9. Dự kiến cấu trúc luận văn
2.1. Giới thiệu khái quát về Khoa Quốc tế, ĐHQGHN
2.1.3. Công tác đào tạo đại học chính quy tại Khoa Quốc tế
2.1.3.1. Khái quát
Khoa Quốc tế là đơn vị tự chủ tài chính, trực thuộc ĐHQGHN, thực thi nhiệm vụ và chịu sự điều hành, giám sát của ĐHQGHN.
Khoa Quốc tế là đơn vị đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị và đào tạo bằng tiếng nước ngồi nên có thêm u cầu về ngoại ngữ và chuẩn đầu ra về ngoại ngữ.
Đội ngũ cán bộ: 153 người, trong đó có 65 cán bộ là giảng viên, 02 giáo sư, 06 phó giáo sư, 35 tiến sĩ, 70 thạc sĩ.
Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Khoa Quốc tế có đội ngũ gồm 138 giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học trong và ngoài nước (số giảng viên trong ĐHQGHN là 12 người, ngồi ĐHQGHN là 126, khơng kể các giảng viên dạy các học phần lý luận chính trị được Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Đại học Kinh tế phân cơng giảng dạy tại Khoa Quốc tế), trong số đó có 01 giáo sư, 06 phó giáo sư, 63 tiến sĩ đến giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên của Khoa theo thỏa thuận và hợp đồng làm việc. Các giảng viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các trường đại học đối tác nước ngoài.
37
Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối, Phịng Đào tạo phân cơng 01 phó phịng và tổ chức thành nhóm/bộ phận các cán bộ trực tiếp quản lí và theo dõi công tác này.
Công tác quản lý lớp khóa học và lớp học phần được thực hiện sát sao. Cụ thể: Lớp khóa học được tổ chức cho các sinh viên cùng một ngành học trong cùng một khóa học và ổn định từ đầu đến cuối mỗi khóa. Lớp khóa học được gọi tên theo ngành học và năm nhập học của sinh viên, có mã hiệu theo quy định của ĐHQGHN. Lớp học phần được tổ chức cho sinh viên học cùng một học phần trong cùng một học kỳ. Tên lớp học phần được gọi theo mã lớp học phần. Một học phần có nhiều lớp học phần thì tên mỗi lớp sẽ là tên lớp học phần và bổ sung thêm số thứ tự lớp học phần. Các lớp khóa học được phân cơng cán bộ quản lý sinh viên chung.
Khoa Quốc tế chú trọng đến dịch vụ chăm sóc người học theo hướng cá thể hóa, căn cứ vào dữ liệu điểm danh sinh viên, chuyên viên quản lý sinh viên của phòng Đào tạo chiết xuất dữ liệu điểm danh hàng tuần để thống kê các sinh viên không đi học, nghỉ học nhiều, liên lạc với phụ huynh và sinh viên, đôn đốc, nhắc nhở sinh viên tham gia học tập đầy đủ, tránh tối đa tình trạng bị cấm thi cuối kỳ và ngừng học tập tại Khoa. Trong quá trình giảng dạy và học tập, bộ phận thanh tra pháp chế và thanh tra lớp học của Khoa ln theo dõi q trình lên lớp của giảng viên và sinh viên, tiếp nhận các phản hồi từ phía người học, phát hiện sớm các vấn đề nảy sinh, có báo cáo lãnh đạo Khoa để lên phương án xử lý kịp thời nhằm khắc phục và đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giảng dạy và học tập.
Sau mỗi học kỳ chính, phịng Đào tạo rà soát sinh viên dựa trên kết quả học tập để ra các thông báo nhắc nhở và cảnh báo học vụ khi sinh viên không đạt yêu cầu về điểm theo đúng quy chế đào tạo (kết quả học tập của học kỳ phụ được tính vào kết quả học tập của học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ). Từ đó chuyên viên quản lý sinh viên sẽ theo dõi các trường hợp sinh viên cá biệt (rất chậm tiến độ, sinh viên sắp hết hạn ra trường, sinh viên bị cảnh báo học vụ) để
38
hỗ trợ sinh viên đăng kí học và tư vấn các giải pháp cho sinh viên nhằm khắc phục các tình trạng nêu trên. Sau mỗi đợt xử lý học vụ dựa trên kết quả học tập của sinh viên, quản lý lớp sẽ nhắc nhở các trường hợp sinh viên thuộc diện bị nhắc nhở học vụ và liên lạc với phụ huynh các trường hợp sinh viên bị cảnh báo học vụ để đôn đốc, nhắc nhở thêm sinh viên.
