Các hình thức xã hội hóa

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 157 - 158)

- Xử lý, tái chế tại nguồn:

b. Các hình thức xã hội hóa

Ký hợp đồng (theo thời hạn, loại công việc, đối tượng và phạm vi phục vụ) là hình thức thích hợp nhất của tư nhân hóa đối với việc quét dọn, thu gom, vận chuyển CTR đường phố và nơi công cộng, khu dân cư và các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy)

Các cá nhân hoặc đơn vị ký hợp đồng nhận cung cấp dịch vụ quản lý CTR dựa trên những điều kiện và điều khoản được hai bên chấp nhận theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu với công ty môi trường đô thị (hoặc đơn vị chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về CTR ở cấp đơ thị đó). Nếu khơng thực hiện tốt sẽ bị chấm dứt hợp đồng, bị đền bù (nếu vi phạm hợp đồng).

Các hợp đồng cho dịch vụ này phải được trao tách biệt (từng phần hoặc tồn phần dịch vụ) cho các cơng ty hay các nhà thầu sau quá trình xét thầu (chỉ ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu).

Khối tư nhân thực hiện hợp đồng quản lý CTR bao gồm các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân (công ty TNHH, cơng ty cổ phần...)

Trong từng giai đoạn, có thể tồn tại cả hai hình thức (khối tư nhân và khối Nhà nước) với tỷ lệ khác nhau, phần việc khác nhau, cùng thực hiện việc quản lý CTR. Dần dần, tiến tới tư nhân hóa ở mức cao hơn.

3.3.1.3. Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức cộng đồng

Giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ và nhân dân về lợi ích của xử lý CTR liên đô thị, các yêu cầu về bảo vệ môi trường của bãi chôn lấp hợp vệ sinh... nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương đối với quan điểm xử lý CTR khơng khép giới trong địa giới hành chính.

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 158

Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải tại UBND thành phố, các huyện, thị xã, thị trấn và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lữu trữ và xử lý chất thải.

Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...)

Đưa giáo dục môi trường vào trường học; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ...)

Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thơng qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

3.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)