Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy tại khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội (Trang 55 - 81)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy ở

ở Khoa Quốc tế, ĐHQGHN

2.3.1. Khảo sát sinh viên bằng phiếu đánh giá kết hợp với phỏng vấn để làm rõ những vấn đề tồn tại

Để đánh giá thực trạng các hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy ở Khoa Quốc tế, ĐHQGHN, tác giả đã khảo sát 300 sinh viên chính quy thuộc các chương trình Kinh doanh quốc tế; Tin học và Kĩ thuật máy tính (mẫu

47

phiếu khảo sát xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thống kê và tính tốn bằng phần mềm Microsoft Excel, chi tiết trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng các hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy ở Khoa Quốc tế, ĐHQGHN

STT Nội dung đánh giá (1) (2) (3) (4) (5)

Slg Tỉ lệ Slg Tỉ lệ Slg Tỉ lệ Slg Tỉ lệ Slg Tỉ lệ 1 Thông tin về CTĐT (*) 132 44% 141 47% 27 9% 0 0% 0 0% 2 Tư vấn học tập 153 51% 123 41% 24 8% 0 0% 0 0% 3 Phần mềm QLĐT (**) 105 35% 96 32% 69 23% 30 10% 0 0% 4 Học phí 54 17% 189 61% 67 22% 0 0% 0 0% 5 Học bổng 114 38% 156 52% 27 9% 3 1% 0 0% 6 Ký túc xá 18 6% 174 58% 99 33% 9 3% 0 0% 7 Thư viện 105 35% 135 45% 45 15% 15 5% 0 0% 8 Phòng học 114 38% 162 54% 21 7% 3 1% 0 0% Ghi chú (1) Rất tốt (2) Tốt (3) Chưa tốt (4) Kém (5) Rất kém

(*) CTĐT Chương trình đào tạo

(**) QLĐT Quản lý đào tạo

Phân tích chi tiết về các kết quả khảo sát như sau:

48

Kết quả khảo sát cho thấy trên 90% sinh viên hài lịng với các thơng tin chương trình đào tạo được cung cấp, trong đó 44% sinh viên đánh giá hoạt động này rất tốt và 9% sinh viên đánh giá hoạt động này chưa tốt; khơng có sinh viên nào đánh giá hoạt động này kém hoặc rất kém.

Như vậy, việc cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo cho sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế cơ bản là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên (9%) đánh giá chưa tốt. Để làm rõ các vấn đề tồn tại, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên này trong phiếu khảo sát và chọn ra 5 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy hầu hết các sinh viên này vì những lý do khác nhau nên không tham dự được các buổi tập huấn cho sinh viên mới; việc tự tìm hiểu thơng qua các tài liệu hướng dẫn được cung cấp sẵn trên website của Khoa gặp nhiều khó khăn, thắc mắc. Do đó, những sinh viên này không hiểu được cấu trúc chương trình đào tạo, các quy định về học phần tiên quyết, học phần bổ trợ.... Từ đó, việc tiếp cận với thơng tin về các chương trình đào tạo gặp nhiều khó khăn hơn.

2.3.1.2. Đánh giá mức độ tƣ vấn học tập cho sinh viên

44% 47% 9% 0% 0% 1 2 3 4 5

49

Kết quả khảo sát cho thấy trên 90% sinh viên hài lòng với các các hoạt động tư vấn học tập, trong đó 51% sinh viên đánh giá hoạt động này rất tốt và 8% sinh viên đánh giá hoạt động này chưa tốt; khơng có sinh viên nào đánh giá hoạt động này kém hoặc rất kém.

