II. CÁC QUAN ĐIỂM CHƯA CHÍNH THỐNG VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ
1. Quan điểm tế bào nhau thai giai đoạn đầu của thai sản (TROPHOBLAST)
Giáo sư John Beard (Scotland) là người đầu tiên nêu ra quan điểm này vào năm 1902. Ông chứng minh rằng các tế bào ung thư giống hệt với cách tạo thành nhau thai ở tử cung người phụ nữ trong những tuần đầu khi có thai. Khi người phụ nữ bắt đầu có thai, các tế bào này (trophoblast) phát triển rất nhanh để tạo thành nhau thai (imbilical cord and placenta). Đặc tính chung của tế bào
ung thư và tế bào tạo thành bào thai trong mấy tuần đầu là: cả hai loại tế bào này đều sản xuất ra hormone CGH (chorionic gonadotrophic hormone), loại hormone có thể tìm thấy ở nước tiểu. Không một loại tế bào nào khác trong cơ thể (ngoài tế bào ung thư và tế bào tạo thành bào thai giai đoạn sớm) có thể sản sinh ra loại hormone CGH này. Điều này có nghĩa là: nếu thử CGH của nước tiểu, và bị dương tính, thì hoặc người đó có thai, hoặc bị ung thư. Đây chính là cơ sở của phương pháp thử Navarro (Navarro test) sẽ được nói đến ở phần sau.
Tế bào nhau để ni thai (trophoblast) của mấy tuần đầu khi người phụ nữ mang thai được nhân lên rất nhanh, tạo thành môi trường bảo vệ và nuôi bào thai (nhau và cuống thai). Vậy tại sao những tế bào này không bị hệ thống miễn dịch tiêu diệt, như là những tế bào lạ (foreign cells)? Đó là vì mỗi tế bào này được bao bọc bởi một lớp đạm đặc biệt (protein coating). Lớp đạm này mang tĩnh điện học âm tính (negative electrostatic charge), tương tự như tĩnh điện học của tế bào bạch cầu (white blood cells), bởi vậy nó thốt khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch.
Điều đặc biệt là mỗi tế bào ung thư (và chỉ tế bào ung thư) cũng được bao bọc bởi lớp đạm (protein coating) này. Và đây cũng là lý do vì sao tế bào ung thư lại khó bị hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt đến vậy. Thế tại sao tế bào tạo thành nhau thai không phát triển mãi (như tế bào ung thư)? Giáo sư Beard đã phát hiện ra là nhau thai ngừng xâm lấn tử cung đúng vào thời điểm khi tuyến tụy của bào thai trong tử cung bắt đầu hoạt động và sản xuất ra enzyme tụy (vào quãng tuần thứ tám của qua trình mang thai). Nếu khơng có enzyme tụy, nhau thai sẽ phát triển như khối u ung thư biểu mô màng đệm và giết chết bà mẹ cũng như bào thai rất nhanh.
Năm 1911, giáo sư Beard đã viết cuốn sách về việc chữa ung thư bằng phương pháp Enzyme (Enzyme treatment of cancer and it’s scientific basis). Độc giả có thể tìm thấy thông tin về quan điểm này tại trang web:
http://alternative-doctor.com/cancer/beard.htm
Giáo sư Beard tiếp tục nghiên cứu để chứng minh liệu có thể làm cho tế bào ung thư (về tính chất giống hệt tế bào nhau thai) ngừng phát triển hoặc tự chết, bằng cách sử dụng enzyme tụy? Ơng cịn đi xa hơn trong nghiên cứu bằng lý luận rằng: tế bào ung thư thực ra chính là tế bào nhau thai giấu mặt cịn sót lại đâu đó trong cơ thể, được hoạt hóa lại khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài và tích chất độc (toxin) quá nhiều. Thuyết enzyme của ông đã được chứng minh bằng thực tế: trong vòng nhiều năm sau đó, rất nhiều bệnh viện đã sử dụng enzyme tụy để chữa cho bệnh nhân ung thư, và đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Vào những năm 1960, William Dolly Kelley (nha sĩ bang Texas) đã tự chữa khỏi ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 bằng thuyết của Giáo sư Beard, sau đó phát triển thành phương pháp tự chữa ung thư theo chế độ dinh dưỡng cộng với sử dụng liều cao emzyme tụy. Phương pháp này đạt mức thành công tới hơn 90% đối với những bệnh nhân mà hệ thống miễn dịch và các bộ phận khác của cơ thể (gan, thận, thần kinh…) chưa bị hủy hoại bởi hóa trị và xạ trị với liều quá cao. Độc giả có thể tham khảo phương pháp tự chữa ung thư của Kelly trên những websites sau:
