- Xử lý, tái chế tại nguồn:
b. Phương pháp cân bằng vật chất
Phương pháp này dựa vào nguyên lý cân bằng vật chất. Một cân bằng khối lượng được xác định bằng số lượng của chất đi vào và ra của một thiết bị tồn bộ, quy trình, hoặc phần của thiết bị. Phát thải có thể được tính như sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra của từng chất được liệt kê. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính tốn thải
Học viên: Ngơ Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 138
lượng của nước thải và chất thải rắn. Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao, nhưng có nhược điểm là việc xác định tổn thất trong quá trình sản xuất là không dễ. c. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải
Đây là phương pháp dựa trên lượng phát thải trung bình đo được từ quá trình tương tự và các cơ sở. Hệ số phát thải (HSPT) được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m2 hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn, m, m2, m3, cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng cho các tính tốn, dự báo mở rộng, Yếu tố thời gian đơi khi cũng được đưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụng như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính tốn, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính tốn thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi.
Trong quá trình học hỏi nghiên cứu nhiều phương pháp tính và trong điều kiện thực tế của địa phương thì tác giả lựa chọn phương pháp tính dựa trên hệ số phát thải. Bởi vì những ưu điểm của phương pháp này mang lại như sau:
- Phương pháp được ứng dụng rộng và có cơ sở pháp lý cao. - Các số liệu được thu thập dễ dàng, có tính khoa học.
- Kết quả sau khi tính tốn sai số trong phạm vi chấp nhận được ( dưới 10% ). - Tính được phần lớn các nguồn gây ơ nhiễm quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường chất thải rắn trong phạm vi toàn tỉnh.
3.2.6. Kết quả dự báo về tình hình rác thải và chất thải rắn của tỉnh Tuyên Quang
3.2.6.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ vào định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, dân số và tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo từng giai đoạn. Ước tính khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh và khối lượng CTR thu gom đến năm 2020 như sau:
Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 139
a.. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị
Dự báo đến năm 2020, tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát sinh khoảng: 270 tấn/ngày, trong đó TP. Tuyên Quang phát sinh 129 tấn/ngày (chiếm 48% tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị); CTR đô thị phát sinh tại 02 đô thị: TX. Na Hang và Sơn Dương chiếm khoảng 66 tấn/ngày (chiếm 24% tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh); CTR sinh hoạt đô thị tại các huyện khác phát sinh khoảng 16-18 tấn/ngày; Riêng CTR sinh hoạt TT. Đà Vị, trung tâm hành chính, huyện Na Hang mới (sau khi tách TX. Na Hang), phát sinh thấp nhất 8 tấn/ngày (chiếm 3% tổng khối lượng CTR sinh hoạt đơ thị tồn tỉnh).