Xuất các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

- Áp dụng thí điểm phân loại CTR tại một số khố

b. xuất các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

Theo dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thu gom đến năm 2020 là 515 tấn/ngày (bao gồm 244 tấn/ngày CTR đô thị và 271 tấn/ngày CTR nơng thơn) trong đó CTR có khả năng tái chế, giảm thiểu chiếm 80% thành phần chất thải. Cụ thể:

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 49

- CTR hữu cơ là 309 tấn/ngày (chiếm 60% thành phần chất thải).

- CTR có khả năng tái chế là 103 tấn/ngày (chiếm 20% thành phần chất thải).

Do vậy để giảm thiểu lượng CTR cần chơn lấp cần phải có các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt phải phù hợp với địa phương và nhận thức của người dân. Các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng có thể được áp dụng cho tỉnh Tuyên Quang như sau:

* Đối với cộng đồng

- Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tái sử dụng và giảm thiểu chất thải như sử dụng túi đi chợ nhiều lần thay thế cho cho việc dùng túi nilon 1 lần tại các chợ, siêu thị, hệ thống bán lẻ.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

* Đối với công tác quản lý chất thải rắn

- Đề xuất các mơ hình phân loại rác tại nguồn ở các hộ gia đình. Trước mắt nên thực hiện thí điểm tại các khu đơ thị của tỉnh là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như ý thức của người dân cao hơn các khu vực nông thôn.

- Đối với khu vực nông thôn giới thiệu công nghệ chế biến phân hữu cơ có thể áp dụng tại hộ gia đình vừa tạo ra năng lượng, góp phần cải tạo đất, giảm thiếu khối lượng CTR hữu cơ...

- Từng bước đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong việc thu gom, xử lý CTR.

- Đẩy nhanh xây dựng nhà máy tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 50

2.3.1.3. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

2.3.1.3.1. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Tuỳ theo đặc điểm của mỗi đô thị và mỗi vùng nông thơn mà phương thức thu gom vận chuyển CTR có sự khác nhau. Phương thức thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt cho tỉnh Tuyên Quang như sau:

Phương thức 1: Thu gom vận chuyển cho thành phố Tuyên Quang

CTR sinh hoạt sau khi được phân loại, công nhân môi trường sẽ thu gom bằng xe rác đẩy tay, xe chuyên dụng (loại xe 0,4-0,6 m3) sau đó được vận chuyển đến các trạm trung chuyển/tập kết tại các phường, Đơn vị chuyên trách thu gom vận chuyển (Xe ép rác loại 3,5- 7,5 tấn) đến khu phân loại tập trung tại KXL Nhữ Khê, sau khi được phân loại sẽ chuyển đến nhà máy chế biến phân hữu cơ, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, cơ sở tại chế… của KXL Nhữ Khê.

Hình 2.2. Thu gom, vận chuyển CTR tại thành phố Tuyên Quang

Khu vực nông thơn các xã phía Nam huyện n Sơn thu gom về KXL Nhữ Khê, mỗi xã cần xây dựng trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, đội VSMT của xã sẽ thu gom CTR sinh hoạt các thôn bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom đến KX tập trung CTR đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Phương thức 2: Thu gom, vận chuyển CTR các đô thị và các xã nông thôn phụ cận

Khu vực nội thị các thị trấn, thị xã: được đội vệ sinh môi trường thu gom bằng xe đẩy

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 51

đến điểm tập kết của thị trấn, thị xã, sử dụng xe chuyên dụng (loại 3,5-5 tấn) vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý.

Khu vực nông thôn các xã phụ cận: Mỗi xã cần xây dựng trạm trung chuyển CTR sinh

hoạt, đội VSMT của xã sẽ thu gom CTR sinh hoạt các thôn bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom đến KX tập trung CTR đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Hình 2.3. Thu gom, vận chuyển CTR tại các đô thị

Phương thức 3: Thu gom, vận chuyển theo cụm xã nông thôn

Phương thức này áp dụng đối với các xã xa trung tâm thị trấn, địa hình vùng núi, thu gom vận chuyển khó khăn. CTR sinh hoạt khu vực nơng thơn các xã được thu gom bằng xe đẩy tay khu vực trung tâm hoặc xe chuyên dụng loại 1,5 tấn (thu gom tại các thơn, xóm), vận chuyển đến điểm tập kết CTR tại mỗi xã, sau đó được xe vận chuyển CTR của đội VSMT mỗi xã vận chuyển tới bãi chơn lấp hợp vệ sinh theo cụm xã.

Hình 2.4. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt theo cụm xã nông thôn Phương thức 4: Các điểm dân cư nông thôn phân tán

Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 52

Áp dụng cho khu vực dân cư có diện tích đất ở rộng, có địa hình đi lại khó khăn, xa các trung tâm xử lý tập trung của huyện. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh nhỏ, các hộ gia đình sẽ tự thu gom và xử lý CTR sinh hoạt.

Phương thức thu gom: CTR sinh hoạt được các hộ dân tự phân loại (tái chế/tái sử dụng) và xử lý ngay tại các hộ gia đình.

2.3.1.3.2. Phương thức trung chuyển CTR sinh hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)