho hệ thống tiêu hóa làm việt tốt nhất trong khả năng của nó, là vấn đề tối quan trọng cho sức khỏe mỗi người. Nha đam giúp làm sạch và dịu hệ thống tiêu hóa, cải thiện việc tiêu hóa đồ ăn. Nó giúp cho những người bị táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt để cải thiện tình trạng trào ngược. Nó cũng diệt các loại virus, vi khuẩn độc hại, và một số loại giun sán trong đường ruột.
Nha đam là loại thảo dược giúp cơ thể thải độc rất tốt (tác dụng tương tự rong biển hoặc hạt Chia). Các loại gel này chuyển động quanh đường tiêu hóa, như một cái chổi quét sạch các chất độc hại bám lâu ngày ở đó.
Nha đam có tính kiềm rất cao, nên sẽ tạo mơi trường kiềm hóa cho cơ thể. Hầu hết các thức ăn ta ăn hàng ngày đều có tính axid cao, bạn cần phải tiêu thụ ít nhất 80% thức ăn có tính kiềm, và 20% thức ăn có tính axid, thì cơ thể mới khỏe mạnh. Hầu hết các loại bệnh tật đều phát triển ở môi trường acid cao trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng: nha đam có khả năng thấm vào máu, giúp cho máu vận chuyển nhiều oxy hơn. Nó cũng giúp giảm cholesterol, điều hịa áp huyết, Và làm cho máu đỡ đặc – giảm tai biến.
Nha đam giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nha đam cải thiện tình trạng của da: giúp cho da căng, hồng hào, giảm mụn nhọt. Nha đam là loại kháng sinh tự nhiên, diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, sống ký sinh trong cơ thể.
Nha đam làm giúp giảm nhiễm trùng và sưng tấy. Nha đam giúp bạn giảm cân.
Nước bồ kết gội đầu, nước bồ hòn giặt quần áo và dọn vệ sinh.
Nước bồ kết: Nhờ chia sẻ của mấy bạn trên Facebook, tôi thực hiện luôn việc nấu nước bồ kết
để gội đầu, tắm, rửa tay. Sau một tháng dùng, tôi nhận thấy:
gội và dầu xả. Lúc nào tóc cũng có mùi thơm thoang thoảng của vỏ bưởi, bồ kết và hương nhu. Tóc có vẻ mọc nhanh và dày hơn, đặc biệt là “tốc độ bạc” chậm hơn nhiều.
Từ khi dùng nước này tắm và rửa tay, tôi gần như hết hẳn hiện tượng bị khô da, nhất là mấy đầu ngón tay.
Mỗi mẻ tơi nấu vào cái nồi to nhất có thể (khoảng 5, 6 lít), thu được trên dưới 5 lít nước, đủ cho cả nhà dùng quãng 2 tuần.
Tôi nấu như sau: Mỗi mẻ, tôi cho độ 15 quả bồ kết, vỏ xanh của bưởi, vỏ cam, chanh (tươi hoặc khô đều được). Lần vừa rồi tiện tay, tơi hái thêm ít lá bưởi, lá tắc, lá hương nhu. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập hết cái, rồi đun. Sau khi sôi, hạ lửa đun tiếp độ 40 phút, sau đó bắc ra đậy vung để nguội (nhớ đậy vung để cho các chất trong bồ kết và vỏ ra tiếp). Tiện nhất là nấu buổi tối, rồi để qua đêm. Khi đã nguội, lọc nước để riêng, dùng tay bóp kỹ phần bã (sẽ ra nhiều nước đặc sánh, càng tốt). Cho nước 1 vào để lọc lại, hoặc nếu đặc quá thì bạn cho thêm ít nước đun sôi lại, lọc và trộn 2 nước vào nhau. Nếu bạn muốn nước sánh hơn cho dễ sử dụng, có thể ngâm qng 10 miếng mủ trơm qua đêm, sáng hôm sau đun sôi lên trộn với nước kia (mỗi miếng bằng nửa đốt trên đầu ngón tay út). Trộn cả nước lá và nước mủ trôm, tôi thu được 5 – 6 lít sản phẩm. Mẻ đầu tơi nấu ngày 20/1, để thử đến ngay trước tết (quãng 7/2) vẫn thấy khơng bị hỏng. Vậy là n chí có thể để được 2 tuần, với điều kiện mọi thứ đều phải nấu ít nhất là sơi.
Nước bồ hịn: tơi mới nấu một lần. Tôi dùng 30 vỏ quả, nấu với 3 lít nước trong khoảng 40
phút. Sau khi lọc và để nguội, tơi cũng bóp vỏ ra và lọc lại, rồi cho vào nước cốt của 1 quả chanh (đã lọc hết bã). Nếu muốn thơm, có thể cho thêm vài cọng sả chặt nhỏ. Tôi dùng nước này giặt quần áo, lau sàn, cọ toilet, cọ kính, lau bàn ghế, giặt thảm...(tóm lại là làm sạch tất tần tật mọi thứ trong nhà).
Và từ đó đến nay, tơi thực sự n tâm là trong nhà mình khơng cịn bóng dáng của bất cứ loại hóa chất tẩy rửa nào, dù đó là sữa tắm, sữa gội đầu, xà bông giặt hoặc nước rửa bát, nước rửa tay. Tôi cũng tuyệt đối yên tâm khi khơng cịn bị tâm lý lo lắng là bát phải cọ đi cọ lại cho hết hóa chất nằm trong nước rửa bát. Rửa bát với loại nước này, chỉ 2 nước rửa là sạch bong.
Vậy thì sao chúng ta khơng cùng nhau trở lại với “cuộc sống xanh”, không những tự bảo vệ mình khỏi các hóa chất độc hại trong các loại xà bông và nước tẩy rửa độc hại, mà cịn tham gia bảo vệ mơi trường, giúp đỡ cho bà con nơng dân có thêm thu nhập từ bồ hịn, bồ kết, bưởi, cam, chanh… Thêm nữa, tăng cường ăn các loại trái cây này để có vỏ, cũng là cách ta bảo vệ sức khỏe đấy.
V
Chương 3