Có thể thấy hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế cơ bản là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên (8%) đánh giá chưa tốt. Để hoàn thiện hoạt động này, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 5 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy hầu hết những sinh viên này đều gặp vấn đề về tiến độ học tập (học chậm tiến độ, ảnh hưởng tâm lý từ những vấn đề gia đình, sức khỏe ...) nhưng khơng chủ động tham khảo ý kiến của cố vấn học tập nên bị rơi vào tình trạng báo động. Do số sinh viên lớn nên việc cán bộ quản lý đào tạo phải rà sốt thủ cơng để phát hiện những trường hợp tương tự cũng mất khá nhiều thời gian và khơng thể thực hiện thường xun. Vì vậy, việc phát hiện và cảnh báo sớm, kịp thời tư vấn về tiến độ học tập cho sinh viên cũng khá khó khăn.

2.3.1.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của phần mềm quản lý đào tạo đối với sinh viên viên 51% 41% 8% 0% 0% 1 2 3 4 5

50

Kết quả khảo sát cho thấy trên 35% sinh viên đánh giá rất tốt, 32% sinh viên đánh giá tốt, 23% sinh viên đánh giá chưa tốt và 10% sinh viên đánh giá kém; khơng có sinh viên nào đánh giá rất kém.

Từ đó có thể nhận định rằng phần mềm quản lý đào tạo của Khoa Quốc tế đã đáp ứng được phần lớn sinh viên chính quy. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận khơng nhỏ sinh viên chưa hài lịng về phần mềm này. Để làm rõ vấn đề, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 5 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đều báo cáo là gặp khó khăn trong khâu đăng ký học: mạng kết nối internet chậm, phần mềm bị tắc nghẽn, đăng ký nhầm lớp, không đăng ký được lớp do đã bị vượt số lượng đăng ký... Bên cạnh đó, phần mềm cũng chưa có phiên bản tiếng Anh nên nhiều sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo của Khoa đều phải nhờ giáo vụ đăng ký học hộ.

2.3.1.4. Đánh giá về mức học phí của chƣơng trình đào tạo đối với sinh viên

35% 32% 23% 10% 1 2 3 4 5

51

Kết quả khảo sát cho thấy trên 17% sinh viên đánh giá mức học phí là rất tốt so với chất lượng của chương trình đào tạo, 61% sinh viên đánh giá tốt, 22% sinh viên đánh giá chưa tốt. Khơng có thí sinh nào đánh giá kém hoặc rất kém.

Như vậy, mức học phí của Khoa Quốc tế phần đông đã được đánh giá là phù hợp với chất lượng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận khơng nhỏ sinh viên (22%) chưa hài lịng về mức học phí này. Để làm rõ vấn đề, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đều muốn được giảm học phí cho những học phần học trực tuyến, học lại, học cải thiện điểm.

2.3.1.5. Đánh giá về các chƣơng trình học bổng sinh viên đƣợc tiếp cận

17% 61% 22% 0% 0% 1 2 3 4 5

52

Kết quả khảo sát cho thấy trên 38% sinh viên đánh giá các chương trình học bổng là rất tốt, 52% sinh viên đánh giá tốt, 9% sinh viên đánh giá chưa tốt và 1% sinh viên đánh giá kém. Khơng có thí sinh nào đánh giá rất kém.

Có thể thấy, việc triển khai các chương trình học bổng của Khoa Quốc tế phần lớn đã được đánh giá là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, vẫn có 9% sinh viên đánh giá chưa tốt và 1% sinh viên đánh giá kém. Để làm rõ vấn đề, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Lý do hoạt động này được đánh giá chưa tốt hoặc kém là tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng cịn thấp, nhiều chương trình học bổng điều kiện còn cao, nhiều sinh viên vẫn chưa được tiếp cận với thơng tin về các chương trình học bổng hoặc tiếp cận quá muộn, không kịp chuẩn bị hồ sơ để ứng tuyển.

2.3.1.6 Đánh giá mức độ đáp ứng của ký túc xá đối với sinh viên

38% 52% 9% 1% 1 2 3 4 5

53

Kết quả khảo sát cho thấy trên 6% sinh viên đánh giá ký túc xá là rất tốt, 58% sinh viên đánh giá tốt, 33% sinh viên đánh giá chưa tốt và 3% sinh viên đánh giá kém. Khơng có thí sinh nào đánh giá rất kém.

Từ đó có thể nhận định rằng, việc hỗ trợ ký túc xá cho sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế đã thực hiện tốt nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ sinh viên. Vẫn có 33% sinh viên đánh giá chưa tốt và 3% sinh viên đánh giá kém. Để tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy, hầu hết những sinh viên này đều phản ánh các ký túc xá chung của ĐHQGHN đều xa so với cơ sở đào tạo và Khoa Quốc tế chưa có khu ký túc xá riêng gần với địa điểm học tập để hỗ trợ cho sinh viên của Khoa.

2.3.1.7 Đánh giá mức độ đáp ứng của thƣ viện đối với sinh viên

6% 58% 33% 3% 1 2 3 4 5

54

Kết quả khảo sát cho thấy trên 35% sinh viên đánh giá thư viện là rất tốt, 45% sinh viên đánh giá tốt, 15% sinh viên đánh giá chưa tốt và 5% sinh viên đánh giá kém. Khơng có thí sinh nào đánh giá rất kém.

Như vậy, phần lớn sinh viên đã đánh giá thư viện của Khoa Quốc tế và của ĐHQGHN đáp ứng tốt nhu cầu học tập. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20% sinh viên đánh giá hoạt động này chưa tốt hoặc thậm chí là kém. Để tìm hiểu ngun nhân, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy, hầu hết những sinh viên này đều phản ánh về việc thiếu những đầu sách ngoại văn mới được xuất bản bởi những nhà xuất bản có uy tín, sách tuy có nhưng số lượng ít nên khó mượn; nhiều cuốn sách rất hay nhưng chỉ có bản tiếng Anh, khơng có bản song ngữ nên với những sinh viên đang học dự bị tiếng, muốn nghiên cứu trước các giáo trình, tài liệu tham khảo gặp phải khó khăn.

2.3.1.8 Đánh giá mức độ đáp ứng của phòng học đối với sinh viên

35% 45% 15% 5% 0% 1 2 3 4 5

55

Thống kê kết quả khảo sát cho thấy trên 38% sinh viên đánh giá phòng học là rất tốt, 54% sinh viên đánh giá tốt, 7% sinh viên đánh giá chưa tốt và 1% đánh giá kém. Khơng có thí sinh nào đánh giá rất kém.

Từ đó có thể nhận định rằng, phòng học của Khoa Quốc tế cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập và được sinh viên đánh giá tốt. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ sinh viên chưa hài lòng về nội dung này. Để tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đã đọc các ý kiến bổ sung của những sinh viên đánh giá chưa tốt trong phiếu khảo sát và chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Kết quả cho thấy, hầu hết những sinh viên này đều phản ánh Khoa Quốc tế có nhiều khu phịng học cách xa nhau nên việc di chuyển đến các lớp sau mỗi học phần mất khá nhiều thời gian (nếu phòng học của 2 học phần đó khơng cùng tịa nhà); không gian một số phòng học còn hẹp và các phòng thực hành chưa được trang bị hiện đại, chưa đáp ứng hết được nhu cầu thực hành của môn học.

2.3.1.9. Một số ý kiến khác

- Hỗ trợ những sinh viên không ở ký túc xá tìm phịng trọ gần trường, sạch sẽ, đảm bảo an ninh và giá cả phù hợp với sinh viên;

- Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm các hướng nghiên cứu khoa học, tham gia với các nhóm nghiên cứu khoa học của sinh viên trong và ngoài Khoa;

38% 54% 7% 1% 1 2 3 4

56

- Hỗ trợ sinh viên liên hệ sớm với các cơ quan, tập đoàn, cơng ty để tìm cơ hội thực tập và nâng cao hiểu biết về những kiến thức đã học.

