GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY PHẢI GẮN VỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa Lý luận chính trị 2022 - PHẦN II (Bản In 19-4-2022) (Trang 106 - 113)

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

ThS. Phạm Văn Hiển

Trường Đại học Thủy Lợi Email: phamvanhien@tlu.edu.vn

Tóm tắt: Giảng dạy lý luận chính trị cung cấp các tri thức về chủ nghĩa Mác-

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó góp phần quan trọng trong việc hình thành thế giới quan đúng đắn, phương pháp luận khoa học của sinh viên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, việc kết nối, giao lưu giữ các quốc gia, khu vực tạo điều kiện cho sự tiếp thu những giá trị tri thức nhân loại. Bên cạnh những giá trị, những hiện tượng phản giá trị cũng đang được truyền bá trên khơng gian mạng có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh viên. Để góp phần khắc phục tình trạng đó, các giảng viên lý luận chính trị cần lồng ghép giáo dục giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình giảng dạy là giải pháp cần thiết.

Từ khóa: giảng dạy, lý luận chính trị, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Nền tảng tư tưởng này

được chắt lọc, kế thừa và phát triển dần trở thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tức là mang những nét đặc trưng, riêng biệt, đại diện cho văn hóa dân tộc. Chúng ta cũng hiểu văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau trong q trình sống. Cơng tác giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và các trường Đại học khối kỹ thuật nói chung là truyền đạt và lý giải tới sinh viên “nền tảng tư tưởng” đó.

Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII và nhìn lại 35 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận định: Giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ. Để tồn tại hiện trạng đó, cơng tác giảng dạy lý luận ở các trường đại học và mỗi giảng viên tham gia giảng dạy ở lĩnh vực này cũng có những trách nhiệm nhất định.

Như chúng ta đã biết, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội phát triển được không chỉ do những yếu tố bản thân nó mà cịn do yếu tố văn hố, tinh thần tác động. Do vậy, giảng dạy lý luận nay phải gắn với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam là yêu cầu bức thiết đặt ra.

Thực hiện bài viết, tác giả chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có sự kết hợp với với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp...

2. NỘI DUNG

Giáo dục lý luận chính trị là một phần quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vào sự thành công của công cuộc đổi mới ngày nay. Giáo dục chính trị giữ vai trị quan trọng trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như bảo vệ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thơng qua giáo dục chính trị để xây dựng niềm tin của nhân dân về lý tưởng xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Giảng dạy lý luận chính trị chiếm một tỷ lệ kiến thức nhất định trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng nói chung và chương trình đào tạo ở các trường đại học khối kỹ thuật nói riêng. Nội dung các mơn học lý luận có sự thống nhất, thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Giảng dạy lý luận chính trị có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên cho sinh viên.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của giảng dạy lý luận chính trị, trong những năm qua Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng với điều kiện mới hiện nay. Thơng qua q trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, công tác giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học nói chung, các trường đại học khối kỹ thuật nói riêng bước đầu đã có những biến đổi tích cực.

Mặc dù đã có sự cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy các mơn lý luận, song nhìn chung nội dung các mơn học này vẫn chú trọng chủ yếu cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng học thuyết này vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Do vậy, để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khơi dậy khát vọng, vượt qua nhưng khó khăn thách thức để vươn lên trong thực tiễn đòi hỏi cần phải trang bị thêm cho họ một nền tảng văn hóa nhất định, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay. Nền tảng văn hóa ấy chính là những giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Khi nói tới các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là chúng ta đề cập tới những giá trị tốt đẹp, những yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển, nó tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc ta. Đó là sự kết tinh của tồn bộ tinh hoa văn hóa, được hun đúc lên trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Giá trị văn hóa truyền thống được tập trung ở bản sắc văn hóa dân tộc. Nó là những yếu tố mang tính bền vững, cốt lõi vừa có tính bất biến, vừa có tính biến đổi, tự bổ sung, chuyển hóa để phù hợp với tính chất của thời đại và ngày càng phong phú hơn. Giá trị văn hóa truyền thống là cơ sở vững chắc trong sự vận động, phát triển của xã hội ở mỗi cộng đồng dân tộc.

Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam phong phú và đa dạng. Việc kế thừa và phát huy các giá trị này là khơi dậy, củng cố và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc. Thơng qua đó, làm cho các thế hệ nối tiếp tiếp tục bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc, phát huy sức mạnh tinh thần dân tộc, văn hố dân tộc vào cơng cuộc phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Do đó, trong q trình giảng dạy, giảng viên cần khéo léo lồng ghép, trình bày vào bài giảng những giá trị điển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam sau:

Một là: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam

khơng phải tự nhiên mà có, giá trị ấy có được gắn liền với đặc thù hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam được hình thành từ cộng đồng của 54 dân tộc anh em. Mỗi cộng đồng dân tộc có điều kiện sống riêng, có đặc điểm văn hố khác nhau nhưng đều có chung là yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị điển hình của bản sắc văn hố Việt Nam. Nó là giá trị văn hố truyền thống xun suốt lịch sử dân tộc và hun đúc tinh thần, khí phách của con người Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ nhưng trong quá trình tồn tại, chúng ta đã phải chống lại đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Yêu nước được coi là giá trị hàng đầu của người Việt Nam qua mọi thời đại, nó trở thành cái chung trong mỗi con người, trở thành thước đo phẩm giá của người Việt Nam.

Chính yêu nước đã tạo ra chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Người Việt Nam có bản tính là u chuộng hồ bình, có lối sống thân thiện, tôn trọng tự do nhưng khi đất nước bị đe doạ bởi các thế lực ngoại xâm thì mọi người sẵn sàng giết giặc. Họ sẵn sàng “quyết

tử vì tổ quyết quyết sinh”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ”. Và khi giặc đến nhà thì: “Hễ là người Việt Nam ai cũng phải tham gia giết giặc cứu nước”.

Yêu nước là một tình cảm đã được ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam, không bao giờ nguôi, không bao giờ quên, không bao giờ mờ nhạt, không bao giờ mất. Lịch sử phát triển của dân tộc ta đã chứng minh cho sức sống mãnh liệt của giá trị chủ nghĩa yêu nước trong con người Việt Nam. Dân tộc ta đã từng bị đế quốc ngoại lai xâm chiếm, đô

tấn dã man của kẻ thù cũng khơng thể khuất phục được ý chí bất khuất, kiên cường chống lại kẻ thù của các chiến sỹ cách mạng, thậm chí nhiều người sẵn sàng chết vì tổ quốc vì họ hiểu và tin rằng sự ngã xuống của họ để Tổ quốc tồn tại.

Đối với sinh viên, tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay được biểu hiện là sự vững tin vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, nhận diện và chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc bản chất của chế độ ta. Đồng thời, nó cịn được biểu hiện là ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên vươn lên trong học tập để tiếp thu tri thức làm chủ công nghệ mới để sau này phục vụ xã hội, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân góp phần chống đói nghèo, chống lạc hậu để đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Để được “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muốn. Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ và văn minh”, đất nước thốt khỏi tình trạng một nước có thu nhập trung bình,

“trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Hai là: tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn. Tinh thần cần

cù, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn là một đức tính quan trọng của người Việt, trở thành một giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam. Có thể nói, về bản chất của con người ln có tính cần cù, chịu đựng gian khó, nó khơng chỉ tồn tại duy nhất ở người Việt. Nó là một đặc tính cố hữu của con người. Bởi lẽ, ngay từ khi xuất hiện loài người, các yếu tố đầu tiên của lao động ln chứa đựng trong nó đặc tính cần cù và chịu đựng gian khó. Chỉ thơng qua cần cù và chịu đựng gian khó con người mới cải biến được thế giới khách quan, tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên, để các đặc tính ấy trở thành giá trị của văn hóa của mỗi dân tộc lại là vấn đề khác, điều đó cần mơi trường xã hội và sự quy định của hệ tư tưởng, tính cách văn hóa.

Đối với dân tộc Việt Nam, ngay từ khi mới hình thành với điều kiện sống chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp. Trong điều kiện sản xuất đó địi hỏi con người phải chịu đựng gian khó và cùng với cơng cụ lao động ban đầu còn giản đơn nên lao động với sức lực bỏ ra lớn. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên dân tộc ta “nửa năm tát nước ra

sông, nửa năm vắt đất thay trời làm mưa”. Bên cạnh đó, để tồn tại dân tộc ta cũng phải

liên miên thực hiện các cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng trước nạn ngoại xâm. Do vậy, những đức tính cần cù, chịu đựng gian khó, khắc phục khó khăn đã dần trở thành một tính cách, một giá trị quan trọng của đời sống dân tộc Việt Nam. Cùng với tinh thần yêu nước, người Việt lao động sản xuất và chiến đấu bằng tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ. Đức tính đó trở thành tính cách của văn hóa, trở thành giá trị của văn hóa Việt Nam.

