9. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.2. Đề xuất các biện pháp để giúp công tác quản lý hoạt động học tập của sinh
3.2.3. Củng cố các Hội đồng cố vấn học tập liên bộ môn nhằm hỗ trợ các khó khăn
khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học tập
Mục đích
Chun mơn hóa quy trình hoạt động cố vấn học tập trong đào tạo các chương trình đang tổ chức đào tạo tại Khoa để tăng cường khả năng cố vấn cho sinh viên trong bối cảnh quy mô sinh viên tăng cao như hiện nay.
Nội dung biện pháp
* Với sinh viên năm thứ nhất:
Giai đoạn này sinh viên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, phương thức học tập và cách thức tổ chức đào tạo khác hoàn tồn so với giai đoạn cịn học phổ thông.
77
Phần lớn sinh viên còn rụt rè, thụ động và chưa xác định rõ ràng phương hướng học tập, nhất là với cách thức học tập theo học chế tín chỉ. Đối với đối tượng sinh viên này, cố vấn học tập cần tập trung tư vấn một số nội dung sau:
- Giới thiệu khung chương trình đào tạo, quy chế đào tạo của ĐHQGHN, quy định của Khoa Quốc tế. Đây là công việc quan trọng hàng đầu của cố vấn học tập hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khóa - ngành và cách lựa chọn học phần.
Kế hoạch thực hiện: giới thiệu kế hoạch học tập tồn khóa theo một vài
kịch bản khác nhau để các sinh viên tham khảo như kịch bản kế hoạch 8 kỳ dự kiến với sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ ngay từ khi nhập học; kế hoạch 8 kỳ dự kiến cho sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ sau 1 học kỳ và sau 2 học kỳ. - Hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, tư vấn lựa chọn thứ tự ưu tiên đăng ký các học phần để sinh viên ra trường đúng tiến độ.
- Tư vấn định hướng lựa chọn nghề nghiệp. Nếu được tư vấn hướng nghiệp từ sớm, sinh viên sẽ có ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến ngành đào tạo, cũng như sẽ có ý thức tìm hiểu về các cơ hội nghề nghiệp đến với mình ngay từ năm thứ nhất để có thể chuẩn tốt khi ra trường và có một vị trí việc làm chất lượng cao.
Yêu cầu sinh viên truy cập internet, tìm tất cả các nghề nghiệp có liên quan đến ngành học, yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó định hướng ra một vài công việc phù hợp với bản thân.
* Với các sinh viên từ năm thứ 2: Bước sang năm thứ hai, năm thứ ba
sinh viên đã quen thuộc với các hoạt động của trường, lớp, cách thức đăng ký các học phần....Trong 2 năm này, phần lớn các vấn đề phát sinh có thể xảy ra đối với sinh viên liên quan đến việc chọn lựa các học phần phù hợp với định hướng lựa chọn ngành chuyên sâu, làm thực tập, khóa luận và các điều kiện liên quan. Sinh viên năm thứ 2, thứ 3 cũng là đối tượng bị xử lý học vụ dựa trên kết quả học tập nhiều hơn so với sinh viên năm đầu và năm cuối, lý do dẫn đến trường
78
hợp này là do sinh viên chưa xác định rõ phương pháp học tập đúng đắn nhất là các sinh viên bị điểm yếu kém trong năm học thứ nhất thường cảm thấy mất tự tin. Mặt khác sinh viên thường có xu hướng đăng ký nhiều tín chỉ trong một học kỳ mà khơng nghĩ đến năng lực của mình. Vì vậy đối tượng sinh viên này cũng cần được tư vấn về số lượng đăng ký học phần và cách thức học để cải thiện kết quả học tập, tránh tình trạng bị xử lý học vụ ở các kỳ tiếp theo.
Kế hoạch thực hiện:
- Dựa vào kết quả học tập của năm trước đó để đánh giá sơ bộ năng lực học tập của từng sinh viên từ đó giúp họ lập ra kế hoạch học tập phù hợp. - Giúp sinh viên nhận thức rõ cố vấn học tập chỉ là người tư vấn cho các sinh viên chọn hướng đúng đắn chứ không phải là người “dắt tay chỉ việc”, nên đặt ra những câu hỏi gợi ý để giúp sinh viên bỏ đi những thói quen thụ động ít chịu tìm tịi suy nghĩ.
- Tư vấn sinh viên tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học gợi ý cho sinh viên thấy rõ trình độ ngoại ngữ và tin học cũng là một trong những tiêu chuẩn để xét chọn việc làm.
- Khuyến khích sinh viên học tập theo nhóm và có hình thức thưởng điểm rèn luyện cho nhóm nào có sự tiến bộ tốt.
- Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và chỉ rõ các lợi ích của sinh viên khi tham gia hoạt động này.
