- Xử lý, tái chế tại nguồn:
2.4.1.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và chất thải rắn của tỉnh Tuyên Quang
Qua phân tích và khảo sát đánh giá tình hình thực tế cho thấy tỉnh Tuyên Quang chỉ một số ít bãi rác được đầu tư cơng nghệ chơn lấp hoặc phun khử bằng hóa chất, cịn lại đều là các bãi rác tự phát, chưa được đầu tư, xử lý đúng quy trình. Nguyên nhân một phần do nhận thức về việc bảo vệ mơi trường của phần lớn người dân cịn hạn chế, một phần do các địa phương chưa quy hoạch được một bãi rác tập trung với đầy đủ công nghệ chôn lấp, xử lý.
Tơc độ phát triển cùng với đó là tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao đã khiên cho khối lượng rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng khơng ngừng tăng liên tục từ 8- 10%/năm, công tác phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt cịn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng rác thải nông thôn đã được nhiều địa phương trong tỉnh tìm hướng giải quyết nhưng khơng phải dễ. Khơng chỉ ở các xã ở vùng ven thành phố mới có nhiều rác, nhiều xã vùng sâu, xa của Yên Sơn như: Hùng Lợi, Trung Minh hay khắp vùng nông thơn huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Hàm Yên, Sơn Dương, nhất là tại các khu chợ đều có nhiều rác thải vô cơ, không tự tiêu hủy được. Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Môi trường và Quản lý đơ thị đã có mạng lưới thu gom, xử lý rác thải ở các huyện, thành phố nhưng ngoài thành phố Tuyên Quang, các huyện còn lại mới chỉ tổ chức thu gom rác thải tại khu vực thị trấn.
Các bãi rác tập trung trên địa bàn tỉnh hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn cả về địa thế cũng như điều kiện xử lý. Theo phản ánh của các hộ dân thôn 4 Minh Phú, xã Yên Phú (Hàm Yên), khoảng 6-7 năm trở lại đây, khu vực đổ rác của thị trấn Tân Yên thuộc địa phận thôn 4 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người dân trong thôn. Bãi đổ rác nằm trên đồi, cạnh đường vào thôn 4 Minh Phú. Dưới khu đồi ấy là cuộc sống của hơn 80 hộ gia đình của thơn 4 Minh Phú. Hàng ngày, họ vẫn phải đi trên con đường này để ra Quốc lộ 2 và xuống thị trấn Tân Yên. Những người dân sống ở đây cho biết, từ những năm 2000, rác thải của toàn bộ thị trấn Tân Yên được đem tập kết tại khu vực này. Đến nay, rác đã đổ tràn ra cả rìa đường.
Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 116
Hiện nay mỗi ngày lượng rác thải thu gom tại khu vực thị trấn Tân Yên lên đến 9,4 tấn đều được đổ tập trung tại bãi rác này. Do kinh phí cịn hạn hẹp, nên việc chôn lấp rác cịn khá hạn chế. Cũng theo ơng Minh, bãi đổ rác này được đánh giá là một trong những bãi tập kết rác đạt chuẩn so với tồn tỉnh cả về địa thế và cơng nghệ xử lý. Tuy nhiên, theo lộ trình quy hoạch thì bãi rác này vẫn phải di chuyển đến nơi đảm bảo an toàn hơn, với điều kiện đầu tiên là cách khu dân cư 5 km.
Hệ thống thu gom và vận chuyển rác chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng cả về khối lượng, thành phần rác, công tác thu gom rác chỉ mới tập trung ở khu vực trung tâm, nội thị và các đường phố lớn, các đường hẻm nhỏ, ven biển, vùng sâu vùng xa…rác vẫn chưa được thu gom triệt để. Lượng CTR khơng được thu gom cịn tồn đọng ở nhiều nơi : đường phố, ven sông, biển, cống rãnh, đồng ruộng… nên khả năng gây ô nhiễm cao. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại cao nhưng phương tiện bảo hộ an tồn chưa thực sự tốt.
Q trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới. Công tác thu gom, tái chế và xử lý CTR vẫn còn nhiều bất cập, chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn, chưa tiến hành công tác phân loại, tái chế chất thải tại nguồn. Cho đến nay vẫn chưa thực hiện được việc quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi rác để đánh giá mức độ ô nhiễm của các bãi rác đến các thành phần môi trường : đất, nước, khơng khí…
Với tốc độ phát triển ngày càng tăng của các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang, các bãi rác hiện tại khó có thể đáp ứng được khả năng chứa rác cũng như đáp ứng về tiêu chuẩn môi trường các bãi rác. Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững, cần thiết phải có một kế hoạch tổng thể về quản lý CTR phù hợp cho từng vùng, từng giai đoạn.Cần thiết phải đầu tư các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cũng như áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, thu gom rác cũng như đầu tư về mặt nhân lực, trang thiết bị, tái chế chất thải phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững.