2.1.3.2. Kết quả đạt đƣợc trong cơng tác đào tạo hệ chính quy
Khoa Quốc tế chú trọng đặc biệt trong cơng tác đào tạo. Do đó, các hoạt động quản lý đào tạo, giảng dạy và phục vụ giảng dạy luôn được quan tâm sâu sát. Khoa thực hiện nghiêm các quy định, quy chế đào tạo; thực hiện kế hoạch đào tạo chung của ĐHQGHN; xây dựng và báo cáo cấp trên kế hoạch đào tạo tổng thể và chi tiết các chương trình đào tạo tại Khoa trong năm học; tổ chức đào tạo theo đúng kế hoạch; đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao các chương trình đại học và sau đại học. Công tác quản lý đào tạo được thực hiện bài bản, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHHQGHN.
Bảng 2.1. Thống kê kết quả đào tạo sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN từ khóa QH-2015-Q đến Khóa QH-2017-Q Khóa 2015 2016 2017 (*) Xếp hạng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Xuất sắc 14 3% 11 5% 4 2% Giỏi 104 22% 57 24% 37 17% Khá 292 61% 145 61% 164 76% Trung bình 67 14% 23 10% 11 5% Tổng 477 236 216
Ghi chú: (*) tính đến tháng 5 năm 2022, khóa 2017 vẫn chƣa tốt nghiệp hết.
Kết quả thống kê cho thấy hầu hết sinh viên của Khoa Quốc tế tốt nghiệp từ loại Khá trở lên (chiếm trên 85%) và có sự tăng trưởng dần qua các năm (năm 2015 là 86%, năm 2016 là 90% và năm 2017 là 95%); tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp
39
loại Giỏi chiếm trung bình 20% và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc chiếm trung bình 3-5%.
Bên cạnh đó, Khoa Quốc tế cũng triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao năng lực học tập và có cơ hội được giao lưu, học hỏi từ các chương trình đào tạo và đối tác quốc tế:
+ Triển khai hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo: tiến hành kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo ngoại ngữ bổ sung; cải thiện công tác phục vụ đào tạo; khai thác , tận dụng đội ngũ giảng viên do các đối tác nước ngoài cử sang giảng dạy; tăng cường công tác lấy ý kiến người học, công tác thanh tra giáo dục;
+ Mở rộng, củng cố quan hệ với các đối tác: xúc tiến trao đổi với trường Đại học Canberra (Australia); Trường Đại học Heriot Watt, Trường Đại học Hudderfields (Anh Quốc), Trường Đại học Missouri State (Hoa Kỳ) và trường Đại học Công nghệ Chien Kuo (Đài Loan) để ký thư cơng nhận chuyển tiếp tín chỉ cũng như cấp học bổng ở mức 10%-20% học phí cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc; với Trường Đại học Macquarie để công nhận chuyển tiếp tín chỉ cho sinh viên đang học chương trình cử nhân kinh doanh chuyên ngành Kế toán của Trường đại học HELP; cùng với CPA Australia tiến hành thẩm định và cơng nhận chương trình Kế tốn, Phân tích và Kiểm tốn để sinh viên tốt nghiệp được cơng nhận có thể theo học cấp độ chun ngành (Professional Level); mở rộng mạng lưới kết nối với các doanh nghiệp giúp tăng cường các hoạt động thực hành, thực tập cũng như cơ hội việc làm, nhận học bổng của sinh viên.
+Tăng cường hoạt động trao đổi sinh viên với các trường đại học đối tác như chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hóa TF Scale và OIP Oversea Immersion với trường Đại học Ngee Ann, Singapore. Ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid bùng phát vào những năm 2020-2021, việc trao đổi sinh viên vẫn được tiến hành theo hình thức trực tuyến.
40
+ Tăng cường các hoạt động kết nối giảng viên nước ngoài trong giảng dạy đại học và sau đại học, đặc biệt là nguồn giảng viên trong khn khổ chương trình thu hút học giả quốc tế khi công tác tại Khoa Quốc tế.