Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp 1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 95 - 96)

- Áp dụng thí điểm phân loại CTR tại một số khố

3 KXL tập trung cụm xã

2.3.2. Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp 1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn

2.3.2.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn

2.3.2.1.1. Đánh giá khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn

Đánh giá hiện trạng cho thấy việc phân loại CTR tại nguồn tỉnh Tuyên Quang gần như chưa được thực hiện, việc phân loại mới chỉ áp dụng đối với một số CTR có thể tái chế, các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, các phế thải có liên quan đến bao bì, giấy,... cịn các chất thải khơng có giá trị kinh tế bao gồm cả chất thải nguy hại được thu gom và đổ thải lẫn lộn cùng với chất thải sinh hoạt.

Phân loại chất thải tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích, thu hồi về mặt kinh tế trong việc tái sử dụng, tái chế và giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các quy định khuyến khích và bắt buộc các cơ sở sản xuất phải phân loại CTR ngay từ nguồn thải như Thơng tư 12/2011/TT-BTNMT. Theo đó, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhằm thu hồi về mặt kinh tế đồng thời giảm thiểu chi phí xử lý. Vì vậy việc phân loại CTR tại nguồn sẽ được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu:

- Thực hiện quy định luật pháp về phân loại tại nguồn: Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký quản lý chất thải nguy hại (chủ nguồn thải). Vì vậy các doanh nghiệp buộc phải phân loại CTR thành 2 loại chất thải nguy hại và khơng nguy hại, trong đó chất thải nguy hại được phân loại theo từng thành phần nguy hại theo danh mục trong Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong các KCN đã và đang hoạt động trong tỉnh Tuyên Quang chưa tiến hành đăng ký Sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Sự thu hồi về mặt kinh tế: đối với các chất thải không nguy hại, được phân phân thành 2 loại: chất thải có thể tái chế và chất thải không thể tái chế. Hiện nay, tỷ lệ chất thải có thể tái chế tại các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR không nguy hại. Điều này cho thấy khả năng phân loại tại nguồn đối với chất thải khơng nguy hại có thể đạt trên 80% trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020. Tỷ lệ 20% chất thải

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 96

còn lại chưa được phân loại tại nguồn sẽ được đưa đi xử lý tập trung. Những năm tiếp theo khả năng phân loại sẽ tăng lên tùy thuộc vào trình độ cơng nghệ tái chế.

- Trình độ và khả năng tái chế chất thải: hiện nay việc tái chế chất thải do các đơn vị tư nhân đảm nhận, với những lợi ích cho việc tái chế chất thải mang lại thì các chất thải có thể tái chế sau khi được phân loại sẽ được thu gom và tái chế triệt để. Vì vậy khả năng thực hiện phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn công nghiệp sẽ cao do nhu cầu nguyên liệu lớn đa dạng từ các cơ sở tái chế chất thải.

- Trong tương lai, nếu các công nghệ tái chế chất thải hiện đại được áp dụng rộng rãi với quy mơ lớn tại các khu xử lý CTR, khi đó nhu cầu nguyên liệu cho dây chuyền tái chế chất thải gia tăng sẽ là động cơ thúc đẩy việc thực hiện phân loại CTR công nghiệp tại nguồn.

2.3.2.1.2. Đề xuất phương thức phân loại chất thải rắn công nghiệp

Mức độ phân loại CTR phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của chất thải rắn cơng nghiệp và phương pháp xử lý chất thải rắn. Trên cơ sở dự báo thành phần chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang được phân loại thành những loại sau:

- Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng: những chất thải có thể được tái chế để thành nguyên liệu cần thiết cho các quá trình sản xuất khác nhau như kim loại, thủy tinh, giấy, nilong, nhựa,... hoặc những chất thải rắn thải ra tại cơng đoạn cuối của quy trình sản xuất có thể được quay vịng lại làm nguyên liệu đầu vào ở công đoạn đầu như phế phẩm.

- Chất thải rắn không thể tái chế: là những chất thải rắn khơng sử dụng vào được mục đích khác, phải bỏ đi.

- Chất thải rắn nguy hại: là những CTR có quy chế quản lý riêng, cần được thu gom riêng biệt theo quy định của Nhà nước.

Việc phân loại CTR công nghiệp tại nguồn ở tỉnh Tuyên Quang phải được kết hợp đồng thời hai phương thức phân loại tại hai vị trí nhằm tận dụng tối đa lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng ở đây:

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)