9. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên hệ chính quy
1.3.1. Vai trò của hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên
a) Vai trò của sinh viên:
- Sinh viên là ngƣời học: Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên, thơng qua học tập, sinh viên tìm thấy niềm say mê và cảm hứng học tập, xây dựng cho mình khát vọng cả đời học tập. Vì thế trong q trình học đại học, xây dựng thói quen chủ động học tập, tìm ra phương pháp học tập riêng phù hợp với bản thân là khâu then chốt giúp sinh viên tiếp thu, tích luỹ kiến thức và đó cũng là biện pháp hữu hiệu giúp sinh viên thích ứng với xã hội tương lai. Quan niệm sinh viên là người học, điều này địi hỏi người làm cơng tác sinh viên cần phải tạo các điều kiện thuận lợi giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập.
- Sinh viên là ngƣời tiêu dùng (khách hàng): Xét trên góc độ thị trường và sự phát triển của kinh tế, sinh viên chính là những khách hàng, người tiêu dùng. Sinh viên là người tiêu dùng, nhưng chỉ là những người tiêu dùng chưa hoàn chỉnh. Quan niệm sinh viên là người tiêu dùng cũng dần làm thay đổi quan hệ giữa thầy và trò, ý nghĩa tích cực của nó là thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục, nâng cao trình độ quản lý, tăng cường ý thức phục vụ.
- Sinh viên là những ngƣời kiến thiết và xây dựng: Ngồi hai vai trị trên, sinh viên cịn có vai trị là những người kiến thiết và xây dựng nhà trường. Do vậy, trong quá trình thảo luận về vấn đề phát triển của nhà trường cần chú ý đến vai trò của sinh viên. Các trường muốn phát triển mang tính đột phá, cần phải coi sinh viên là lực lượng nịng cốt góp phần vào sự phát triển của nhà trường. Quan niệm sinh viên là những người kiến thiết và xây dựng, chính là giúp đơng đảo sinh viên được tham gia vào các
21
hoạt động dạy học, quản lí nhà trường, làm cho sinh viên làm việc trong khi học tập.
b) Vai trò của hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên
Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên là mảng công tác trọng tâm và thiết yếu của trường đại học. Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên như chăm lo, tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo con người phát triển tồn diện, có kỹ năng, có tri thức, trở thành nguồn lao động chất lượng cao của đất nước. Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tạo động lực học tập, tạo điều kiện và môi trường học tập, trên cơ sở đảm bảo ngày càng tốt hơn về lợi ích trong học tập, từ đó tạo mơi trường thoải mái, tinh thần vui vẻ, tích cực, tự giác, nâng cao nhiệm vụ học tập.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cho thấy một số xu hướng chính đối với giáo dục đại học: (1) Giáo dục đại học đã chuyển từ mơ hình tinh hoa sang đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập khi dân số tăng nhanh. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng về số lượng và sự đa dạng của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới. (2) Sự tăng trưởng về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học đang khuyến khích các trường trong nước hợp tác với các trường nước ngoài trong việc trao đổi học thuật, thu hút sinh viên nước ngoài. (3) Sự cắt giảm ngân sách dành cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học đang diễn ra tại nhiều quốc gia. (4) Ngày càng nhiều các bên liên quan phối hợp, hợp tác đa chiều với các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình đào tạo nhằm mục đích tuyển dụng người lao động phù hợp, giảm thiểu thời gian đào tạo lại. (5) Sự tiến bộ về cơng nghệ dẫn đến ngày càng có nhiều cơng nghệ được ứng dụng trong giáo dục như học online và học từ xa… Như vậy, áp lực về nghiên cứu khoa học sẽ tăng lên, tiêu chuẩn đánh giá hướng về các chuẩn mực quốc tế nhiều hơn. Quyền tự chủ có xu hướng mở rộng, các trường sẽ có trách nhiệm hơn trong việc gắn kết với doanh nghiệp để cải thiện chất lượng đào
22
tạo. Giao lưu quốc tế càng tăng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đối với các trường đại học... Những điều đó, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho các trường đại học trong nước. Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú cần nâng cao chất lượng, hiệu quả đáp ứng xu thế này.
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động hỗ trợ
Mục đích của việc quản lý hoạt động hỗ trợ học tập là làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên đạt tới kết quả mong muốn.
Do đó, quản lý hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên là nhằm:
Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của sinh viên nói chung và của từng sinh viên nói riêng.
Tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích sinh viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao.
Hay nói cách khác, hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên hướng tới việc tìm ra các hướng khắc phục để hỗ trợ, giải quyết các khó khăn trong q trình học tập của sinh viên, giúp các sinh viên yếu đạt kết quả khả quan nhất trong khả năng của sinh viên. Hay nói rộng hơn, hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên góp phần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để sinh viên học tập, rèn luyện để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao.
1.3.3. Các nội dung hỗ trợ học tập cho sinh viên
Trên cơ sở nhu cầu học tập của sinh viên, khả năng đáp ứng của nhà trường cũng như mục tiêu, phương thức tổ chức đào tạo của nhà trường, nhà trường cần thiết kế nội dung hỗ trợ học tập cho sinh viên cho phù hợp.
