các tỉnh biên giới của Trung Quốc đưa nông - lâm - thổ sản đổi lấy hàng hóa tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đây chính là cơ sơ để sau này Việt Nam tiếp tục xúc tiến các hoạt động thương mại với các nước tiên tiến trên thế giới.
Trả lời phỏng vấn của cố vấn biên tập Nhật báo Axahi Simbun, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tơi đã cố gắng duy trì những quan hệ bn bán giữa Việt Nam với một số công ty Nhật Bản… Chúng tơi cần nhiều… hàng hóa của các nước trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản. Và chúng tơi có thể cung cấp cho những nước ấy lương thực, cây cơng nghiệp và khống sản…”35.
Những quan điểm này cho thấy Hồ Chí Minh có tầm nhìn chiến lược về hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế về kinh tế nói riêng. Những quan điểm đó đã trở thành định hướng cơ bản cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng chiến lược ngoại giao của mình khơng chỉ trong giai đoạn cách mạng trước đây mà cả trong giai đoạn hiện tại.
2.1.2. Đối tác mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải có sự nhìn nhận khoa học về đối tác mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế trong xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà.
Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơng bố những quan điểm lớn của Chính phủ ta về ngoại giao. Nguyên tắc chung được nêu lên là kiên trì ngoại giao với tất cả các nước trên cơ sở của sự bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Người đã nhiều lần khẳng định: “Nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với ai, và một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bạn bè”36. Như vậy, trong hợp tác kinh tế quốc tế, chủ trương của Hồ Chí Minh và Chính phủ ta là đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các đối tác. Tuy nhiên, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời tùy thuộc vào mối quan hệ chính trị, địa lý, lịch sử… Hồ Chí Minh đã có những quan điểm chỉ đạo khác nhau đối với từng đối tác cụ thể.
Đối tác thứ 1: Các nước xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em là mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện. Người xem việc củng cố đồn kết nhất trí trong phe và tăng cường sức mạnh vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết định để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, thúc đẩy sự tiến bộ và củng cố độc lập dân tộc của các nước vừa thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Trong thời kỳ thực hiện hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam- Bắc (miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), chúng ta đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình