Hiện trạng xử lý chất thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 42)

II. CCN đã thành lập và đang trong giai đoạn hoạt động

b. Hiện trạng xử lý chất thải công nghiệp

Các biện pháp xử lý thường được xử lý chung với CTR sinh hoạt, đốt hoặc làm chất đốt, bán cho các cơ sở tái chế, lưu hoặc chôn lấp tại công ty hoặc đổ thải không hợp vệ sinh. Chỉ một số ít cơ sở chuyển đến nơi xử lý tập trung với công nghệ xử lý chủ yếu chôn lấp, phun thuốc khử mùi, tiêu hủy.

Trong tỉnh Tuyên Quang còn thiếu các khu xử lý chất thải CTR công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại. Trong tỉnh hiện nay chỉ có ở Thành phố Tuyên Quang mới có một khu xử lý tập trung quy mô. Đối với chất thải nguy hại dạng rắn như bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng (Barit, Ferromangan, Thiếc, Angtimon...) thì biện pháp xử lý hiện nay vẫn chỉ là lưu giữ tạm thời trong các kho chứa của các doanh nghiệp. Lượng bùn đất từ các khu khai thác quặng thường được hoàn thổ hoặc đem đi san lấp mặt bằng.

Mặc dù các tỉnh trong vùng đang hình thành và triển khai các dự án xử lý CTR đô thị tuy nhiên quản lý chất thải rắn công nghiệp đang là vấn đề bức xúc và chưa được giải quyết.

1.2.2.6. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR công nghiệp

Tỉnh Tuyên quang hiện nay chưa có Quy hoạch quản lý chất thải rắn nên thiếu định hướng chung về địa điểm xử lý, phương án xử lý, công nghệ xử lý và phân kì đầu tư cho hoạt động quản l chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với chiến lược quản lý chất thải rắn của Quốc gia.

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 40

Hiện trạng quản lý chất thải rắn cơng nghiệp cịn yếu do cịn thiếu các cơng cụ nhằm kiểm sốt và quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả

Thực tế cho thấy trách nhiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp tại trong và ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh chưa được giao nhiệm vụ rõ ràng cho một cơ quan chịu trách nhiệm, chưa có bộ máy quản lý thống nhất, mà là do các doanh nghiệp tự kí hợp đồng xử lý.

Nhận thức của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ mơi trường và an tồn sức khỏe liên quan tới việc thu gom, phân loại, xử lý và quản lý chất thải rắn còn thiếu và yếu. Việc phân loại tái chế sản phẩm từ chất thải rắn cịn mang tính tự phát, chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện. Đặc biệt, các cơ sở này chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà ít quan tâm tới việc xử lý chất thải phát sinh trong q trình tái chế gây ơ nhiễm mơi trường trầm trọng tại các địa phương.

Tuy nhiên trong tất cả các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Tuyên quang, hiện tại khơng có KCN, CCN nào thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn (rác thải sinh hoạt và chất thải cơng nghiệp) phát sinh trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, CCN. Điều đó dẫn đến khơng thống kê được khối lượng và thành phần rác thải chủ yếu của các KCN, CCN. Các KCN trên địa bàn tỉnh đều khơng có khu xử lý chất thải rắn riêng biệt của KCN. Lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của các nhà máy được các doanh nghiệp tự thu gom, vận chuyển và đem đổ chung với khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn đóng nhà máy.

1.2.3. Đánh giá chung

Hiện nay tổng lượng chất thải rắn tồn tỉnh ước tính khoảng trên 490 tấn/ngày các loại, bao gồm CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn, cơng nghiệp, y tế, xây dựng. Trong đó CTR sinh hoạt chiếm 94% (khoảng 460 tấn/ngày), CTR công nghiệp-xây dựng chiếm 5,6% (khoảng 27 tấn/ngày.

Các loại chất thải rắn sinh hoạt đô thị và một phần nhỏ CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom vận chuyển về các bãi chôn lấp của từng địa phương, hầu hết là các bãi chơn lấp tạm, khơng hợp vệ sinh. Hiện có 7 bãi chơn lấp trên tồn tỉnh (Như Khê-n Sơn, Lăng Can-Lâm Bình, Thanh Tương-Na Hang, Hịa Đa-Chiêm Hóa, n Phú-Hàm Yên, Phúc

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 41

Ứng và Tân Trào-Sơn Dương). Tỷ lệ thu gom tại các đô thị khá cao từ 60-95%, tại các huyện tỷ lệ thu gom thấp từ 10-20%, nhiều vùng nơng thơn chưa có hệ thống thu gom. Hiện đã có 1 dự án xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân hữu cơ tại Nhữ Khê, Yên Sơn (100 tấn/ngày). Tuy nhiên dự án này đang dừng triển khai do thiếu vốn đầu tư.

Chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh hiện phát sinh không lớn. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại một số nhà máy trong KCN đã được thu gom và xử lý theo quy định. Tuy nhiên trong tỉnh hiện chưa có cơ sở xử lý CTR nguy hại, các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với đơn vị ngồi tỉnh để xử lý. Đối với CTR cơng nghiệp thơng thường, hiện cũng chưa có nơi xử lý riêng trên địa bàn tỉnh. Loại CTR này thường được các doanh nghiệp thu hồi, tái chế một phần, phần còn lại lưu giữ tại nhà máy hoặc thu gom cùng với CTR sinh hoạt. Việc áp dụng các biện pháp tái chế tập trung CTR công nghiệp thông thường chưa được thực hiện. Đối với CTR xây dựng đã bước đầu thu gom và chôn lấp. Tuy nhiên hiện chưa có khu xử lý chính thức đối với loại CTR này.

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 42

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)