- Tư vấn kỹ năng giao tiếp
- Tư vấn làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là một học phần khá quan trọng đối với sinh viên năm cuối, chiếm thời lượng 5 tín chỉ cho một học phần. Tuy nhiên, thời gian dành cho thực hiện khóa luận tốt nghiệp khơng q nhiều, trong khi đó sinh viên do khơng chuẩn bị từ trước nên thay đổi đề tài, đề cương liên tục ảnh hưởng đến chất lượng luận văn.
Kế hoạch thực hiện: cố vấn học tập cần tư vấn trước với sinh viên học
phần này, tư vấn kỹ tầm quan trọng của học phần đồng thời hướng dẫn sinh viên chuẩn bị những đề tài u thích để có thể viết luận văn.
79
* Với sinh viên năm cuối: Mặc dù có sự gợi ý, định hướng từ năm thứ
nhất, nhưng không phải sinh viên nào cũng có sự chuẩn bị tốt về nghề nghiệp cho mình trong 3 năm ở đại học. Phần lớn sinh viên khơng có định hướng rõ ràng và tìm hiểu đầy đủ về cơng việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Giai đoạn này, cố vấn học tập nên:
+ Tư vấn cho sinh viên thấy được tính đa dạng của những cơng việc có thể tìm được ở bối cảnh hiện tại và các điều kiện làm việc mà có thể gặp phải.
+ Giáo dục sinh viên thấy rõ giá trị quan trọng của một người làm việc có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao có đạo đức trong cơng việc.
+ Tư vấn cho sinh viên hồn thiện các kỹ năng mềm cần có, tác phong, trang phục khi đi phỏng vấn.
Ngồi ra có thể tư vấn thêm cho các sinh viên học cải thiện điểm để nâng điểm trung bình trung tích lũy và nâng hạng tốt nghiệp (nếu có thể).
Cách thức thực hiện
* Trực tiếp: Sinh viên có thể đến gặp trực tiếp cán bộ quản lý lớp thuộc
phòng Đào tạo hoặc các cán bộ khác để được giải đáp trực tiếp.
* Gián tiếp: qua điện thoại, email, phương tiện truyền thanh...Mỗi cán bộ
quản lý sinh viên đều được cung cấp điện thoại cá nhân để thuận tiện trong việc trao đổi với sinh viên và phụ huynh, ngoài ra 01 cán bộ phụ trách mảng kế hoạch đào tạo cũng đang được đề xuất điện thoại riêng để hỗ trợ sinh viên về kế hoạch đào tạo và tư vấn đăng ký học. Tại phịng Cơng tác học sinh sinh viên, cán bộ phụ trách công tác sinh viên cũng được cung cấp hotline để thuận tiện trong việc trao đổi với sinh viên. Sinh viên có thể liên hệ với các số hotline của phòng Đào tạo hoặc phịng Cơng tác học sinh sinh viên để được giải đáp kịp thời. Ngồi ra, sinh viên có thể dung hịm thư điện tử để liên hệ thêm nếu có vướng mắc. Cán bộ nhận thơng tin sẽ chuyển đến các cán bộ liên quan, hỗ trợ sinh viên.
80
* Hỗ trợ cá nhân: đối với các sinh viên đặc biệt về thể chất, tinh thần.
Các sinh viên này có cán bộ phụ trách tham vấn tâm lý tư vấn và sát sao trong quá trình học tập, phát hiện những biểu hiện bất thường để can thiệp kịp thời.
* Hỗ trợ theo nhóm: Đối với các sinh viên cùng thuộc tính nhóm như:
nhóm các sinh viên cận tốt nghiệp (sắp hết thời hạn tốt nghiệp), nhóm các sinh viên kết quả học tập kém bị nhắc nhở, cảnh báo học vụ, nhóm các sinh viên nghỉ học nhiều khơng có lý do. Nhóm các sinh viên này có riêng một cán bộ quản lý chuyên trách theo sát quá trình học tập của sinh viên, theo dõi chuyên cần của sinh viên trên hệ thống, liên hệ với giảng viên và kết hợp với phụ huynh để đơn đốc, nhắc nhở nhằm hạn chế tình trạng tối đa bị buộc thôi học hoặc không thể hồn thành chương trình học do hết thời hạn tối đa của khóa học.
* Hỗ trợ cộng đồng: Cán bộ quản lý sinh viên phòng Đào tạo thường
xuyên liên hệ với cán bộ lớp các lớp khóa học được phân cơng phụ trách quản lý. Thông qua kênh cán bộ lớp, cán bộ quản lý sinh viên có thể nắm được một số tình hình liên quan đến lớp như: sinh viên có ý định nghỉ học, sinh viên nghỉ học nhiều và một số dấu hiệu khác, đây cũng là kênh kết nối giữa cán bộ và sinh viên trong việc nhận đề xuất, kiến nghị của sinh viên liên quan đến học tập và một số hỗ trợ khác để xem xét và trình lên lãnh đạo Khoa.
Điều kiện thực hiện
Khoa Quốc tế cần ban hành hướng dẫn cụ thể về những nội dung trên, trong đó quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các phịng ban và cá nhân liên quan trong q trình thực hiện.