Các nội dung hỗ trợ học tập cho sinh viên bao gồm:
- Cung cấp thông tin liên quan đến học tập cho sinh viên
Có thể nói đây là nội dung quan trọng, có yếu tố quyết định. Các thông tin cần cung cấp cho sinh viên bao gồm: Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, quy chế đào tạo, đăng ký học phần. Đặc biệt, đối với sinh viên
23
năm đầu tiên, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ với phương thức đào tạo, hình thức học tập, cách thức đăng ký học và lựa chọn các học phần đăng ký hay các lưu ý trong quá trình học tập để ngay từ khi vào học, các em sẽ hình dung ra được phần nào cơ chế học tập ở bậc đại học để dần dần điều chỉnh cho phù hợp. Nếu không được cung cấp các thơng tin này, sinh viên sẽ rất khó hoặc mất nhiều thời gian để thích nghi với mơi trường học tập mới ở bậc đại học.
Mỗi sinh viên là một cá thể riêng biệt, tiến độ và kết quả học tập của sinh viên sẽ không giống nhau đặc biệt với cơ sở giáo dục đào tạo theo hình thức học chế tín chỉ. Sinh viên thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: Sinh viên học chậm tiến độ, rất chậm tiến độ, sinh viên bị xử lý học vụ (nhắc nhở học vụ, cảnh cáo học vụ), sinh viên sắp hết thời gian hoàn thành khóa học, sinh viên thuộc diện xét tuyển thẳng, học bổng,…các đối tượng này cần được tư vấn, cố vấn về học tập đặc biệt với các sinh viên cá biệt có tiến độ học rất chậm hoặc bị xử lý học vụ dựa trên kết quả học tập, việc cố vấn học tập cho các sinh viên này sẽ giúp sinh viên cải thiện kết quả học tập và đẩy nhanh tiến độ, kịp thời ra trường.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập
Để đảm bảo chất lượng học tập cho sinh viên thì điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập cũng cần được lưu ý. Cơ sở vật chất cần thiết cho học tập của sinh viên bao gồm: Phòng học, phòng tự học, phòng thực hành, trang thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu tham khảo, thư viện,...Cơ sở vật chất cần tu sửa hoặc bổ sung mới hàng năm tùy theo điều kiện thực tế và quy mô của cơ sở giáo dục.
- Tƣ vấn, hỗ trợ về đời sống tinh thần cho sinh viên
Mỗi sinh viên là một cá thể, nhóm sinh viên là một nhóm cá thể và cơng đồng sinh viên bao gồm rất nhiều đối tượng cá thể khác nhau, sinh viên đến từ nhiều miền khác nhau, với văn hóa vùng miền và văn hóa gia đình khác nhau. Trong quá trình học tập, một số sinh viên sẽ gặp vấn đề về tâm lý, một số sinh viên với động lực tìm kiếm các học bổng trong q trình học tập, vì vậy cần có đa dạng các loại học bổng cho sinh viên, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm học bổng, có
24
các chính sách khen thưởng, động viên sinh viên kịp thời hoặc cần có hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lý cho sinh viên gặp các vấn đề về tâm lý cần được hỗ trợ để sinh viên yên tâm và cố gắng trong học tập.
Hoạt động tham vấn tâm lý học đường là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết với đối tượng sinh viên vì một bộ phận sinh viên chưa chấp hành nghiêm túc quy định của nhà trường, không tuân thủ nội quy lớp học, thiếu hiểu biết nên dễ sa đà vào các cám dỗ hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan,…nếu khơng phát hiện sớm, kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sinh viên chán nản, bỏ học hoặc có những hành vi không đúng mực. Hoạt động tham vấn tâm lý nên được tổ chức theo hình thức tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp 1-1 và quyền riêng tư nên được đề cao để đạt được hiệu quả tư vấn cao nhất.
1.3.4. Phương pháp, cách thức hỗ trợ học tập cho sinh viên
* Phân loại cách thức hỗ trợ: - Hỗ trợ trực tiếp
- Hỗ trợ qua điện thoại, qua email, trên phương tiện truyền thanh, các nhóm lớp, trao đổi với sinh viên thơng qua mục hỏi, đáp trên các trang thông tin của trường.
* Phân loại hỗ trợ theo số lượng người tham gia
- Hỗ trợ cá nhân: Đối với các sinh viên đặc biệt về thể chất, tinh thần, trí tuệ,…
- Hỗ trợ theo nhóm: Đối với các sinh viên cùng thuộc tính nhóm như: nhóm các sinh viên cận tốt nghiệp (sắp hết thời hạn tốt nghiệp), nhóm các sinh viên kết quả học tập kém bị nhắc nhở, cảnh báo học vụ, nhóm các sinh viên nghỉ học nhiều khơng có lý do.
- Hỗ trợ cộng đồng: Trao đổi với đám đông với nhiều quan tâm khác nhau như các thông tin chung về đào tạo mà sinh viên phải biết trong quá trình học tập.