II. CÁC QUAN ĐIỂM CHƯA CHÍNH THỐNG VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ
6. Quan điểm chung của các giáo sư và bác sĩ đang thực hiện việc chữa trị ung thư bằng các phương pháp thay thế Tây y không độc hại (alternative cancer treatments)
các phương pháp thay thế Tây y không độc hại (alternative cancer treatments)
Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ đã và đang tiến hành đánh giá lại bản chất cũng như nguyên nhân gây ung thư.
Quan điểm cũ coi ung thư là căn bệnh riêng biệt của một bộ phận, mà đặc điểm là khối u ác tính xuất hiện tại cơ quan nào đó trong cơ thể. Với quan điểm này, khối u xuất hiện có thể do các ngun nhân: di truyền, sự tấn cơng của virus từ bên ngoài, các chất sinh ung thư, hoặc các chấn thương nặng.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu và bác sĩ ngày càng khẳng định rằng: ung thư là kết quả cuối cùng của sự hỗn loạn về chuyển hóa chất (metabolise of body chemistry) trong cơ thể. Nó diễn ra âm thầm trong toàn bộ cơ thể, với sự rối loạn từ từ của tất cả các bộ phận: thần kinh, tiêu hóa, tụy, phổi, bài tiết, nội tiết, và hệ thống phòng thủ (miễn dịch) của cơ thể. Sự xuất hiện trở lại nhanh chóng của các khối u di căn, sau khi mổ, hóa trị hoặc xạ trị, là do ngun nhân chính gây ung thư (rối loạn chuyển hóa), khơng được tính đến và khơng được chữa, trong khi bộ phận phòng thủ của cơ thể là hệ thống miễn dịch thì bị suy yếu trầm trọng do tác dụng phụ của hóa/xạ trị, và ít khi được hỗ trợ để vực dậy.
Tổng hợp lại, các nguyên nhân chính gây ung thư có thể được liệt kê như sau:
Nguyên nhân 1: hệ thống miễn dịch yếu. Hệ thống miễn dịch (immune system) thường bị suy yếu do các cú sốc lớn về tâm lý như: người thân chết, ly dị, các vấn đề trong gia đình (tài chính, con cái, mâu thuẫn…), làm việc quá tải trong thời gian kéo dài, cách nghĩ bi quan triền miên, thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết hoặc chế độ dinh dưỡng không đúng. Ed Sopcak, nhà nghiên cứu về ung thư, đã tư vấn cho hơn 30.000 bệnh nhân ung thư tại Mỹ cho biết là hầu hết các bệnh nhân của ơng có các khủng hoảng lớn trước khi bị phát hiện ung thư trong khoảng từ ba tháng đến ba năm.
Nguyên nhân 2: độc tố. Hóa chất độc hại (trong đồ ăn, thức uống, đồ dùng gia đình, tại nơi làm việc, thức ăn gia súc công nghiệp và phân bón, thuốc trừ sâu) , virus, vi khuẩn, giun sán và nấm mốc… được gộp vào trong yếu tố này.
Nguyên nhân 3: chế độ dinh dưỡng không đúng. Các đồ ăn uống nhanh, chế độ ăn quá nhiều chất đạm động vật và các loại mỡ có hại như chất béo chưa bão hòa bị biến đổi sinh ra do dầu có nguồn gốc thực vật bị xử lý ở nhiệt độ cao sinh ra transfats – là chất gây ung thư, nhưng lại thiếu trầm trọng rau củ và hoa quả tươi sống (rau bị nấu chín kỹ hoặc xào làm mất đi hầu hết dinh dưỡng tốt), cũng như thiếu các chất béo tốt chất béo bão hòa tốt như dầu dừa, dầu cọ, chất béo chưa bão hòa (unsaturated fats), chất béo đơn tính (monosaturated fats) đều là những nguyên nhân lớn gây nên căn bệnh ung thư.
Nguyên nhân 4: sự thiếu oxy ở mức tế bào. Chất béo bị biến đổi (transfats), có nhiều trong các thức ăn nhanh (rán, chiên kỹ) và các đồ ăn làm sẵn (processed foods), làm cho mức hấp thụ oxy của tế bào giảm sút nghiêm trọng.
Trên thực tế, ung thư có thể do tổng hợp của tồn bộ các nguyên nhân trên, hoặc một nguyên nhân chính mà bệnh nhân có thể tự nhận biết, sau khi đã tìm hiểu về quan điểm mới này. Chế độ dinh dưỡng (ăn uống), lối sống và trạng thái tâm lý – tinh thần đóng vai trị tối quan trọng trong việc phịng ngừa và quá trình chữa trị ung thư. Tất nhiên, mỗi bệnh nhân phải xác định là muốn khỏi bệnh, phải loại bỏ được càng nhiều càng tốt cả bốn nguyên nhân trên. Nhấn mạnh về chế độ ăn uống: lối sống hiện đại làm chúng ta coi chuyện ăn uống khơng cịn là quan trọng. Những bữa ăn thiếu hầu hết các dinh dưỡng cơ bản như: vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại chất béo tốt…, ngày càng phổ biến. Do vậy, bổ sung dinh dưỡng bằng vitamin, khoáng chất (supplements) và thực phẩm chức năng ngày càng đa dạng (functional foods) đang là xu hướng hiện nay tại các nước tiên tiến, đặc biệt là Mỹ.