Ba là: tinh thần đồn kết, nhân ái, đây cũng là một yếu tố tạo ra giá trị của văn hóa

truyền thống Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia không lớn thuộc khu vực Đơng Nam châu Á, khí hậu cơ bản của nước ta là nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tương đối cao trong

năm, phân chia không đồng đều, cùng với đó là địa hình phức tạp, nhiều sơng. Từ đặc điểm địa lý và khí hậu như trên, cư dân Việt Nam thường xuyên chịu sự tác động, tàn phá của thiên tai. Để tồn tại đòi hỏi cư dân Việt Nam phải đoàn kết một lẽ tự nhiên để tạo ra sức mạnh chống lại sự tác động của thiên nhiên.

Bên cạnh đó, Việt Nam ln bị sự nhịm ngó của các thế lực ngoại bang. Sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta gắn liền với công cuộc chống ngoại xâm. Để chống lại ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại dân tộc buộc các cộng đồng sống trên lãnh thổ Việt phải quy tụ, đồn kết lại để tạo ra sức mạnh. Chính lịch sử của chiến tranh chống ngoại xâm là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính cộng đồng của người Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, khi dân tộc có sự đồn kết nó sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để chiến thắng bất cứ kẻ thù nào dù chúng có sức mạnh hơn ta nhiều lần.

Chính từ những điều kiện trên mà địi hỏi con người Việt Nam khơng thể tách rời nhau, phải liên kết tạo thành cộng đồng thống nhất. Nếu sống biệt lập con người Việt Nam khơng thể tồn tại. Sự duy trì mối liên kết cộng đồng cũng là duy trì sự tồn tại của bản thân mỗi cá nhân. Chính vì thế đã tạo ra một lối sống của người Việt là thân thiện, gần gũi, sống có lịng nhân ái, vị tha, quan hệ hòa đồng với mọi người, tạo ra một phương thức chỉ đạo cuộc sống hàng ngày là “tắt lửa tối đèn có nhau”, là “một con ngựa đau cả

tàu bỏ cỏ”.

Bốn là: tinh thần trọng đạo lý, tình nghĩa, lạc quan. Đạo lý của con người Việt

Nam khắc sâu là lòng biết ơn. Những sắc thái biểu hiện đạo lý của người Việt Nam đã được biểu hiện thông qua tục ngữ, ca dao như "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ

trồng cây" hay "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"…

Dân tộc Việt Nam có truyền thống trọng đạo lý, lấy nhân nghĩa, trung hiếu làm hành vi ứng xử của mình. Tinh thần u nước, lịng dũng cảm, gan dạ, thủy chung cùng với trí tuệ thơng minh đã đưa Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thách thức, có thời kỳ đã là biểu tượng của nhân loại về tinh thần anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Lạc quan là một giá trị văn hóa Việt Nam. Lịch sử đã cho thấy, trong cơng cuộc đấu tranh trước ngoại xâm để giành độc lập và bảo vệ nền độc lập ấy. Thời kỳ ngàn năm bắc thuộc, rất nhiều các cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và bị dập tắt, nhiều người đứng lên đấu tranh đã bị đàn áp, song các thế hệ người Việt vẫn không ngừng đứng lên đánh đuổi quân thù, đó là nhờ vào tinh thần lạc quan. Nhờ có tinh thần đó cuối cùng người Việt đã chiến thắng và giành được độc lập, xây dựng quốc gia độc lập, khơng bị sự đồng hóa của phương Bắc, mặc dù kẻ thù ra sức thực hiện. Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, thế kỷ XX đã chứng kiến tinh thần lạc quan của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập trước các đế quốc như Pháp, Nhật, Mỹ. Nếu khơng có tinh thần lạc quan, chúng ta không

Trong sự phát triển của thế giới ngày nay, chúng ta chưa được coi là một quốc gia

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa Lý luận chính trị 2022 - PHẦN II (Bản In 19-4-2022) (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)