http://educate–yourself.org/cancer/kellysmetabolictherapy.shtml http://www.quackwatch.com/01QuackeryRelatedTopics/Cancer/kg.html http://lindung.com/metabolic–cancer–therapies/
Tiếp tục quan điểm của giáo sư John Beard, Edward Griffin khẳng định trong cuốn sách
World without cancer rằng: trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào bình thường khỏe mạnh
giống tế bào nhau thai (trophoblast like). Các tế bào này có thể bị kích thích để hoạt động, một khi bất cứ bộ phận nào của cơ thể bị thương tổn, cần q trình phục hồi (ví dụ: làm lành vết thương). Trong điều kiện bình thường, các tế bào này có cơ chế tuyệt vời để giúp cơ thể phục hồi các chấn thương, vì là những tế bào phát triển nhanh, và vì chúng có khả năng phát triển thành mọi dạng tế bào khác. Cơ chế hoạt động của cơ thể trong trường hợp bị thương tổn là: kích hoạt các tế bào này (trophoblast like) tới những bộ phận cần có sự phục hồi (với sự trợ giúp của các loại hormones
khác nhau). Khi vết thương lành, và cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ chặn đứng sự nhân lên nhanh chóng của tế bào “trophoblast like”. Nói cách khác, theo Griffin, ung thư bắt đầu bằng một cơ chế hồn tồn bình thường của cơ thể (quá trình phục hồi), nhưng nếu vết thương là mãn tính cộng với một hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thì cơ thể khơng cịn kiểm sốt được q trình đó một cách hiệu quả. Mỗi một chấn động hoặc vết thương đều gây nên tổn thương cho tế bào khu vực đó một cách tạm thời (ví dụ: gãy xương, vết bầm…), và các tế bào giống tế bào nhau thai lập tức được điều tới để làm lành vết thương một cách có kiểm sốt. Nhưng khi bộ phận nào đó của cơ thể liên tục địi hỏi phải được phục hồi (trong trường hợp bệnh mãn tính), thì q trình phục hồi xảy ra liên tục. Và khi đó, các tế bào giống tế bào nhau thai (trophoblast like) sẽ liên tục bị kích hoạt để cố gắng thay thế các tế bào bị thương tổn một cách liên tục, nhằm chữa lành vết thương mãn tính. Các tế bào bị tổn thương dạng mãn tính xảy ra vì nhiều lý do: dưới tác dụng của nhiều loại hóa chất, phóng xạ, các chất độc, hoặc cịn do kết quả của chế độ dinh dưỡng kém – không cung cấp đủ chất cho sự phát triển bình thường của tế bào. Trong những trường hợp này, các tế bào giống nhau thai sẽ phải nhân lên rất nhanh, và trở lại cơ chế phát triển của nhau thai khi chưa xuất hiện enzyme tụy của bào thai, có lớp đạm bao bọc bên ngồi để bảo vệ chúng khỏi sự tấn cơng của hệ thống miễn dịch.
Vậy các enzyme tụy là gì? Đây là những enzyme được tuyến tụy sản xuất ra, với các chức năng : – Một số loại sẽ đi vào hệ thống tiêu hóa, phân hủy đạm và các loại chất khác giúp cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng.
– Một số loại enzyme khác sẽ theo máu đi khắp nơi trong cơ thể, khi gặp tế bào giống tế bào nhau thai (trophblast like), nó sẽ tiêu hủy lớp màng đạm bảo vệ (mang tĩnh điện học âm tính) của tế bào đó. Và khi đó, các tế bào máu trắng của hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt nó. Vì vậy, khi tuyến tụy khơng cung cấp đủ enzyme vì một lý do nào đó (các căng thẳng hoặc bệnh mãn tính địi hỏi lượng lớn enzyme mà tụy không thể sản xuất kịp), hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt, các tế bào giống nhau thai có thể liên tục phát triển một cách khơng thể kiểm sốt – thành tế bào ung thư. Hai enzyme quan trọng nhất để phân hủy lớp đạm bảo vệ tế bào ung thư là Trypsin và Chymotrypsin.
Thuyết này cũng nêu ra các đặc điểm chung của tế bào ung thư (bất kể loại ung thư gì): – Tất cả các tế bào ung thư đều có lớp màng bảo vệ bằng chất đạm, giúp chúng khó bị sự tấn công của hệ thống miễn dịch.
– Tất cả các tế bào ung thư đều tiết ra hormone CGH.
– Việc cung cấp đủ enzyme tụy cho cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chặn đứng sự phát triển của mọi loại ung thư.