2.3.2. Phỏng vấn cán bộ, giảng viên về thực trạng các hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN

Kết hợp với kết quả khảo sát ở mục 2.3.1, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ và 10 giảng viên về thực trạng các hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN. Kết quả được ghi nhận như sau:

Về việc cung cấp thơng tin chƣơng trình đào tạo cho sinh viên: Khoa Quốc tế có các kênh thơng tin chính thống trên webiste, phần mềm đào tạo để sinh viên có thể chủ động tra cứu thông tin cần thiết.

Về việc tƣ vấn học tập cho sinh viên: Khoa Quốc tế hướng đến chăm sóc

cá thể hóa sinh viên, đặc biệt trong việc hỗ trợ tối đa về học tập. Hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy hướng tới việc tìm ra các hướng khắc phục để hỗ trợ, giải quyết các khó khăn trong q trình học tập của sinh viên, giúp các sinh viên yếu đạt kết quả khả quan nhất trong học tập và giúp các sinh viên tốt có thể phát huy hết khả năng của mình để tìm kiếm cơ hội việc làm yêu cầu cao, trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao.

Ngồi ra các đơn vị liên quan như phịng Cơng tác học sinh, sinh viên, phòng Đào tạo đều có hịm thư riêng để hỗ trợ sinh viên, cán bộ phòng được chia theo mảng cơng việc chun mơn hóa nên có kiến thức am hiểu sâu có thể hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên cụ thể, chi tiết nhất. Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và thái độ đúng mực trong môi trường học tập. Tất cả các vướng mắc, sinh viên đều có thể gặp trực tiếp cán bộ của các phòng ban để được giải đáp. Hơn nữa, lãnh đạo Khoa Quốc tế sẵn sàng tiếp nhận trực tiếp các ý kiến phản hồi, nguyện vọng, đề xuất của sinh viên để xem xét và ra quyết định liên quan đến việc hỗ trợ sinh viên

57

nhằm tạo điều kiện để sinh viên có một mơi trường học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Ngay khi chính thức học tập tại Khoa Quốc tế, sinh viên được cung cấp khung chương trình đào tạo chuẩn và một số hướng dẫn, lưu ý để sinh viên chủ động tìm hiểu trước về các học phần trong chương trình đào tạo và thứ tự ưu tiên học các học phần đó. Sau khi hoàn thành việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm học, theo kỳ học, phòng Đào tạo gửi lại sinh viên kế hoạch này kèm danh sách các học phần dự kiến mở và thời khóa biểu dự kiến trong kỳ kế tiếp để sinh viên chủ động lựa chọn kế hoạch học tập cụ thể ở kỳ tiếp theo. Đầu kỳ học, cán bộ quản lý sinh viên của phịng Đào tạo tổ chức họp lớp khóa học các sinh viên mới nhằm phổ biến quy chế đào tạo, nội quy, quy định chung, các lưu ý về quá trình học tập và giải đáp thắc mắc của sinh viên, lắng nghe đề xuất, kiến nghị của sinh viên nếu có.

Phịng Cơng tác học sinh sinh viên là đầu mối thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Hoạt động này được thực hiện 1-1 (01 cán bộ và 01 sinh viên) thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ về đời sống tinh thần cho sinh viên, đặc biệt đối với các sinh viên có các vấn đề về tâm lý cần phải tác động cá nhân, giúp sinh viên ổn định tâm lý, tham gia học tập đầy đủ.

Về phần mềm quản lý đào tạo: Khoa đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin, Văn phịng Cơ quan ĐHQGHN để triển khai các đợt đăng ký học cho sinh viên, đảm bảo tối đa đường truyền, tránh tắc nghẽn và có cán bộ trực kỹ thuật trong thời gian đăng ký. Trong 2 năm gần đây, Khoa cũng phối hợp với đối tác bên ngoài để triển khai phần mềm quản lý hoạt động chung của Khoa, trong đó hợp phần về phần mềm quản lý đào tạo cũng được nghiên cứu, phát triển để đáp ứng tối đa nghiệp vụ của cán bộ và tạo sự thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên chính quy tại khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội (Trang 55 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)