2.4.1.2. Đánh giá về môi trường pháp lý
Học viên: Ngô Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 117
Nói một cách khach qua thì các cấp lãnh đạo ở huyện Chiêm hóa nói riêng và các huyện khác thuộc tỉnh Tuyên Quang nói chung rất linh hoạt trong khâu xử lý, trong khi chờ UBND tỉnh ban hành bộ luật riêng các cấp lãnh đạo đã xử dụng bộ luật môi trường chung cho cả nước để điều hành quản lý hệ thống rác ở đây.
b. Nhược điểm :
Thứ nhất là do áp dụng bộ luật chung của cả nước nên có nhiều điểm khơng phù hợp với tình hình kinh tế_xã hội_văn hóa địa phương. Ngồi ra việc vận dụng luật vaò các ban ngành lại khơng giống nhau nên thiếu tính đồng bộ trong khâu xử lý, hệ thống quản lý rác không rõ ràng, cịn mang tính chung chung.
Thứ hài là do tầm nhận thức của người dân còn thấp, tầm nhận thức về luật chưa cao và thường có xu hướng khơng thích tìm hiểu về luật pháp. Về phía các cơ quan lãnh đạo thì khơng có chủ trương cho người dân tiếp cận với luật pháp, khi một chủ trương nghị định hay quyết định ban ra thì được chuyển cho các cơ quan ban ngành có liên quan, sau đó các cơ quan này sẽ phổ biến cho nhân viên của mình cịn đến được người dân thì phải chờ một thời gian sau nữa. Do đó việc ban luật và việc người dân tiếp cận với luật đó là một khoảng cách rất xa.
Khi luật đã có thì lại thiếu bộ phận điều hành thanh tra vì luật mang tính chung cho toàn ngành nên việc thanh tra quản lý cũng tồn ngành, bên này thanh tra quản lý thì sợ đụng bên kia, hay sẽ khơng có cơ quan nào chịu làm cơng tác đó vì khơng được giao trách nhiệm rõ ràng. Đôi lúc cũng lập ra bộ phận riêng chun trách cơng việc đó nhưng lực lượng lại quá mỏng không thể đảm nhận hêt công việc họ làm.
2.4.1.3.Cơ cấu tổ chức
a. Ưu điểm :
Hệ thống quản lý rác được tổ chức trực tuyến và chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến xử lý, đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Tuyên Quang nên tránh được sự chồng chéo công việc giữa các ban ngành.Việc tổ chức bộ máy quản lý từ thành phố xuống đơn vị thi công tương đối gọn nhẹ, giúp cho việc điều hành, phổ biến các đìêu luật được nhanh chóng.
Học viên: Ngơ Quốc Huy Lớp: CTHN1405 Mã số: 1405350 118
Cách tổ chức của đơn vị cấp dưới chặt chẽ, phân chia làm những bộ phận chuyên biệt với mỗi lĩnh vực hoạt động phù hợp của mình nên việc điều hành cũng như hoạt động của mỗi bộ phận diễn ra đúng với lịch trình đã được quy định giảm được thời gian và nhân lực.
Bên cạnh bộ phận hành chính lại có bộ phân cơng đồn chun trách về đời sống kinh tế_xã hội cho cơng nhân, vì thế đời sống cơng nhân ở đây được đảm bảo ổn định nên khơng sao lãng trách nhiệm của mình.
Việc thực hiện các hoạt động rất đúng thời gian, bên cạnh đó do giữa các cơng nhân có sự kiểm sốt lẫn nhau và thường xun có sự kiểm tra của ban thanh tra cơng ty nên tinh thần làm việc của công nhân rất nghiêm chỉnh.
b. Nhược điểm :
Do có ít đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác nên không đủ khả năng hoạt động trong phạm vi lớn, các khu vực ngoại thành hầu như bị bỏ ngõ trong khi đó lựơng rác từ các phường xã vùng xâu không phải là nhỏ sẽ được người dân đổ xuống sông, kênh rạch, biển và những nơi công cộng làm ảnh hưởng đến môi trường chung. Cho nên việc quản lý không thể tổ chức cơ cấu thu gom cục bộ mà phải tổ chức một cách linh hoạt, phải có nhiều hình thức thu gom bất kể là khu vực nào cũng phải được thu gom hợp lý.
Ngoài ra cần phải tổ chức các hệ thống thu gom rác ở các cấp cơ sở tại phường xã, nên để cho phường xã tự quản lý rác ở khu vực mình vì trong tương lai lượng rác phát sinh càng nhiều, do đó cơ cấu tổ chức trực tuyến ở cấp thành phố sẽ gánh quá nhiều việc, dễ dẫn đến hồn thành khơng tốt nhiệm vụ.